K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ khó.

Câu 2: Phân tích từng câu tục ngữ:

Nghĩa của câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm được thể hiệnTH ứng dụng câu tục ngữ:

1 Con người quý hơn tiền bạc Đề cao giá trị của con người Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm tới quyền con người.
2 Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi...
3 Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Giữ mình, tránh xa cám dỗ như: nghiện hút, trò chơi điện tử, đua đòi ăn diện bỏ bê học hành...
4 Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khéo léo đúng mực trong nói năng, giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Đề cao vị thế của người thầy.

Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, thành công.

Tôn trọng và biết ơn thầy bằng những việc làm cụ thể.

6 Học thầy không bằng học bạn. Đề cao việc học bạn.

Học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

Tự học để nâng cao hiểu biết

7 Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn. Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoan nạn.
8 Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. Nói về phong trào đền ơn đáp nghĩa. Nhận xét khi thấy một việc làm tốt thể hiện lòng biết ơn.
9 Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.

Câu 3:

Hai câu tục ngữ 5, 6 nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

+ Không thầy đố mày làm nên.

+ Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài. CHúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Một số cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau:

Cặp 1:

- Máu chảy ruột mềm.

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Cặp 2:

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn

- Không đi không biết xứ đông

Đi thì khốn khổ thân ông thế này.

Câu 4: Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

- Diễn đạt bằng so sánh: Các câu có sử dụng biện pháp so sánh: 1, 6, 7.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.

+ Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh.

+ Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy).

+ Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: 8, 9

+ Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành...

+ Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

+ Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung);sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

+ Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

+ Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp

9 tháng 1 2018
Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội Câu 1: Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu các câu tục ngữ và một số từ khó. Câu 2: Phân tích từng câu tục ngữ: Câu Nghĩa của câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm được thể hiện TH ứng dụng câu tục ngữ 1 Con người quý hơn tiền bạc Đề cao giá trị của con người Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm tới quyền con người. 2 Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi... 3 Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Giữ mình, tránh xa cám dỗ như: nghiện hút, trò chơi điện tử, đua đòi ăn diện bỏ bê học hành... 4 Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khéo léo đúng mực trong nói năng, giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè. 5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Đề cao vị thế của người thầy. Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, thành công. Tôn trọng và biết ơn thầy bằng những việc làm cụ thể. 6 Học thầy không bằng học bạn. Đề cao việc học bạn. Học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình. Tự học để nâng cao hiểu biết 7 Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn. Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoan nạn. 8 Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. Nói về phong trào đền ơn đáp nghĩa. Nhận xét khi thấy một việc làm tốt thể hiện lòng biết ơn. 9 Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân. Câu 3: Hai câu tục ngữ 5, 6 nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết: + Không thầy đố mày làm nên. + Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy, tìm bạn mà học thì con người mới có thể thành tài. CHúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn. Một số cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau: Cặp 1: - Máu chảy ruột mềm. - Bán anh em xa, mua láng giềng gần Cặp 2: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn - Không đi không biết xứ đông Đi thì khốn khổ thân ông thế này. Câu 4: Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ: - Diễn đạt bằng so sánh: Các câu có sử dụng biện pháp so sánh: 1, 6, 7. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. + Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. + Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). + Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng. - Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: 8, 9 + Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... + Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu. - Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: + Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người). + Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung);sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp. + Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. + Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3. Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp
14 tháng 11 2018

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’
III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

14 tháng 11 2018

Tham Khảo

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm” lại là một nhà thơ nữ tiêu biểu đại diện cho những người phụ nữ thời xưa. Những tác phẩm của bà thể hiện khá rõ nét về thân phận người phụ nữ thời xưa. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “ Bánh trôi nước” với những vần thơ tuy bộc bạc nhưng lại giản dị và chân thành đã khái quát được cuộc đời thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa đã một thời từng trải.

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Bánh trôi nước là loại bánh thường được làm vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm,người dân gọi đó là Tết Hàn thực. Đây là những nét đẹp cả về truyền thống và nét đẹp về ẩm thực của con người Việt Nam. Nhà thơ đã liên tưởng ví von thân phận người phụ nữ như hình dạng chiếc bánh trôi” vừa trắng lại vừa tròn” như muốn nhấn mạnh vẻ đẹp cao quý và tinh khôi của người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương không dùng những câu văn hoa liễu để miêu tả họ mà dùng những cụm từ hết sức giản dị nhưng lại chứa đựng những ẩn ý khiến cho lòng người phải rung động. Với việc điệp từ “ vừa” càng làm tăng giá trị của người phụ nữ như bao trùm cả ý bài thơ dù có ra sao thì người phụ nữ vẫn “ vừa “ cho lòng người. Cuộc đời người phụ nữ phong kiến xưa thường phải chịu những áp lực và tủi nhục bất hạnh. Họ phải chịu những chế độ phân biệt : trọng nam khinh nữ” hay “ tam tòng tứ đức” những chế độ quá bất công . Họ không được đi học ,không được biết chữ viết…tất cả đều nghiêng về phía những người đàn ông. Số phận lênh đênh “ Bảy nổi ba chìm” lúc lên lúc xuống như những chiếc bánh trôi kia lại càng cảm thương hơn cho những tâm hồn yếu đuối đó.

Họ phải sống một cuộc sống luôn phải lệ thuộc và luôn phải dựa vào quyết định của người khác thì làm sao họ được phát triển hết khả năng của mình trong cái thời đại đó. Số phận họ chịu quá nhiều thiệt thòi long đong lận đận với cuộc sống “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”,càng thấm đậm cái nhìn về những người phụ nữ, họ bị vùi dập họ bị đối xử không khác gì người nô lệ. Hình ảnh những cô gái những người phụ nữ được liên tưởng đến việc nặn bánh đủ để thấy cuộc đời họ bị chà đạp,bị xâm hại quá nhiều về đời tư. Họ không dám lên tiếng đấu tranh, không dám lên tiếng để bảo vệ công bằng cho mình. Cụm từ “ mặc” ở đây như nói về sự mặc cảm bất cần mà họ phải chấp nhận ,nó cũng như một lời than vãn bấy lâu mà chẳng có ai có thể đồng cảm được những số phận bấp bênh như họ. Sự bạo dạn của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài là một niềm động lực lớn đối với những người phụ nữ. Dường như bà cũng có chút gì đó đồng cảm thấu hiểu được những tâm tư nỗi lòng đó,cho nên bài đã sáng tác những câu thơ này một cách ngay thẳng đến vậy. Mặc dù bị chà đạp lên thân phận đến vậy thế nhưng họ vẫn luôn thủy chung,chăm lo và yêu thương gia đình của mình. Phẩm chất người phụ nữ “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” như khẳng định lại lần nữa dù phải sống trong bất kì hoàn cảnh nào, tủi nhục kia đến đâu chẳng nữa thì họ vẫn giữ được vẻ đẹp son sắc thủy chung không bao giờ thay đổi.

Bằng việc ví thân phận người phụ nữ như những chiếc “ bánh trôi” trôi nổi trên mặt nước trên cuộc dòng đời xô bồ của những khó khăn ,Hồ Xuân Hương đã khái quát được những số phận của người phụ nữ thời xưa. Họ đã phải chịu đựng những tủi nhục,những chà đạp của cuộc sống. Tuy như vậy nhưng vẫn phải đề cao phẩm chất thủy chung son sắc của họ. Bài thơ cũng là lời tâm tình ý nguyện của nhà thơ nói riêng và những người phụ nữ nói chung về một đất nước không còn có bạo lực,không còn sự phân biệt tồn tại nữa.

9 tháng 12 2021

Tham khảo:

Trên đường hành quân xa,

Dừng chân bên xóm nhỏ.

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục tác...tác, cục ta"

Nghe xao động nắng trưa,

Nghe bàn chân đỡ mỏi.

Nghe gọi về tuổi thơ.

Trong bài tiếng gà trưa của thi sĩ Xuân Quỳnh, tôi thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Nó được bắt đầu bằng những câu thơ bình dị, nhẹ nhàng, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi những cảm xúc của tuổi thơ chợt ùa về. Ở đây, điệp từ "nghe" mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ "nghe" lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Và cả những câu thấm đẫm linh hồn trẻ thơ của chiến sĩ hổi còn bé. Và, tuy tiếng gà đang là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vang vọng về được tận miền ký ức xa xôi, đánh thức những cảm xúc luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

13 tháng 1 2018

Về thiên nhiên con người:

1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

3.Ráng mỡ gà, có gà thì giữ

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

Về lao động sản xuất:

1.Tấc đất tấc vàng

2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

3. Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống

4. Nhất thì, nhì thục

13 tháng 1 2018

Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ

Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Có công mài sắt,có ngày nên kim

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề ,
Trông thời trông đất trông mây ,
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm ,
Trông cho chân cứng đá mềm ,
Trời yên biển lặng mới yên trong lòng .
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ,
Cái cày vốn nghiệp nông gia ,
Ta đây trâu đó không mà uổng công .
Mai sau lúa tốt đầy đồng ,
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

11 tháng 1 2019

Bn tham khảo này nha: Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội | Học trực tuyến

Học tốt :)

11 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu câu tục ngữ

Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Phân tích câu tục ngữ:

Câu Nghĩa câu tục ngữ Giá trị câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý giá hơn tiền bạc Đề cao giá trị con người Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2 Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3 Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4 Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5 Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6 Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7 Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình Đề cao cách ứng xử hòa ái. Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8 Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9 Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân

Câu 3 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)

So sánh:

- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội

- Khác:

+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

- Một số câu tục ngữ tương tự:

- Bán anh em xa mua láng giềng gần

- Xảy đàn tan nghé

- Máu chảy ruột mềm.

Câu 4 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Diễn đạt bằng cách so sánh:

+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người

Ý nghĩa - Nhận xét

- Học sinh nhận ra được ý nghĩa của những câu tục ngữ về con người và xã hội, đó là: tôn vinh giá trị con người, đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Từ đó, học sinh đúc kết cho mình những bài học đời sống thiết thực.

- Học sinh thấy được cách nói ví von, ẩn dụ giàu hình ảnh, hàm súc của những câu tục ngữ về con người và xã hội

21 tháng 3 2017

viết bài văn ak

8 tháng 5 2017

* Giống: chung 1 luận đề ( nội dung của vấn đề ), đều cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

* Khác:

-Giải thích:

+ vấn đề ( giả thiết ) là chưa rõ

+ sử dụng lí lẽ là chủ yếu

+ phải làm rõ bản chất của vấn đề.

- Chứng minh:

+ vấn đề ( giả thiết ) đã rõ

+ sử dụng dẫn chứng là chủ yếu

+ phải làm rõ sự đúng đắn của vấn đề.

vui

14 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/89598.html

14 tháng 9 2016

Bài 1:

a)-Bài ca dao 1 và 2 đó là lời của tác giả dân gian(con người trong xã hội phong kiến).Dựa vào nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

b)Nội dung của 2 bài ca dao

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.c)*Ca dao 1:

–  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

–  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

*Ca dao 2: trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.

d)Để nói lên nỗi khổ thân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến

e)*Cuộc sông của người lao động năm xưa:đói khổ mệt nhọc bị tra tấn bọc lột dã man

*Cuộc sông của người phụ nữ:vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh.

Bài 3 và 4:

a)Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:

b)Nội dung:Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể.

c)những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.