K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2021

c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích: - Nghệ thuật: Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệthuật tả người bậc thầy của Nguyễn Du. Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệthuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của con người bằng những hình ảnh ước lệ, tượngtrưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá, nhân hoá, tiểu đối…vàmột lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt.

- Nội dung: Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoantrang; Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn. Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về sốphận của hai nhân vật. Đây cũng là đoạn trích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độtrân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người:
#HT#
 

CÁC BẠN TÌM CÁC CÂU THƠ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC TÌNH TIẾT SAU ĐÂY TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU: - Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu. Kiều có hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng - một chàng trai phong nhã hào hoa. Hai người vừa gặp mặt đã thầm phải...
Đọc tiếp

CÁC BẠN TÌM CÁC CÂU THƠ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC TÌNH TIẾT SAU ĐÂY TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU: - Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu. Kiều có hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng - một chàng trai phong nhã hào hoa. Hai người vừa gặp mặt đã thầm phải lòng nhau. - Trên đường về nhà, Kiều gặp nấm mồ hiu quạnh của một kỹ nữ tên là Đạm Tiên, nàng thương cảm, khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, đêm ngủ, nàng thấy Đạm Tiên báo mộng về những dông bão sắp tới của đời mình. - Còn Kim Trọng, sau khi gặp Thuý Kiều, chàng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ và các em đi vắng, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Hai người đã thề nguyền và đính ước với nhau. - Bất ngờ gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, bị thằng bán tơ vu oan, Vương ông và Vương Quan bị quan phủ bắt giam, hành hạ, tra khảo. Để có tiền chuộc cha, Kiều quyết định bán mình cho Mã Giám sinh làm thiếp. - Trước khi theo Mã Giám sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. - Mã Giám sinh đưa Kiều về Lâm Truy. Đến nơi, nàng mới biết Mã Giám sinh đã lừa mình. Hắn và Tú bà là những kẻ buôn thịt bán người, cay đắng và tủi nhục, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Tú bà dỗ dành nàng ra lầu Ngưng Bích ở để chờ mụ ta tìm người xứng đáng sẽ gả chồng cho nàng.

0
14 tháng 10 2021

Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

14 tháng 10 2021

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Đoạn trích gồm 24 câu thơ

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
 Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Tham khảo:

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.

12 tháng 10 2021

tham khảo và viết có chọn lọc nha, bài không hay lắm đâu

   Nhân vật Thúy Vân trong văn bản 'chị em Thúy Kiều ' là một người con gái hiện lên với một vẻ đẹp toàn diện. Vẻ đẹp đó được tác giả miêu tả trong hai câu 'hoa cười ngọc thôt đoan trang' và 'mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da'. Câu 'hoa cười ngọc thốt đoan trang' trong đó tác giả đa lây hai biểu tượng mang vẻ đẹp thần khiết là 'hoa' và 'ngọc' cũng như muốn nói đến vẻ đẹp thần khiết của Thúy Vân. Câu ;'mây thua nước tóc tuyết nhường nầu da' là muốn so sánh vẻ đẹp bên ngoai của Van với một mầu da trắng đến nỗi tuyến cũng phải nhú nhường, may cũng phải thua mái tóc của Vân. từ những điều đó cho ta thẩy một vẻ đẹp thần khiết đến từ tâm hồnvà một vẻ đẹp lộng lẫy toát lên từ Thúy Vân

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miểu tả một cách tỉ mỉ và cụ thể về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần. Mọi người vẫn luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời. Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường” thật sự đã rất đẹp rồi. Ôi! Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ. Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Phải chăng vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận?... Một người con gái đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm.

Câu cảm thán+ câu nghi vấn: In đậm nghiêng

10 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.

Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.

- Trong Chị em Thuý Kiều: tác giả vận dụng thành công thủ pháp ước lệ tượng trưng qua việc lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm quy chuẩn để so sánh với vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.

Cái này có trong 2 câu:

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

+ Khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để nói vẻ đẹp Thúy Vân.

+ Sông mùa thu, núi mùa xuân, hoa, liễu để nói về vẻ đẹp thúy Kiều.

23 tháng 12 2017

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

- Thân đoạn: Vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.

- Kết đoạn: Khẳng định vẻ đẹp cao quý của chị em Thuý Kiều qua nghệ thuật tả người tài tình của tác giả Nguyễn Du.

1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề. Trích dẫn những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em => Đưa nhận định vào. 

2. Thân bài: 

- Giới thiệu về Nguyễn Du, truyện Kiều và đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

- Giải thích: 

+ Tả người nhưng Nguyễn Du không cốt tả người mà chỉ tả vẻ đẹp: Khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Du tập trung làm rõ diện mạo của nhân vật ấy thay vì phần tính cánh. 

+ "Nhưng nhân vật hiện lên rất người" : Tuy không khắc họa rõ nét tính cách nhân vật nhưng qua cách miêu tả vẻ ngoài mà ta cảm nhận được cốt cách, số phận của họ qua mỗi vần thơ của Nguyễn Du. 

=> Nguyễn Du là một tài năng hiếm có của văn học Việt Nam khi vận dụng sáng tạo được các bút pháp khác nhau không nói về cốt cách mà điều ấy lại hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc. 

LĐ1: Tả người nhưng Nguyễn Du cốt không tả người mà chỉ tả vẻ đẹp

- Phân tích vẻ đép của Thúy Vân qua 4 câu thơ: 

   "Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang

    Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái. Nhà thơ đã lựa chọn những vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên để đối sánh với vẻ đẹp của nàng: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

-> Tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu và toàn vẹn.

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều: 4 câu tiếp theo

+ Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều

+ Vẫn bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, tác giả lấy vẻ đẹp của tự nhiên để miêu tả, đối sánh với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tới mức “Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh”.

_“Làn thu thủy, nét xuân sơn”: Đôi mắt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong thanh thoát như nét nùi mùa xuân. Gương mặt toát lên vẻ đẹp kiêu sa, thanh tú, tài hoa.

- Cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm đắm say lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình.

LĐ2: Những nhân vật lại hiện lên rất người 

Những nhân vật lại hiện lên rất người ở đây là giúp ta thấy được số phận của họ qua những câu thơ lột tả dung nhan xinh đẹp của họ. 

- Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh và cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Nhưng thiên nhiên mới chỉ "thua","nhường" => Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

+ Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa phải "ghen", "hờn" => Dự cảm cuộc đời tràn ngập giông tố bủa vây. 

- Đánh giá: Nhận định của tác giả hoàn toàn đúng... ( đánh giá cả về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Kiều Vân )

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

 

 

 

26 tháng 6 2023

Em cảm ơn ạ.

5 tháng 11 2021

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

Qua những câu thơ của tác giả "Nguyễn Du", ta có thể thấy Thúy Vân mang một vẻ đẹp quyến rũ không thua kém Thúy Kiều . Qua cách sử dụng từ ngữ linh hoạt và đặc sắc, uyển chuyển, tác giả đã thành công miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân. "Trang trọng", "đoan trang" là 2 từ ngữ khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân. 

  • Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trắng, tuyết, ngọc
  • Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)
  • Bạn tự triển khai ý nhé