K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:

+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Về nghệ thuật:

+ Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

-   Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

- Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

- Bằng chứng:

+ Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.

+ Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

+ Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.

+ Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. 

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.

- Dựa vào nhan đề và nội dung được triển khai trong văn bản, em biết được điều đó

18 tháng 4 2018

nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

CHÚC BN HC TỐT!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!

27 tháng 5 2018

Dàn bài: 
MB: Giới thiệu văn bản Sống chết mặc bay, hoàn cảnh ra đời [nếu em biết thêm], tác giả là con người như thế nào...
TB: 
-"Sống chết mặc bay" ~ Từ cái nhan đề của nó đã cho ta biết được phần nào ý nghĩa của văn bản này.
+Sống chét mặc bay là một khẩu ngữ chỉ thái độ vô trách nhiệm (giải thích)
+Nhan đề thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một con người, cụ thể trong văn bản này là ông quan "cha mẹ của dân" ở một phủ nhỏ.
[Các chi tiết trong bài em trích dẫn chính xác từng câu chữ nhé, chị không có sách nên dẫn chứng có thể không chính xác :">
~Cảnh quan ngồi đánh bài, có người hầu hạ: "Điếu, mày!"... 
~Có người xồng xộc chạy vào thì quan mắng: "Đê vỡ, thời ông cách cổ chúng-mày..." ]
~Lúc quan ù to một avsn bài cũng alflucs đê vỡ, số phận người dân lênh đênh...
-Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán những con người vô nhân tính, chỉ biết mình, ham chơi tổ tôm mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người khác đang bị đe dọa...
KB: Giải thích ngắn gọn về "Sống chết mặc bay", phê phán những tên quan xưng là "phụ mẫu" mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm.