K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

Nếu như với con người sự cần cù chăm chỉ chính là điều kiện để hướng tới thành công, thì sự lười biếng chính là yếu tố để dẫn tới thất bại. Bởi chẳng có sự thành công nào có chỗ cho những con người lười biếng không chịu động não suy nghĩ, không chăm chỉ làm việc, mà chỉ ngồi “Há miệng chờ sung rụng” thì không thể nào thành công, vinh quang được.

Khi chúng ta nỗ lực, ham học hỏi, cần cù chịu khó thì chúng ta còn có khả năng tiến tới vinh quang, đạt được những ước nguyện của mình. Nhưng nếu chúng ta lười biếng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

Cha mẹ nên đào tạo cho con thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên ỷ lại, vào cha mẹ. Hình thành thói quen suy nghĩ, tìm ra không trả lời thay vì lúc nào cũng chờ người khác trả lời giúp mình.

Khi trẻ bị vấp ngã cần cho trẻ tự đứng dậy để trẻ hiểu được giá trị của mình, chứ không nên vội vã nâng trẻ dậy khiến trẻ mất đi khả năng tự lập tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi bệnh lười biếng đã trở nên nặng nề sẽ khiến cho con người có sức ỷ lại vô cùng lớn, rồi khi trưởng thành ra ngoài xã hội người đó sẽ không làm được việc gì ra hồn, không có sức kiên trì nhẫn nại, không có ý chí để vượt qua khó khăn thử thách, mà nhanh chóng buông tay đầu hàng số phận.

Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

25 tháng 3 2018

Nếu như với con người sự cần cù chăm chỉ chính là điều kiện để hướng tới thành công, thì sự lười biếng chính là yếu tố để dẫn tới thất bại. Bởi chẳng có sự thành công nào có chỗ cho những con người lười biếng không chịu động não suy nghĩ, không chăm chỉ làm việc, mà chỉ ngồi “Há miệng chờ sung rụng” thì không thể nào thành công, vinh quang được.

Khi chúng ta nỗ lực, ham học hỏi, cần cù chịu khó thì chúng ta còn có khả năng tiến tới vinh quang, đạt được những ước nguyện của mình. Nhưng nếu chúng ta lười biếng, thì chắc chắn chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu.

Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

nghi-luan-ve-tinh-luoi-bieng

nghị-luận-về-tình-lười-biếng

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ.

Cha mẹ nên đào tạo cho con thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên ỷ lại, vào cha mẹ. Hình thành thói quen suy nghĩ, tìm ra không trả lời thay vì lúc nào cũng chờ người khác trả lời giúp mình.

Khi trẻ bị vấp ngã cần cho trẻ tự đứng dậy để trẻ hiểu được giá trị của mình, chứ không nên vội vã nâng trẻ dậy khiến trẻ mất đi khả năng tự lập tự đứng trên đôi chân của mình.

Khi bệnh lười biếng đã trở nên nặng nề sẽ khiến cho con người có sức ỷ lại vô cùng lớn, rồi khi trưởng thành ra ngoài xã hội người đó sẽ không làm được việc gì ra hồn, không có sức kiên trì nhẫn nại, không có ý chí để vượt qua khó khăn thử thách, mà nhanh chóng buông tay đầu hàng số phận.

Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi.

Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi.

Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

29 tháng 3 2017

Dàn ý sơ lược:
I/ Câu nói của Lỗ Tấn nhắm phê phán những người lười biếng, để cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên để mọi người chăm chú vào công việc cho bản thân, gia đinh và đất nước.
II/ 1. Chứng mình sự lười biếng không bao giờ thành công:
- Lười biếng làm cơ thể sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra buồn nản. Điêu ấy mỗi người cố thể tự chúng mình, Cần phân biệt lười biếng khác hẳn với sự nghỉ ngơi, thư giãn của con người.
- "Nhàn cư vi bất thiện", lười biếng làm con người sinh ra tính ỷ lại, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra những tư tưởng bi quan. Franklin nhận xét: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể".
- Dương Lễ trở thành kẻ đi ăn xin cũng chỉ vì thích hưởng thụ trác tàng mà không thích học hành.
- Chưa có một học sinh, sinh viên nào lười biếng mà lại thi đỗ. Ngược lại, chính thói lười biếng nhưng lại hám danh kia đã làm nảy sinh những tật xấu như thi cử, gian lận, mua bán bằng cấp...
- Và ngạn ngữ Châu Âu khẳng định: "Ở không là mẹ của các tật xấu".
2/ Con người thành công chỉ dành cho những kẻ đam mê lâ dài công việc đã chọn:
-Mọi ngành nghề trong các lĩnh vực đều cần đến trí tuệ và sự siêng năng, cần mẫn (dẫn chứng tên của nhiều nhà bác hoc: như Đac-uyn, Lui Pasteur; tấm gương học tốt của các bạn học sinh nghèo vượt khó...)
3/ Siêng năng chưa đủ mà cần phải học có sự khám phá, đam mê, phát hiện...
- Có những yếu tố trên, muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người...

29 tháng 3 2017

I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

c. Bình luận.

- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

20 tháng 5 2022

Tk

 Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

20 tháng 5 2022

 tham khảo

Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

2 tháng 3 2022

Tham khảo 97% =)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích:
Thất bại là gì?

b. Biểu hiện của thành công và thất bại trong cuộc sống

c. Nguyên nhân: Thất bại do nản chí, lười biếng

Thất bại do năng lực, chưa có kinh nghiệm

d. Ý nghĩa

Thất bại là hành trang vững chắc

3. Kết Bài

Khẳng định lại vấn đề

2 tháng 3 2022

-.- 97%?

9 tháng 5 2016

+ Nghị luận giải thích: nêu lên một hiện tượng vấn đề mà mọi người chưa biết. Nhiệm vụ của người viết là phải giải thích cho người đọc (người nghe) hiểu vấn đề đó
+ Nghị luận chứng minh: Lúc này, mọi người đã hiểu dược vấn đề. Nhiệm vụ chúng ta lúc này là thuyết phục người đọc (người nghe) tin theo những vấn đề tốt đẹp nêu lên là hoàn toàn đúng đắn

"Khi bạn lười biếng, khi bạn trì hoãn bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội để thành công. Ngày tháng cứ trôi cho tới lúc bạn giật mình nhìn lại, bạn đã tốn quá nhiều thời gian mà thành tựu thì chưa thấy. Không có một thần dược nào cho bệnh lười biếng. Để vượt qua sự lười biếng cách duy nhất là sử dụng ý chí của bạn. Sự thịnh vượng chỉ đến khi chúng ta nỗ lực, siêng năng không...
Đọc tiếp
"Khi bạn lười biếng, khi bạn trì hoãn bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội để thành công. Ngày tháng cứ trôi cho tới lúc bạn giật mình nhìn lại, bạn đã tốn quá nhiều thời gian mà thành tựu thì chưa thấy. Không có một thần dược nào cho bệnh lười biếng. Để vượt qua sự lười biếng cách duy nhất là sử dụng ý chí của bạn. Sự thịnh vượng chỉ đến khi chúng ta nỗ lực, siêng năng không ngừng nghỉ. Những gì chúng ta làm ngày hôm nay sẽ là nguyên liệu tạo cho thành công trong tương lai và ngược lại." a) tìm quan hệ từ có trong đoạn văn b) tìm cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn c) viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói về tác hại của sự lười biếng ( tự làm dùng mk nhé, vì mk ôn để thi ạ( ◜‿◝ )♡)
1
26 tháng 7 2021

nói đạo lý ít thôi