K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Mở bài:

VIẾNG LĂNG BÁC

                                                 Viễn Phương

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm trọn non sông cả kiếp người

           Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác.

Thân bài:

1.1.         Tác giả Viễn Phương

- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.

- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ 1976

+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.

-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

3. Phân tích:

3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng.

*Câu thơ đầu

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một người cha của nhân dân Việt Nam.

- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.

- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa. Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.

*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:

+ Xuất hiện nhiều trong văn học

+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.

- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:

+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.

+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.

+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính trước anh linh của Bác.

- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.

*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.

3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.

- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước. Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.

- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:

+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.

+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.

+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.

- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.

+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng lên trước anh linh của Người. 

3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.

*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

 

-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân VN, Bác chưa một giây phút đi xa.

*Câu thơ cuối:

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật: Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.

+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.

+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.

=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang nghe muôn vàn  nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.

3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.

*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.

+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ  nói thương là đã dốc cạn lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.

+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.

*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.

- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ. Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.

- Ước nguyện của nhà thơ:

+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời

+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời

+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.

=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời

-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.

=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn rời xa, muốn được ở mãi bên người.

=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình cảm đối với quê hương, đất nước.

- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:

+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN

+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.

ð  Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng định tinh thần yêu nước.

4. Tổng kết:

- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.

- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.

- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…

- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương  phản đối lập…

16 tháng 9 2023

Cho đi mà không cần nhận lại

11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.

Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn

Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình

Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.

Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.

"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.

Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.

15 tháng 9 2023

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

-         “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

16 tháng 9 2023

- Tập trung lắng nghe

- Ghi chép ý chính

- Học hỏi cách trình bày

- Sử dụng hình ảnh, trình chiếu minh họa

16 tháng 9 2023

Phương pháp ghi chép hiệu quả: sơ đồ tư duy - là phương pháp dùng hình ảnh sinh động, từ ngữ ngắn gọn giúp con người tiếp cận thông tin nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Chú thích:

- Thành phần tình thái: may sao

- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của...
Đọc tiếp

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” là những văn bản giới thiệu một cuốn sách và có một đặc điểm chung sau đây:

- Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin chung về cuốn sách như: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,… trong phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản.

- Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.

- Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu.

1.2. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, cần chú ý:

- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.

- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...

- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.

- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.