K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đặc điểm hình thức:

+ Các đoạn thơ chỉ có 2 dòng thơ.

+ Được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…”

- Quy luật: Tác giả viết những khổ này khi trở về với thực tại đang bị giam cầm, thể hiện tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, nhìn lại bản thân hiện tại và khát khao tự do cháy bỏng; rồi nỗi nhớ lại hiện về vòng tròn như thế, kéo dài không nguôi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối được lặp đi lặp lại khắc họa sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình: từ mơ tưởng trở về thực tại, con đường cô đơn với những nỗi buồn xa vắng.

- Để lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời chúng ta hãy nghĩ về những điều tốt đẹp của cuộc sống, sự ấm áp đến từ gia đình, người thương và cả những hy vọng về tương lai tốt đẹp…

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

12 tháng 6 2018

- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.

6 tháng 8 2023

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà? 

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm ao cá nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Tham khảo!

9 tháng 9 2018

Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.

Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”

- Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc