K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm vào thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật tuyệt. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình.

6 tháng 9 2018

Bài làm

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm vào thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật tuyệt. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình.

Hok tốt!

6 tháng 9 2018

Dọc cung đường từ Bắc vào Nam, chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó những hòn đá mang hình người đàn bà bồng con chờ chồng đã gắn với những truyền thuyết huyền thoại. Mỗi vùng mỗi khác, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chung một màu sắc dân dã, bi đát, đầy kịch tính, tôn vinh người thiếu phụ bồng con chờ chồng mòn mỏi đến hóa đá. Những chuyện tình đầy nước mắt đã biến những ngọn núi trầm tư nằm rải rác từ Lạng Sơn, Thanh Hóa đến Nghệ An vào đến Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…Mời các bạn cùng đọc sự tích Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn cùng hình ảnh nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng.

su h hon vong phu to thi

HÒN VỌNG PHU

   Ngày xưa, ở thị trấn Kinh Bắc có một người đàn bà goá chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kềm chế nổi.

   Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lên láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại.

   May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Ðến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.

   Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.

   Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được ở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng Cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.

   Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.

   Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Hàng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau sau yêu nhau. . . Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.

   Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:

 - Ðầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.

 - Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không? - Tô thị hỏi.

 - Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết ! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế ?

   Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên Xứ Lạng, rồi ở luôn ở đấy cho đến bây giờ. . . Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.

   Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm : " Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy lầm em ruột rồi… " Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng - Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì…

   Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghĩ thế, rồi anh tìm cách để đi.

   Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói vợ:

 - Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn… Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu…

   Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.

   Từ ngày chồng đi rồi. Tô thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. " Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả về !" Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên Chùa Thiên Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp loé khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.

   Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời toả ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì đã thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời . Vẫn còn đó câu ca dao xưa :

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

6 tháng 9 2018

ĐÂY NHÉ BẠN. VỌNG LÀ NHỚ, PHU LÀ CHỒNG, VỌNG PHU LÀ  NHỚ CHỒNG

Nếu ai đã từng leo lên đỉnh Núi Bà (Bình Định), núi M’drak (Đắk Lắk), núi Nhồi (Thanh Hóa), bờ khe Giai, bản Cơ Lêc (Nghệ An), Thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn), đều bắt gặp những hòn đá có hình dáng như một thiếu phụ ôm con chờ chồng. Dân gian gọi đó là hòn Vọng phu.

Sự tích về hòn Vọng phu thì có rất nhiều nhưng sự tích truyền miệng kể về một người đàn bà chờ chồng hóa đá ở miền Bắc được nhiều người biết hơn cả. Đây là một câu chuyện cảm động về tình yêu, sự thuỷ chung của người phụ nữ, nhưng ẩn sâu bên trong câu chuyện đó là một sự thật đau lòng đến xót xa… Nàng Tô Thị trong câu chuyện đã lấy nhầm chính anh trai mình làm chồng và vì biết được sự thật chua xót này, anh nàng đã phải khăn gói ra đi để nàng chờ đến hóa đá. Vẫn biết đây chỉ là sự tích để ca ngợi sự thủy chung của người phụ nữ nhưng dưới góc độ pháp luật, hành vi của anh em nàng Tô Thị không thể không bị xử lý!

Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi.

Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, ngất đi, máu chảy lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không dám ngoái cổ lại.

May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Đến khi người mẹ đi mò cua về thì thấy con gái đã ngồi dậy được.

Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy thằng bé trở về, tìm khắp nơi cũng không thấy. Người mẹ nhớ con, sinh ra buồn phiền, ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi chết, bỏ lại Tô Thị một mình. Đứa con gái nhỏ được mấy người láng giềng cho ăn trong ít ngày, rồi hai vợ chồng người chủ hàng cơm đem đứa bé về nuôi để sai vặt. Sau đó, hai vợ chồng người chủ hàng cơm lên xứ Lạng mở hàng nem, đem Tô Thị đi theo.

Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp, lại nết na, siêng năng, nên được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng nghĩ cách tự làm ăn lấy. Bấy giờ hai vợ chồng người chủ hàng cơm đã có con cái đỡ đần, nên khi nàng xin ra ở riêng, bố mẹ nuôi đều ưng thuận.

Đã học được nghề làm nem, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến để thưởng thức nem ngon, cũng có người vừa thích nem vừa mê bóng mê gió cô hàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng cô hàng rất đứng đắn, làm cho mọi người đều vị nể.

Thấm thoắt Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào. Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi, vẻ người tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Háng Ca tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon, lại có chỗ trọ rộng rãi, chàng liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một lần, hai lần, rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau, sau yêu nhau…

Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang, sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực, lại được thêm mụn con, mối tình càng khăng khít.

Một hôm, người chồng về nhà, thì vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Chàng vừa bế con ngồi trên bực cửa xem vợ gội đầu, vừa kể chuyện cho vợ nghe. Chợt thấy đầu vợ có cái sẹo to, chàng nói: “Đầu mình có cái sẹo to, thế mà bây giờ tôi mới biết.

Thấy chồng hỏi một cách ân cần, nhân vui câu chuyện, Tô Thị kể tỉ mỉ cho chồng nghe những chuyện xảy ra hồi nàng còn bé. Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên xứ Lạng, rồi ở luôn đây cho đến bây giờ…

Đau thương, buồn thảm, chàng tự nhủ thầm: “Sao mình lại không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn! Thôi mình đã lấy lầm em ruột mình rồi!… Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết, nên đã chạy trốn, đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người Trung Quốc buôn thuốc Bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là họ Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn- Cao Bằng, Cao Bằng – Lạng Sơn, chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình mình ở miền xuôi không còn một ai nữa; quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn tưởng nhớ để làm gì!… Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên không biết chồng mình đang ở vào những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế, Tô Văn càng không muốn để nàng biết sự thực. Ai lại để cho người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết một việc đau lòng như thế bao giờ! Tuy việc loạn luân xảy ra ngoài ý muốn của hai người nhưng chàng quyết tâm gỡ mối cho xong. Thôi hay là lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác, Văn nghĩ thế, rồi anh nghĩ cách để đi.

Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường anh mới nói với vợ. Tô Thị nghe chồng nói như  sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách kỳ lạ như thế! Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm, cho việc mình đi như vậy là giải thoát.

Từ ngày chồng đi, Tô Thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng. Ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng được tai qua nạn khỏi, chóng được trở về, cùng nhau sum họp.

Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng trông đợi chồng đỏ cả mắt mà chàng vẫn không về. Nàng ôm con lên chùa Tam Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót, nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp lòe khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một to. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.

Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Nàng Tô Thị bế con đã hóa đá tự bao giờ. Ngày nay, còn truyền lại câu ca:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…vv”

18 tháng 8 2018

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?" Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác

"phụ mẫu ân như sơn,bách sự hiếu vi tiên"

Nghĩa là :

Nghĩa mẹ như núi, trong trăm cái thiện hiếu thảo là việc tốt đẹp nhất 

"phụ mẫu ân như sơn :Cha mẹ gọi, trả lời ngay.

bách sự hiếu vi tiên:sự thiện lương nằm ở chữ Hiếu.

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊTôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó...
Đọc tiếp

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Câu 1: Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì nhười phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

D. Vì hai đứa nhỏ khóc lóc không chiu đứng yên trong hàng.

Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vât "tôi" lại thấy bực mình và hối hận?

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C.Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ thì đóng cửa

D.Vì mình không mua được tem gửi thư.

Các bạn giúp mình với buổi chiều  mình nộp rồi.

4
14 tháng 5 2019

1.D

    2.D

Học Tốt.

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Câu 1: Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì nhười phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

D. Vì hai đứa nhỏ khóc lóc không chiu đứng yên trong hàng.

Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vât "tôi" lại thấy bực mình và hối hận?

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C.Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ thì đóng cửa

D.Vì mình không mua được tem gửi thư.

 

 

vỏ trấu (hạt thóc)

19 tháng 9 2020

Đó là quả chuối

Mình nghĩ thế -_-?

28 tháng 7 2021

Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

28 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Sự sẻ chia bình dị“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổihoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Sự sẻ chia bình dị

“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổi

hoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ tôi cho bà. Bà cảm ơn và bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi thực sự rất bực mình và hối hận vì đã . nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “ Tôi rất ái ngại! Chỉ vì nhường chôc cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng môt hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêmg giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ vì một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

1
15 tháng 10 2019

a) Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

Vì trông thấy hai đứa trẻ thì khóc lóc không chịu đứng yên trong hàng còn bà mẹ thì trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như hai đứa trẻ.

b) Sau khi nhường chỗ vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy hối hận?

- Bởi vì đến lượt nhân vật tôi có thể mua tem gửi thư thì bưu điện lại đóng cửa.

c) Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

- Vì nhờ câu chuyện của người phụ nữ mà anh biết được rằng bằng hành động đơn giản nhường chỗ của mình, anh đã giúp được người phụ nữ và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.

d) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết giúp đỡ người khác

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn

Đáp án A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

8 tháng 4 2019

Đáp án c: tử trận.