K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai là nhân vật truyện tranh mà bạn yêu thích?Bạn muốn vẽ một bức tranh về nhân vật mình yêu thích?Để bức tranh hoàn hảo, bạn cần phải vẽ như thế nào?Hôm nay chuyên mục Dạy vẽ sẽ hướng dẫn những bước cơ bản và đơn giản nhất để các bạn vẽ nhân vật yêu thích của mình nhé. Cầm bút lên nào!Các bước cơ bản để học vẽ một nhân vật yêu thích:Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần...
Đọc tiếp

Ai là nhân vật truyện tranh mà bạn yêu thích?

Bạn muốn vẽ một bức tranh về nhân vật mình yêu thích?

Để bức tranh hoàn hảo, bạn cần phải vẽ như thế nào?

Hôm nay chuyên mục Dạy vẽ sẽ hướng dẫn những bước cơ bản và đơn giản nhất để các bạn vẽ nhân vật yêu thích của mình nhé. Cầm bút lên nào!

Các bước cơ bản để học vẽ một nhân vật yêu thích:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần phác thảo một hình tròn

Bước 2: Kế đến vẽ một đường cắt nửa vòng tròn

Bước 3: Sau đó vẽ một đường ngang chạm đường tròn

Bước 4: Bắt đầu phác thảo hình dạng đầu nhân vật

Bước 5: Tiếp đến là vẽ cổ của nhân vật

Bước 6: Vẽ một đường ngang để dễ vẽ mắt

Bước 7: Bắt đầu phác thảo mắt.

Bước 8: Sau đó, hãy thử điều chỉnh mắt để làm cho chúng trông giống nhau

Bước 9: Vẽ lông mày tùy thuộc vào tâm trạng của nhân vật của bạn

Bước 10: Vẽ mũi và miệng cho nhân vật của bạn

Bước 11: Vẽ tai cho nhân vật

Bước 12: Tiếp đến là xóa những đường kẻ mà bạn đã vẽ

Bước 13: Sau đó vẽ tóc cho nhân vật.

Bước 14: Nếu thấy khuôn mặt chưa phù hợp bạn có thể vẽ lại những nét cho phù hợp

Bước 15: Tô đậm những nét bị khuất

Bước 16: Tiếp đến, hãy thêm vài nét vẽ để hoàn thành bức vẽ nhân vật của bạn

Thật đơn giản phải không? Hãy bắt đầu ngay nào và đừng quên đón xem chuyên mục dạy vẽ kỳ sau nhé. Chúc bạn thành công!

0
18 tháng 2 2019

hè, để khi mô thử vẽ coi mồ

19 tháng 2 2019

Tô pô hay tô pô học có gốc từ trong tiếng Hy Lạp là topologia (tiếng Hy Lạp: τοπολογία) gồm topos (nghĩa là "nơi chốn") và logos (nghiên cứu), là một ngành toán học nghiên cứu các đặc tính còn được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính. Do đó, tô pô còn được mệnh danh là "hình học của màng cao su". Các đặc tính đó...
Đọc tiếp

Tô pô hay tô pô học có gốc từ trong tiếng Hy Lạp là topologia (tiếng Hy Lạp: τοπολογία) gồm topos (nghĩa là "nơi chốn") và logos (nghiên cứu), là một ngành toán học nghiên cứu các đặc tính còn được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính. Do đó, tô pô còn được mệnh danh là "hình học của màng cao su". Các đặc tính đó gọi là các bất biến tô pô. Khi ngành học này lần đầu tiên tìm ra trong những năm đầu của thế kỉ 20 thì nó vẫn được gọi bằng tiếng Latinh là geometria situs (hình học của nơi chốn) và analysis situs (giải tích nơi chốn). Từ khoảng 1925 đến 1975 nó đã trở thành lãnh vực lớn mạnh quan trọng bậc nhất của toán học.

Thuật ngữ tô pô cũng để chỉ một đối tượng toán học riêng biệt trong ngành. Với ý nghĩa này, một tô pô là một họ của các tập mở mà có chứa tập trống và toàn bộ không gian, và nó đóng dưới các phép hội bất kì và phép giao hữu hạn. Và đây là định nghĩa của một không gian tô pô.

Mục lục

1Giới thiệu

2Lịch sử

3Dẫn nhập sơ khởi

4Toán học tô pô

5Một số định lý tổng quát về tô pô

6Một số đề tài hữu ích về tô pô đại số

7Phác thảo lý thuyết đi sâu hơn

8Tổng quát hóa

9Xem thêm

10Tham khảo

11Liên kết ngoài

Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

📷Một tách cà phê trở thành vòng xuyến qua sự biến dạng hình học bảo toàn các bất biến tô pô. Cả tách cà phê và bánh vòng đều có những tính chất tô pô hoàn toàn giống nhau.

Người ta có phát biểu rằng một nhà tô pô học là người mà không thể phân biệt được sự khác nhau giữa một cái vòng xuyến và một ca đựng bia có quai. Vì cả hai đều là vật rắn và có đúng 1 lỗ hổng. Đôi khi tô pô còn được gọi là hình học về miếng cao suvì trong tô pô thì không có sự phân biệt giữa một đường hình vuông với một đường tròn. Đường hình tròn có thể được kéo co giãn để biến dạng thành hình vuông. Tuy nhiên, đường tròn thì hoàn toàn phân biệt với đường hình số 8, bởi vì không thể nào kéo giãn hình tròn để tạo thành hình số 8 mà không đục xé nó ra thêm một lỗ. Các không gian nghiên cứu trong tô pô gọi là các không gian tô pô. Chúng thay đổi từ dạng quen thuộc như không gian thực n chiều cho đến các cấu trúc vô cùng kì lạ.

Như vậy có thể nói một cách nôm na rằng tô pô là một ngành nghiên cứu về đặc tính của các cấu trúc đặc có tính siêu co giãn, siêu biến dạng nhưng lại không thể bị cắt rời thành nhiều mảnh, không thể bị đâm thủng hay bị dán dính vào nhau.

📷Mặt Mobius-một mặt có thể đi sang bên kia mà không phải vòng qua mép

.

Tô pô giới thiệu thêm một ngôn ngữ hình học mới - như là các phức đơn hình (simplicial complex), đồng luân (homotopy), đối đồng điều (cohomology), đối ngẫu Poincaré (Poincaré duality), phân thớ (fibration), không gian vec tơ tô pô (topological vector space), bó(sheaf), lớp đặc trưng (characteristic class), hàm Morse (Morse function), đại số đồng điều (homological algebra), dãy phổ (spectral sequence). Nó đã tạo ra một tác động chính đến các lĩnh vực rộng rãi của hình học vi phân (differential geometry), hình học đại số(algebraic geometry), hệ thống động lực học (dynamical system), phương trình đạo hàm riêng (partial differential equation) và hàm nhiều biến phức (several complex variables). "Hình học", theo cách diễn giải của Michael Atiyah và trường phái của ông ngày nay, bao gồm điều kể trên. Một cách nội hàm, bộ môn này có các lĩnh vực tô pô tập điểm (point-set topology) hay tô pô đại cương(general topology) nghiên cứu về các không gian tô pô mà không có thêm các điều kiện giới hạn; trong khi các lĩnh vực khác lại nghiên cứu các không gian tô pô giống như là các đa tạp (manifold). Những lĩnh vực đó bao gồm tô pô đại số (algebraic topology) - phát triển từ tô pô tổ hợp (combinatorial topology), tô pô hình học (geometric topology), tô pô ít chiều (low-dimensional topology) - chẳng hạn lo về lý thuyết nút (knot theory), và tô pô vi phân (differential topology).

Đây là bài viết tổng quan về tô pô. Để có các khái niệm chính xác toán học, xem thêm bài không gian tô pô hoặc các bài viết trong danh sách dưới đây. Bài thuật ngữ tô pô bao gồm các định nghĩa của các thuật ngữ dùng trong tô pô học.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của tô pô đã được người ta biết đến từ môn hình học trong các nền văn hóa cổ đại. Gottfried Leibniz là người đầu tiên khai thác thật ngữ analysus situs, sau đó các nghiên cứu trong thế kỉ 19 đã dùng như ngày nay là tô pô. Trong tiểu luận của Leonhard Euler về Bảy cầu Königsberg đã viết về các thành quả tô pô.

Từ topology được nhà toán học người Đức Johann Benedict Listing đưa ra sử dụng lần đầu tiên năm 1847 trong Vorstudien zur Topologie, mặc dù ông đã dùng nó từ mười năm trước

Georg Cantor, cha đẻ của lý thuyết tập hợp, đã khởi sự nghiên cứu lý thuyết tập điểm trong các không gian Euclide vào nửa cuối thế kỉ 19 như là một phần của khảo cứu về chuỗi Fourier.

Năm 1895, Henri Poincaré xuất bản tác phẩm Analyis Situs, đã giới thiệu các khái niệm về đồng luân và đồng điều.

Maurice Fréchet, thống nhất các nghiên cứu về không gian hàm của các nhà toán học Cantor, Volterra, Arzelà, Hadamard, Ascoli và những người khác. Ông đã dẫn nhập khái niệm về không gian metric trong năm 1906.

Năm 1914, Felix Hausdorff, tổng quát hóa đặc tính của không gian metric và đặt ra khái niệm "không gian tô pô" đồng thời cung cấp một định nghĩa mà ngày nay gọi là không gian Hausdorff.

Cuối cùng, vào năm 1922 Kazimierz Kuratowski đã tổng quát hóa thêm một bước nhỏ để đạt tới khái niệm không gian tô pô như hiện nay.

Thuật ngữ topologie được giới thiệu lần đầu ở Đức vào năm 1847 bởi Johann Benedict Listing trong cuốn Vorstudien zur Topologie (Những nghiên cứu trước tác về tô pô), Vandenhoeck và Ruprecht, Göttingen, pp. 67, 1948. Mặc dù vậy, Listing đã dùng chữ này từ mười năm trước. Topology, dạng Anh ngữ, đã được giới thiệu trong bản in của Solomon Lefschetz năm 1930 để thay cho tên trước đó là analysis situs. Riêng thuật ngữ topologist (nhà tô pô học), một chuyên gia trong ngành tô pô, có lẽ đã ra đời khoảng 1920.

📷Danh sách một số nhà nghiên cứu Tô pô ít chiều (low-dimensional topology) gần đây

Dẫn nhập sơ khởi[sửa | sửa mã nguồn]

Các không gian tô pô được tìm thấy sẵn có trong giải tích toán học, đại số trừu tượng và hình học. Điều này đã làm cho ngành nghiên cứu này trở thành đối tượng quan trọng trong việc thống nhất toán học. Tô pô đại cương, hay tô pô tập điểm, xác định và nghiên cứu những đặc tính hữu dụng của các không gian và các ánh xạ như là tính liên thông, tính compact và tính liên tục. Tô pô đại số là công cụ rất mạnh để nghiên cứu các không gian tô pô và các ánh xạ giữa chúng. Nó liên kết "rời rạc" và có nhiều bất biến khả đoán với các ánh xạ và các không gian thường là trong một cách thức có tính hàm tử. Các luận giải từ môn tô pô đại số ảnh hưởng lớn đến đại số trừu tượng và hình học đại số.

📷Bảy cây cầu Königsberg, một bài toán tô pô nổi tiếng

Động cơ rõ ràng phía sau của tô pô là việc một số vấn đề hình học không phụ thuộc vào hình dạng chính xác của đối tượng tham gia mà phụ thuộc vào "cách thức chúng nối kết nhau". Một trong những bài viết đầu tiên về tô pô được Leonhard Euler mô tả rằng không thể tìm ra một cách đi xuyên qua các thị tứ của Königsberg mà chỉ băng qua mỗi cầu nối giữa chúng đúng một lần. Kết quả này không phụ thuộc vào độ dài của các cây cầu, hay ngay cả khoảng cách giữa chúng mà chỉ phụ thuộc vào các đặc tính liên thông: Các cây cầu được nối như thế nào giữa các cù lao và các bờ sông. Bài toán này, được gọi là Bảy cầu ở Königsberg, đã trở thành bài toán dẫn nhập nổi tiếng trong toán, và đưa tới một phân nhánh là lý thuyết đồ thị.

Tương tự, định lý mặt cầu tóc của tô pô đại số bảo rằng "người ta không thể chải xuôi tóc trên một mặt cầu trơn". Ý nghĩa thực của nó là không tồn tại một mặt cầu tóc nào mà không có "xoáy" ngoại trừ tất cả tóc đều dựng đứng. Định lý này lập tức thuyết phục được hầu hết mọi người (do tính thực tế kiểm nghiệm được trên bản thân). Mặc dù rằng những người biết tới định lý này có thể không nhận biết mệnh đề phát biểu chính thức của định lý. Đó là Trên một mặt cầu, không tồn tại trường vectơ tiếp tuyến liên tục không triệt tiêu nào, cũng giống Bài toán Bảy cây cầu, kết quả trên không phụ thuộc vào dạng cầu mà nó còn đúng cho mọi bề mặt "blob" (là các đối tượng thỏa mãn tính trơn của bề mặt), miễn là chúng không có lỗ hổng (thí dụ hình vòng xuyến, hình vòng số 8 sẽ vi phạm điều kiện của định lý mặt cầu tóc - nhưng hình quả trám, hình trái bóng nhựa bị bóp xẹp lại thỏa mãn đòi hỏi của định lý).

Để có thể nghiên cứu các vấn đề mà chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào hình dạng của đối tượng, người ta phải tách bạch rõ ra các tính chất nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng. Và từ yêu cầu này phát sinh khái niệm về "tương đương tô pô". Trong các thí dụ trên, việc "không thể băng qua mỗi cây cầu chỉ một lần" có thể được áp dụng cho mọi cách xếp đặt của các cây cầu mà vẫn tương đương tô pô với các cây cầu nguyên thủy ở Königsberg; cũng như vậy, định lý mặt cầu tóc đúng cho mọi không gian tô pô tương đương với một hình cầu (như là hình quả trám chẳng hạn).

Nói cách khác, hai không gian là tương đương tô pô nếu tồn tại một phép đồng phôi giữa chúng. Trong trường hợp này, các không gian đó được gọi là đồng phôi và chúng được xét một cách chủ yếu như là có cùng các mục đích (nghiên cứu) của tô pô.

Một cách chính thức, một phép đồng phôi là một song ánh liên tục với hàm ngược cũng liên tục.

Một cách nôm na có thể cho thấy một ý nghĩa rõ hơn: Hai không gian là tương đương tô pô nếu người ta có thể biến dạng một không gian thành cái còn lại mà không phải cắt bỏ hay đục thủng các chi tiết ra và không phải dán các chi tiết lại với nhau. Dĩ nhiên, ở đây ta giả thiết "vật" (không gian) bị biến dạng có khả năng "siêu dẻo". Do vậy, việc nói đùa rằng nhà tô pô học không thể phân biệt được một vòng xuyến và cái ly có quai là vì cái ly có thể bị nặn bóp để trở thành hình vòng xuyến.

Một bài tập đơn giản về tương đương tô pô chia 10 chữ số Ả Rập, 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9, thành các lớp có hình dạng tương đương nhau về mặt tô pô. Lớp thứ nhất bao gồm {1,2,3,5,7}; hình dạng các chữ số này không có lỗ hổng. Lớp thứ hai là {0,4,9,6}; hình dạng các chữ số này có đúng 1 lỗ hổng. Và lớp thứ 3 chỉ có một phần tử duy nhất {8} có tới hai lỗ hổng.

Toán học tô pô[sửa | sửa mã nguồn]

Để hiểu được tô pô theo góc độ toán học, có thể phải dùng đến hai khái niệm tập hợp và ánh xạ.

Cho một tập hợp X ≠ {\displaystyle \emptyset }📷 và họ t các tập hợp con của X. Họ t được gọi là tô pô trên X nếu:

{\displaystyle \emptyset }📷 {\displaystyle \in }📷 t, X {\displaystyle \in }📷 t: họ t bao gồm cả X và cả tập hợp rỗng.

Hợp một họ bất kỳ các phần tử của t là một phần tử của t.

Giao của một họ hữu hạn các phần tử của t là một phần tử của t.

Cặp (X,t) khi ấy được gọi là một không gian tô pô, ta có thể ghi tắt X mà không cần ghi đầy đủ là (X,t). Tập {\displaystyle \emptyset }📷 không phải là không gian tôpô.

Một số định lý tổng quát về tô pô[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi khoảng đóng trong R có chiều dài hữu hạn là compact. Rộng hơn: Một tập hợp trong R n là compact nếu và chỉ nếu nó đóng và bị chặn. (Xem thêm Định lý Heine-Borel)

Ảnh liên tục của một không gian compact là compact.

Định lý Tychonoff: Tích của các không gian compact là compact.

Mọi dãy điểm trong một không gian mêtric compact có dãy con hội tụ.

Mọi khoảng trong R là liên thông.

Ảnh liên tục của một không gian liên thông (connected space) là liên thông.

Mọi không gian mêtric là không gian Hausdorff, thì cũng là không gian chuẩn tắc và parcompact.

Định lý mêtric hoá cung cấp điều kiện cần và đủ cho một tô pô để trở thành một không gian mêtric.

Định lý mở rộng Tietze: Trong một không gian chuẩn tắc, mọi hàm có giá trị thực liên tục xác định trên một không gian con đóng đều có thể mở rộng thành một hàm liên tục xác định trên toàn bộ không gian đó.

Định lý phạm trù Baire: Nếu X là một không gian metric đủ hay là một không gian Hausdorff compact địa phương, thì hội đếm được của các tập không đâu trù mật có phần trong là tập trống.

Mọi không gian đường liên thông, đường liên thông địa phương, và đơn liên bán địa phương đều có một phủ phổ dụng.

0
SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ? Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình....
Đọc tiếp

SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ?

Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình. Trái Đất - hành tinh màu xanh - cũng quay như các hành tinh khác nhưng nó được nước do các sao chổi mang đến và rất có thể chớp điện là chất xúc tác để sinh ra sự sống. Thời kỳ đầu, trong không khí có một lớp cacbonic rất dày, có lượng lưu huỳnh và phôtpho phong phú và đối với tế bào sống thì đây là những nguyên tố cơ bản nhất. Khi các tế bào đó tiến hóa thành các dạng sống cao hơn, thực vật nhả ra một lượng oxy lớn vào bầu không khí và Trái Đất biến thành cái nôi tuyệt vời cho sự sống: nhiệt độ không nóng cũng không lạnh, khoảng cách ngày đêm phù hợp. Nếu đem so sánh với sao Hỏa thì sao Hỏa không có những điều kiện tốt như vậy vì đó là một nơi khô và lạnh lẽo, lạnh đến mức mà ngày ấm nhất nhiệt độ cũng không vượt lên khỏi 0 độ C. Trong suốt gần một nửa thế kỉ, một số nhà thiên văn học đã từng tin rằng trên sao Hỏa có sự sống bởi hình như trên sao Hỏa có các sông đào. Tiếc rằng nước của sông đào đó chưa bao giờ tưới lên được mầm sống nào và thậm chí nếu trên sao Hỏa đã từng có đại dương thì cũng chưa chắc ở đó đã có vi sinh vật. Đại đa số mọi người cho rằng đại dương trên sao Hỏa biến mất là do sao Hỏa quá nhỏ, lực hút yếu nên vật chất không ngừng tản vào không gian làm mất tầng giữ nhiệt. Những gì nhìn thấy được trên sao Hỏa hiện nay chính là dấu tích của thời cổ đại. Vẫn còn nhiều nhà thiên văn học tin rằng phía dưới bề mặt sao Hỏa vẫn còn một lượng nước phong phú dưới dạng băng và biết đâu sẽ có sự tồn tại của vi sinh vật, thậm chí là còn có những hóa thạch nữa.

0
TẠI SAO PHÒNG QUAN TRẮC THIÊN VĂN THƯỜNG CÓ MÁI TRÒN ? Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một chiếc bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt? Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc nhà thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng...
Đọc tiếp

TẠI SAO PHÒNG QUAN TRẮC THIÊN VĂN THƯỜNG CÓ MÁI TRÒN ?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một chiếc bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc nhà thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng đến gần sẽ thấy trên nóc mái có một rãnh hở chạy dài từ đỉnh xuống đến mép mái. Bước vào bên trong phòng, rãnh hở đó là một cửa sổ lớn nhìn lên trời, ống kính thiên văn khổng lồ chĩa lên trời qua cửa sổ lớn này.

Mái hình tròn của đài thiên văn được thiết kế để chuyên dụng cho kính thiên văn viễn vọng. Mục tiêu quan trắc của loại kính này nằm rải rác khắp bầu trời. Vì thế, nếu thiết kế như những mái nhà bình thường thì rất khó điều chỉnh ống kính về các mục tiêu. Trên trần nhà và xung quanh tường, người ta lắp một số bánh xe và đường ray chạy bằng điện để điều khiển nóc nhà di chuyển mọi góc độ, rất thuận tiện cho người sử dụng. Bố trí như vậy, dù ống kính thiên văn hướng về phía nào, chỉ cần điều khiển nóc nhà chuyển động đưa cửa sổ đến trước ống kính, ánh sáng sẽ chiếu tới và người quan sát có thể nhìn thấy bất cứ mục tiêu nào trên bầu trời.

Khi không sử dụng, người ta đóng cửa sổ trên nóc nhà để bảo vệ kính thiên văn không bị mưa gió. Đương nhiên, không phải tất cả các phòng quan trắc của đài thiên văn đều thiết kế mái tròn. Một số phòng quan trắc chỉ quan sát bầu trời hướng Bắc - Nam nên chỉ cần thiết kế mái nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông.

0
TẠI SAO PHÒNG QUAN TRẮC THIÊN VĂN THƯỜNG CÓ MÁI TRÒN ?Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một chiếc bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc nhà thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng...
Đọc tiếp

TẠI SAO PHÒNG QUAN TRẮC THIÊN VĂN THƯỜNG CÓ MÁI TRÒN ?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một chiếc bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc nhà thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng đến gần sẽ thấy trên nóc mái có một rãnh hở chạy dài từ đỉnh xuống đến mép mái. Bước vào bên trong phòng, rãnh hở đó là một cửa sổ lớn nhìn lên trời, ống kính thiên văn khổng lồ chĩa lên trời qua cửa sổ lớn này.

Mái hình tròn của đài thiên văn được thiết kế để chuyên dụng cho kính thiên văn viễn vọng. Mục tiêu quan trắc của loại kính này nằm rải rác khắp bầu trời. Vì thế, nếu thiết kế như những mái nhà bình thường thì rất khó điều chỉnh ống kính về các mục tiêu. Trên trần nhà và xung quanh tường, người ta lắp một số bánh xe và đường ray chạy bằng điện để điều khiển nóc nhà di chuyển mọi góc độ, rất thuận tiện cho người sử dụng. Bố trí như vậy, dù ống kính thiên văn hướng về phía nào, chỉ cần điều khiển nóc nhà chuyển động đưa cửa sổ đến trước ống kính, ánh sáng sẽ chiếu tới và người quan sát có thể nhìn thấy bất cứ mục tiêu nào trên bầu trời.

Khi không sử dụng, người ta đóng cửa sổ trên nóc nhà để bảo vệ kính thiên văn không bị mưa gió. Đương nhiên, không phải tất cả các phòng quan trắc của đài thiên văn đều thiết kế mái tròn. Một số phòng quan trắc chỉ quan sát bầu trời hướng Bắc - Nam nên chỉ cần thiết kế mái nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông.

1
2 tháng 6 2022

ủa tự hỏi tự trả lời hả?

📷Tập hợp Mandelbrot, đặt tên theo người đã khám phá ra nó, là một ví dụ nổi tiếng về phân dạng📷Mandelbrot năm 2007📷Xây dựng một bông tuyết Koch cơ bản từ tam giác đềuMột phân dạng (còn được biết đến là fractal) là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng...
Đọc tiếp

📷Tập hợp Mandelbrot, đặt tên theo người đã khám phá ra nó, là một ví dụ nổi tiếng về phân dạng📷Mandelbrot năm 2007📷Xây dựng một bông tuyết Koch cơ bản từ tam giác đều

Một phân dạng (còn được biết đến là fractal) là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn. Như vậy phân dạng có vô tận các chi tiết, các chi tiết này có thể có cấu trúc tự đồng dạng ở các tỷ lệ phóng đại khác nhau. Nhiều trường hợp, có thể tạo ra phân dạng bằng việc lặp lại một mẫu toán học, theo phép hồi quy. Từ fractal được nói đến lần đầu vào năm 1975 bởi Benoît Mandelbrot, lấy từ tiếng Latin fractus nghĩa là "đứt gãy". Trước đó, các cấu trúc này (ví dụ bông tuyết Koch) được gọi là "đường cong quỷ".

Phân dạng ban đầu được nghiên cứu như một vật thể toán học. Hình học phân dạng là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của phân dạng; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình học thông thường. Ngành này có ứng dụng trong khoa học, công nghệ, và nghệ thuật tạo từ máy tính. Ý niệm cơ bản của môn này là xây dựng phép đo đạc mới về kích thước của vật thể, do các phép đo thông thường của hình học Euclid và giải tích thất bại khi mô tả các phân dạng.

Mục lục

1Định nghĩa

2Lịch sử

3Tập hợp Mandelbrot

4Ví dụ

4.1Phân dạng tạo từ hình toán học

4.2Vật thể tự nhiên có cấu trúc phân dạng

5Ứng dụng

5.1Khoa học máy tính

5.2Y học và sinh học

5.3Hóa học

5.4Vật lý

5.5Thiên văn học

5.6Kinh tế

6Chú thích

7Tham khảo

8Liên kết ngoài

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

📷

Việc định nghĩa các đặc tính của phân dạng, có vẻ dễ dàng với trực quan, lại cực kỳ khó với đòi hỏi chính xác và cô đọng của toán học.

Mandelbrot đã định nghĩa phân dạng là "một tập hợp mà trong đó số chiều Hausdorff (hay chiều Hausdorff-Besicovitch) lớn hơn chiều tô pô học". Số chiều Hausdorff là khái niệm sinh ra để đo kích thước của phân dạng, thường không phải là một số tự nhiên. Một hình vẽ phân dạng trên tờ giấy 2 chiều có thể bắt đầu có những tính chất của vật thể trong không gian 3 chiều, và có thể có chiều Hausdorff nằm giữa 2 và 3. Đối với một phân dạng hoàn toàn tự đồng dạng, chiều Hausdorff sẽ đúng bằng chiều Minkowski-Bouligand.

Xem thêm: Số chiều Hausdorff

Các vấn đề liên quan đến định nghĩa phân dạng gồm:

Không có ý nghĩa chính xác của "gấp khúc".

Không có định nghĩa duy nhất của "chiều".

Có nhiều cách mà một vật thể có thể tự đồng dạng.

Không phải tất cả mọi phân dạng đều tìm được bằng phép đệ quy.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà toán học bắt đầu nghiên cứu các hình tự đồng dạng tự thế kỷ 17, khi Gottfried Leibniz xem xét các đường gấp khúc và định nghĩa đường thằng là đường phân dạng chuẩn: "các đường thẳng là đường cong, bất kỳ phần nào của nó cũng tương tự với toàn bộ".

Năm 1872, nhà toán học người Đức Karl Weierstrass đưa ra mô hình về một hàm liên tục nhưng không đâu khả vi

📷Bông tuyết Koch

Năm 1904, nhà toán học Thụy Điển Helge von Koch trong một bài "Sur une courbe continue sans tangente, obtenue par une construction géométrique élémentaire" đã nghiên cứu các tính chất của phân dạng tạo thành bắt đầu từ các đa giác đơn lồi phẳng, mà cụ thể là tam giác, có hình dạng na ná rìa của các bông tuyết và được gọi là bông tuyết Koch (Koch snowflake)

Tập hợp Mandelbrot[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Tập hợp Mandelbrot📷Hình ảnh đầu tiên của tập Mandelbrot (trên mặt phẳng phức) trong dãy phóng đại với môi trường được tô màu liên tục (các điểm màu đen thuộc về tập này).

Tập Mandelbrot là một tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng phức, với biên của nó có dạng fractal. Tập Mandelbrot là tập các giá trị của số phức c với quỹ đạo bắt đầu từ 0 dưới phép lặp của đa thức bậc hai hệ số phức zn+1 = zn2 + c vẫn bị chặn (đóng trong biên).[1] Có nghĩa là, một số phức c thuộc về tập Mandelbrot, khi bắt đầu với z0 = 0 và áp dụng phép lặp lại, thì giá trị tuyệt đối của zn không bao giờ vượt quá một số xác định (số này phụ thuộc vào c) cho dù n lớn như thế nào. Tập Mandelbrot được đặt tên theo nhà toán học Benoît Mandelbrot, người đầu tiên đã nghiên cứu và phát triển nó.

Ví dụ, lấy c = 1 thì khi áp dụng chuỗi lặp ta thu được dãy số 0, 1, 2, 5, 26,…, và dãy này tiến tới vô cùng. Hay dãy này không bị chặn, và do vậy 1 không phải là phần tử của tập Mandelbrot.

Ví dụ khác, lấy c = i (trong đó i được định nghĩa là i2 = −1) sẽ cho dãy 0, i, (−1 + i), −i, (−1 + i), −i,..., và dãy này bị chặn nên ithuộc về tập Mandelbrot.

Khi tính toán và vẽ trên mặt phẳng phức, tập Mandelbrot có hình dạng ở biên giống như một fractal, nó có tính chất tự đồng dạng khi phóng đại tại bất kì vị trí nào trên biên của tập hợp.

Tập Mandelbrot đã trở thành phổ biến ở cả bên ngoài toán học, từ vẻ đẹp thẩm mỹ cho tới cấu trúc phức tạp được xuất phát từ định nghĩa đơn giản, và nó cũng là một trong những ví dụ nổi tiếng của đồ họa toán học. Nhiều nhà toán học, bao gồm Mandelbrot, đã phổ biến lĩnh vực toán học này ra công chúng. Đây là một trong những tập hợp phân dạng nổi tiếng nhất.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Phân dạng tạo từ hình toán học[sửa | sửa mã nguồn]

📷Một phân dạng Mandelbrot zn+1 = zn2 + c

📷Phân dạng trông giống bông hoa

📷Một phân dạng của tập hợp Julia

📷Một phân dạng Mandelbrot khác

Vật thể tự nhiên có cấu trúc phân dạng[sửa | sửa mã nguồn]

📷Kéo hai tấm nhựa trong suốt có dính keo ra khỏi nhau, ta có được một cấu trúc phân dạng.

📷Phóng điện cao thếtrong một khối nhựa trong suốt, ta thu được hình Lichtenberg có cấu trúc phân dạng.

📷Các vết nứt có cấu trúc phân dạng trên bề mặt đĩa DVD, sau khi đưa đĩa này vào lò vi sóng

📷Súp lơ xanh Romanescocó những cấu trúc phân dạng tự nhiên

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Hình học Phân dạng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, thiên văn, kinh tế, công nghệ thông tin...

Khoa học máy tính[sửa | sửa mã nguồn]

Hình học Phân dạng có thể giúp thiết kế các hình ảnh đẹp trên máy tính một cách đơn giản và trực quan. Đây là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những người yêu mến nghệ thuật. Cơ sở hình học Fractal cũng đã được ứng dụng trong công nghệ nén ảnh một cách hiệu quả thông qua các hệ hàm lặp (IFS), đây là một trong những lĩnh vực được các chuyên gia về khoa học máy tính đặc biệt quan tâm.

Phương pháp nén phân dạng là một phương pháp nén dữ liệu có mất mát thông tin cho ảnh số dựa trên phân dạng. Phương pháp này thích hợp nhất cho các ảnh tự nhiên dựa vào tính chất các phần của một bức ảnh thường giống với các phần khác của chính bức ảnh đó. Thuật toán phân dạng chuyển các phần này thành dữ liệu toán học được gọi là "mã phân dạng" và mã này được dùng để tái tạo lại bức ảnh đã được mã hóa. Đại diện của ảnh phân dạng được mô tả một cách toán học như là hệ thống các hàm lặp (IFS).

Như đã biết, với một ánh xạ co trên một không gian metric đầy đủ, luôn tồn tại một điểm bất động. Mở rộng kết quả này cho một họ các ánh xạ co, người ta chứng minh được với một họ ánh xạ như vậy luôn tồn tại một điểm bất động. Để ý rằng với một ánh xạ co, ta luôn tìm được điểm bất động của nó bằng cách lấy một giá trị khởi đầu rồi lặp lại nhiều lần ánh xạ đó trên các kết quả thu được của mỗi lần lặp. Số lần lặp càng nhiều thì giá trị tìm được càng xấp xỉ chính xác giá trị của điểm bất động. Do đó nếu ta coi ảnh cần nén là "điểm bất động" của một họ các ánh xạ co thì mỗi ảnh ta chỉ cần lưu thông tin về họ ánh xạ thích hợp, điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều dung lượng cần có để lưu trữ thông tin ảnh.

Y học và sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học đã tìm ra các mối quan hệ giữa phân dạng với hình thù của tế bào, quá trình trao đổi chất của cơ thể người, AND, nhịp tim, … Trước đây, các nhà sinh học quan niệm lượng chất trao đổi phụ thuộc vào khối lượng cơ thể người, nghĩa là nó tỉ lệ bậc 3 khi xem xét con người là một đối tượng 3 chiều. Nhưng với góc nhìn từ hình học phân dạng, người ta cho rằng sẽ chính xác hơn nếu xem con người là một mặt phân dạng với số chiều xấp xỉ 2.5, như vậy tỉ lệ đó không nguyên nữa mà là một số hữu tỷ. Việc chẩn đoán bệnh áp dụng hình học phân dạng đã có những tiến bộ rõ rệt. Bằng cách quan sát hình dạng của các tế bào theo quan điểm phân dạng, người ta đã tìm ra các bệnh lý của con người, tuy nhiên những lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, cần phải được tiếp tục nghiên cứu.

Hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Hình học Phân dạng được sử dụng trong việc khảo sát các hợp chất cao phân tử. Tính đa dạng về cấu trúc polymer thể hiện sự phong phú về các đặc tính của hợp chất cao phân tử chính là các phân dạng. Hình dạng vô định hình, đường bẻ gãy, chuỗi, sự tiếp xúc của bề mặt polyme với không khí… đều có liên quan đến các phân dạng. Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử trong hợp chất, dung dịch, các quá trình tương tác gần giữa các chất với nhau,… đều có thể xem như một hệ động lực hỗn độn (chaos).

Vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vật lý, khi nghiên cứu các hệ cơ học có năng lượng tiêu hao (chẳng hạn như có lực ma sát) người ta cũng nhận thấy trạng thái của các hệ đó khó xác định trước được và hình ảnh hình học của chúng là các đối tượng phân dạng.

Thiên văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại các quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời cung như trong các hệ thiên hà khác. Một số kết quả cho thấy không phải các hành tinh này quay theo một quỹ đạo Ellipse như trong hình học Euclide mà nó chuyển động theo các đường phân dạng. Quỹ đạo của nó được mô phỏng bằng những quỹ đạo trong các tập hút "lạ".

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Mô tả sự biến động của giá cả trên thị trường chứng khoán bằng các đồ hình phân dạng sẽ cho phép chúng ta theo dõi sự biến động của giá cả. Trên cơ sở đó dự báo giá cả trên thị trường dựa theo các luật của hình học phân dạng.

0
Khác biệt giữa Thiết kế nhân vật và Vẽ bình thườngThiết kế tạo hình một nhân vật hoạt hình nói chung, manga hay anime nói riêng khá khác biệt với việc vẽ tranh, phác thảo nhân vật một lần. Khi vẽ một lần, bạn chỉ quan tâm nhân vật trông như thế nào từ một góc nhìn trong bức tranh đó. Nhưng khi vẽ truyện tranh, hoạt hình, việc thiết kế nhân vật cần...
Đọc tiếp

Khác biệt giữa Thiết kế nhân vật và Vẽ bình thường

Thiết kế tạo hình một nhân vật hoạt hình nói chung, manga hay anime nói riêng khá khác biệt với việc vẽ tranh, phác thảo nhân vật một lần. Khi vẽ một lần, bạn chỉ quan tâm nhân vật trông như thế nào từ một góc nhìn trong bức tranh đó. Nhưng khi vẽ truyện tranh, hoạt hình, việc thiết kế nhân vật cần bạn phải vẽ từ nhiều góc nhìn/góc độ khác nhau để tạo nên tính đa dạng, đáp ứng mọi tình huống xảy ra trong câu chuyện của mình.

Hai điều cần lưu ý khi thiết kế tạo hình nhân vật manga - anime

1. Nhân vật nên có thiết kế đơn giản. Sẽ tốn rất nhiều thời gian khi phải vẽ quá nhiều nhân vật với những chi tiết phức tạp.

2. Cần xem xét, cân nhắc, tìm hiểu nhân vật của mình sẽ trông như thế nào ở tất cả các góc nhìn/góc độ. Bạn sẽ phải vẽ chúng từ nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lần.

Các bước tạo hình nhân vật Manga - Anime

Bước 1: Tạo profile nhân vật

📷Viết profile nhân vật

Quyết định xem bạn muốn vẽ nhân vật như thế nào và chọn các chi tiết tối thiểu sẽ cần để truyền tải đặc điểm nhân vật đến người xem. Ví dụ, kiểu quần áo, phụ kiện cần để diễn tả nhân vật một cách tốt nhất.

Nên viết ra một vài thông tin cơ bản về nhân vật như tuổi tác, công việc, tính cách... và thiết kế nhân vật dựa vào những đặc điểm này.

Bước 2: Phác thảo sơ qua nhân vật

📷Phác thảo nhân vật manga, anime

Vẽ phác thảo sơ ý tưởng của bạn. Đây có thể là hình ảnh nhân vật từ bất cứ góc độ hay tư thế nào bạn muốn. Vẽ bất kì điều gì bạn cảm thấy có thể miêu tả tốt nhân vật của mình. Hoàn thành ít nhất một hình phác thảo toàn cơ thể và vài hình cận mặt.

Nếu nhân vật của bạn rất to hoặc rất nhỏ, bạn có thể phác thảo bên cạnh một nhân vật có tỉ lệ bình thường để nắm được kích thước nhân vật.

Sử dụng các chi tiết đơn giản hoặc ít chi tiết cho nhân vật, đừng khiến các nhân vật trở nên quá phức tạp. Bạn có thể thêm những chi tiết vào sau nếu thấy nhân vật quá đơn giản chưa ấn tượng.

Khi đã hoàn thành việc phác thảo, hãy chọn những bản vẽ bạn thích nhất và kết hợp chúng thành nhân vật hoàn chỉnh của bạn.

Bước 3: Phát triển tạo hình nhân vật

📷Thiết kế nhân vật manga, anime

Để tiếp tục phát triển thiết kế của bạn, hãy vẽ nhân vật từ phía trước, từ hai bên (trừ khi chúng giống hệt nhau) và từ các góc nhìn phía sau. Bạn cũng có thể vẽ thêm chi tiết nếu cần.

Thực hiện những hình vẽ này sẽ giúp bạn có được các góc nhìn toàn diện nhất về nhân vật, rồi sử dụng chúng để làm tài liệu tham khảo khi bắt tay vào vẽ tác phẩm

Để giữ đúng tỷ lệ chuẩn trong các góc nhìn và chế độ xem khác nhau, bạn có thể vẽ những đường hướng dẫn cơ sở cho cơ thể từ góc nhìn này sang góc nhìn khác. Lưu ý phối cảnh cũng rất quan trọng khi vẽ, có những chi tiết nhìn sẽ khác nhau ở các góc nhìn khác nhau. Ví dụ bạn có thể thấy vào bàn chân ở hình vẽ phía trên, quan sát ở góc chính diện thì nó sẽ nằm quá đường cơ sở hình.

Bước 4: Tô màu cho nhân vật của mình

📷Thiết kế màu sắc cho nhân vật manga, anime

Các bộ manga - anime thường có màu đen trắng, nhưng đôi khi chúng vẫn được đổ màu vào để thêm phần sinh động, ví dụ như ở các trang bìa truyện hoặc một vài trang mở đầu.

Cho dù đã có ý tưởng nhất định về màu sắc cho nhân vật của mình thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây:

Không phải màu nào cũng nên kết hợp với nhau, có màu kết hợp được, có màu không. Những màu kết hợp được thường là những màu bổ sung cho nhau hoặc nằm đối diện nhau trên bánh xe màu sắc (color wheel), ngoại trừ đen và trắng có thể kết hợp với gần như tất cả. Thường bạn sẽ thấy các nhân vật manga - anime nổi tiếng đều sử dụng các màu như đã nói. Chúng không nhất thiết phải là màu đối diện chính xác trên bánh xe mà có thể là màu có sắc thái/sắc độ gần màu đó.

Nên chọn những màu phù hợp với kiểu nhân vật bạn muốn tạo ra. Màu sắc cũng góp phần tạo nên những tâm trạng, chi tiết, đặc điểm nhất định cho nhân vật. Ví dụ màu xanh dương được coi là màu lạnh, còn màu đỏ là màu ấm, bạn tạo một nhân vật giả tưởng sử dụng phép thuật băng tuyết thì chắc chắn không nên sử dụng nhiều màu đỏ trong thiết kế tạo hình.

📷Tô màu nhân vật manga, anime

Tips cho bạn

Hãy tạo ra các nhân vật phù hợp với cốt truyện của mình. Rất nhiều bộ manga - anime có các nhân vật đại trà, chung chung, không quá ấn tượng nhưng vẫn câu chuyện vẫn rất tốt. Bạn nên cân bằng giữa sự độc đáo và những gì phù hợp với tác phẩm của mình. 

Ví dụ, nếu chuyện của bạn thuộc kiểu đời thường, lát cắt cuộc sống, có lẽ bạn nên tạo các nhân vật như những người bình thường quanh mình. Còn nếu bạn vẽ thể loại giả tưởng hay khoa học viễn tưởng thì hãy tạo hình cho nhân vật kiểu kỳ lạ, khác thường một chút thì mới phù hợp.

Thêm nữa, không nên sao chép nhân vật từ những tác phẩm của người khác. Tất nhiên nếu lấy ý tưởng thì chẳng sao cả, chỉ đừng nên copy phần lớn nhân vật và chỉnh sửa lại một chút cho khác biệt. Hãy sử dụng ý tưởng, sáng tạo của bản thân để cho ra những tác phẩm của riêng mình.

Kết luận

Để thiết kế được một nhân vật manga hay anime ngoài việc luyện tập chăm chỉ thì còn rất nhiều điều cần lưu ý, tuy nhiên nếu làm được, bạn sẽ cảm thấy nó vô cùng thú vị và thêm say mê hơn. Nếu có ý tưởng hay ho cho một bộ truyện, đừng ngại ngần thử sức, Quantrimang chắc chắn rằng, nếu chăm chỉ và thực sự yêu mến manga - anime, sẽ chẳng có khó khăn nào cản đường bạn hoàn thành những tác phẩm tuyệt vời của riêng mình.

Chúc bạn thành công!

0
Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.Ngày nay, bài Tây được sử dụng trong mục đích giải trí hoặc tiên tri. Thế nhưng, nguồn gốc của chúng không phải chỉ là những mảnh giấy ghi số hay vẽ hình bất kỳ. Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít...
Đọc tiếp

Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.

Ngày nay, bài Tây được sử dụng trong mục đích giải trí hoặc tiên tri. Thế nhưng, nguồn gốc của chúng không phải chỉ là những mảnh giấy ghi số hay vẽ hình bất kỳ. Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.


Ý nghĩa của những lá bài số

Bài Tây được xem là hình ảnh đại diện cho cách tính lịch của con người. 52 lá bài tương ứng với 52 tuần trong một năm. 4 chất bài: cơ (hình trái tim), rô (hình thoi), chuồn hay tép (hình lá cánh chuồn) và bích (hình ngọn giáo) tượng trưng cho 4 mùa trong một năm.

📷

Số quân bài trong một chất (tính từ 2 đến át) có 13 lá, được lý giải là thể hiện cho 13 tuần trong một mùa. Vì mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, nên màu sắc đỏ - đen của một bộ bài là để thể hiện điều này. Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Lá Joker màu đỏ đại diện cho mặt trời ban ngày, lá màu đen tượng trưng cho mặt trăng ban đêm.

📷

Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày mỗi năm. Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì J, Q, K lần lượt là 11, 12 và 13 điểm. Khi cộng tất cả các lá bài lại, tổng điểm cũng vẫn là 365 điểm (đối với năm thường) và 366 điểm (đối với năm nhuận).

📷

Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.

Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người

Đối với quân K

K chuồn: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…

📷

K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.

📷

K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.

📷

K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.

📷

Đối với quân Q

Q chuồn: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.

📷

Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.

📷

Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh "Cựu Ước". Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.

📷

Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.

📷

Đối với quân J

J chuồn: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.

📷

J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.

📷

J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d’Arc.

📷

J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.

📷

0