K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

Di chứng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không chỉ để lại trên đất nước Việt Nam với quá nhiều đau thương, mất mát, mà còn hằn rõ trong tâm tưởng và lịch sử nước Mỹ. Cũng từ đó đã hình thành một mảng văn học đề tài về hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975 của chính những nhà văn - cựu binh Mỹ với nỗi ân hận, dày vò về cuộc chiến tàn bạo mà các nhà cầm quyền nước họ đã gây ra.

Theo Giáo sư người Mỹ J.M.Xteo-men (J.M.Stellman) và tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học có chứa 366 kg chất đi-ô-xin cực kỳ độc hại xuống 26 nghìn làng, bản Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam - đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam...

Từ những đau thương, mất mát quá lớn đối với con người, với môi trường sống đã hình thành đề tài văn học hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975.

Rất nhiều nhà văn, các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ cùng tác giả một số nước đã dùng ngòi bút mô tả số phận con người cùng nỗi đau của họ sau cuộc chiến với góc nhìn khác nhau. Mỗi tác phẩm một bức thông điệp gửi cho nhân loại, gửi tới mai sau về sự hủy diệt của chiến tranh, bằng những thứ vũ khí tối tân nhất, cùng những hành động man rợ nhất của chính con người đối với con người. Phần nhiều số tác phẩm chống lại cái ác, tố cáo tội ác của những người âm mưu chủ trương cuộc chiến tranh. Chia sẻ với những số phận bất hạnh, cứu giúp, nâng đỡ họ đứng dậy, giành lại sự sống đang bị cái ác chiến tranh bao vây dồn đuổi trên con đường cùng kiệt.

Ðề tài hậu chiến, mỗi câu chuyện, mỗi tình tiết như một dấu ấn, tưởng như không cần bất kỳ một sự hư cấu nghệ thuật hay một sự tưởng tượng nào vượt được sự thật khủng khiếp của hiện thực đã có. Một hiện thực không bị mờ khuất mà nó luôn hiện hữu trên mỗi con người, mỗi vùng đất nơi chiến tranh đã đi qua. Ðó chính là đối tượng miêu tả của văn học hậu chiến, của những ngòi bút khám phá nỗi đau và sự bất hạnh của con người trong thế giới thời bình.

Các nhà văn Mỹ cùng các cựu binh Mỹ từng có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết hơn 500 cuốn sách bằng các thể loại tiểu thuyết, truyện ký, hồi ức về cuộc chiến tranh Việt Nam và hệ lụy của hậu quả chiến tranh trút lên con người, đè nặng tâm hồn, thể xác con người của hai đất nước. Một số tác phẩm từ cái nhìn số phận một cá thể con người cùng nỗi bất hạnh thời hậu chiến để nhìn lại cuộc chiến tranh trước đó. Dù viết dưới thể loại nào, ngôn ngữ độc thoại hay tả trực diện, tự thuật hay sáng tác văn học đều mang dấu ấn hiện đại của thời hậu chiến.

Tác phẩm Ðếm xác, tiểu thuyết của W.Hu-ghít (W.Hughet) miêu tả nỗi kinh hoàng của lính Mỹ tham chiến ở Khe Sanh. Nhìn rõ sự thật, hoài nghi tột cùng, đã đẩy người lính vào những ám ảnh bởi cái chết đau đớn thảm hại. Hậu Khe Sanh là gì? Lại những cuộc đụng độ và "đếm xác". Một sự thật quá sức mường tượng của hư cấu nghệ thuật. Phần lớn các sáng tác dù là tiểu thuyết hay hồi ức, con người cùng số phận của họ luôn là trung tâm của tác phẩm.

Tiểu thuyết Ngày sinh mùng 4 tháng 7 của Giôn Câu-uy-ki (John Cowike) nói về một thế hệ thanh niên có tri thức, có văn hóa của nước Mỹ bị lừa vào cuộc chiến tranh Việt Nam để rồi nhiều người phải gánh nỗi hận vì bị tàn phế suốt cả cuộc đời. Nhân vật Rô-bớt Mu-lơ đã phải thốt lên: "Tôi đã mất ba phần tư thân thể ở Việt Nam. Cuộc đời còn có nghĩa gì đâu. Tất cả những gì đối với tôi đều là vô nghĩa". Ở cuốn Câu chuyện Pu Cô, bằng ngôn ngữ độc thoại La-ri He-nơ-man (Larry Heneman) đẩy hình tượng nhân vật đạt tới thứ ngôn ngữ đối thoại của tiểu thuyết hiện thực. Từ góc nhìn cá thể số phận của một nhân vật là người lính Mỹ để nhìn lại cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa mà họ đã gây ra ở Việt Nam. Ðó cũng là một thông điệp mới về cách nhìn chiến tranh của La-ri He-nơ-man. Chiến tranh theo ông đã dẫn con người tới sự sống vô nghĩa. Ðó là cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Tác giả Giôn Ni-cô-lai (John Nicholair) với tiểu thuyết Máu Mỹ không chỉ lên án sự tàn bạo của cuộc chiến tranh, coi thường chủ trương gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam là kẻ sát nhân và ông đã ví chiến trường như một cái chợ bán thịt người. Ðiều sâu sắc trong tiểu thuyết Máu Mỹ, chiến tranh mới chỉ kết thúc ở chiến trường, nhưng chiến tranh vẫn đeo đẳng người lính Mỹ về tận nước Mỹ tàn phá cuộc đời của họ. Chỉ có dòng văn học hậu chiến tranh Việt Nam mới có hình ảnh kết cục với người Mỹ như thế. Nhưng suy cho cùng đó là số phận con người mà bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người lính cũng phải gánh chịu.

Trong cuốn hồi ký Cha con tôi - NXB Chính trị Quốc gia dịch in 1998, tác giả Ðô đốc E.Giăn-oan (E.Junwalt) đã thú nhận nỗi bi thảm của gia đình mình. Ông viết: "Do những mệnh lệnh mà tôi đã đưa ra để tăng cường rải chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó, trong ý thức tôi không hề nghi ngờ rằng, cuối cùng bằng cách gián tiếp, tôi đã phải chịu trách nhiệm trước việc En-mô con trai tôi khi đó đang đi tuần tiễu ở Việt Nam, những vùng mà chính tôi đã ra lệnh rải thảm chất độc. En-mô và cả đứa cháu nội của tôi sau này cũng bị nhiễm nặng chất da cam. Ðiều đó đã biến tôi thành một công cụ trong tấm thảm kịch của gia đình mình. Những gì đã xảy ra đối với con trai tôi và Rút-xen cháu tôi đã hằn sâu thêm cảm xúc về sự phù phiếm của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó là bài học đau đớn nhất của cuộc đời tôi".

Nhận ra sự thật, viết lại sự thật bằng cảm và nhận từ chính nỗi đau của người cầm bút, nên hầu như các tiểu thuyết, hồi ký về hậu quả chiến tranh Việt Nam đều được mô phỏng chủ thể rất rõ ràng. Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đã hủy diệt tận cùng đối với con người, cần phải ngăn chặn những cuộc chiến tranh như thế.

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó vẫn còn đang tiếp diễn và ngày càng nặng nề. Chúng tôi, các nhà văn Việt Nam kêu gọi các nhà văn Mỹ với lương tâm và thiên chức của người cầm bút hãy tiếp tục viết về đề tài hậu quả chiến tranh nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại cùng Chính phủ Mỹ, chính phủ các nước có liên quan để họ có hành động vì sự sống và số phận những con người đang gánh chịu hậu quả từ cuộc chiến tranh Việt Nam.

10 tháng 11 2017

Bạn tra trên mạng ấy , nhiều lắm !

17 tháng 5 2018

 Tre xanh

                         Xanh tự bao giờ?

                         Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”


 

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà“đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà “đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.


*Ryeo*

21 tháng 12 2022

Tham khảo :

Đã trôi qua hơn 60 năm, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới.
 

29 tháng 4 2020

Trong những ngày giáp tết, người người nô nức đi mua bán, sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm. Một trong những loài cây không thể thiếu trong những ngày này, chính là cây mai vàng. Bởi thiếu nó, người ta như thấy Tết đã mất đi một phần phong vị của nó rồi.

Em cùng bố vui vẻ chở cây mai về nhà. Bố trồng cây mai trong chiếc chậu sứ đã mua từ mấy hôm trước rồi cẩn thận đắp đất tưới nước. Cây mai năm nay bố mua hoa nhiều, nụ cũng nhiều. Thân cây vững chắc, thế cũng đẹp khiến cả nhà ai cũng tấm tắc khen. Mọi người đều mong muốn cây mai ấy sẽ mang tới những điều tốt đẹp cho cả nhà trong năm nay.Trên cành cây, em treo những bao lì xì màu đỏ in những hình vẽ vui nhộn cho căn phòng đặt chậu đào trở nên tươi vui, sang trọng.Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới. Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.

Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.

( đúng k mình nha) + (bạn nhớ đọc hết nha )

hok tốt

8 tháng 2 2018

A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. 

Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.

Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. 

Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. 

Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.

8 tháng 2 2018

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

8 tháng 5 2022

tham khảo***********Khi bình minh vừa hé mở, mọi người đã dậy. Thế là một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em.

Mọi người tấp nập kéo ra đồng làm việc, những em bé tung tăng cắp sách đến trường. Các cô gái gánh những bó rau tươi ra chợ bán. Các chú chim hoạ mi đang bay bay trên bầu trời xanh thẳm hót líu lo. Tất cả đã làm cho không khí ban mai càng thêm sinh động. Mặt trời lên cao, tiếng chim hót rộn rã, nó như một điệu đàn trong một ngày mới thật vui. Những luỹ tre xanh rì reo trong gió sớm, có lẽ như chúng đang trò chuyện say sưa. Những con đường đất đỏ uốn cong như dải lụa quanh cánh đồng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Đâu đây, tiếng giã gạo vang lên từ phía cuối xóm, tiếng gọi nhau í ới văng vẳng ngoài đồng. Không khí thật náo nhiệt!

Buổi sáng ở quê em thật đẹp, thật vui, thật đáng yêu. Nơi đây đã gắn bó với em, nơi em đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Em tha thiết yêu quê mình, yêu các bác nông dân cần cù, một nắng hai sương. Em nguyện ra sức học tập tốt để sau này thành đạt, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

8 tháng 5 2022

tham khảo

Khi bình minh vừa hé mở, mọi người đã dậy. Thế là một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em.

Mọi người tấp nập kéo ra đồng làm việc, những em bé tung tăng cắp sách đến trường. Các cô gái gánh những bó rau tươi ra chợ bán. Các chú chim hoạ mi đang bay bay trên bầu trời xanh thẳm hót líu lo. Tất cả đã làm cho không khí ban mai càng thêm sinh động. Mặt trời lên cao, tiếng chim hót rộn rã, nó như một điệu đàn trong một ngày mới thật vui. Những luỹ tre xanh rì reo trong gió sớm, có lẽ như chúng đang trò chuyện say sưa. Những con đường đất đỏ uốn cong như dải lụa quanh cánh đồng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Đâu đây, tiếng giã gạo vang lên từ phía cuối xóm, tiếng gọi nhau í ới văng vẳng ngoài đồng. Không khí thật náo nhiệt!

Buổi sáng ở quê em thật đẹp, thật vui, thật đáng yêu. Nơi đây đã gắn bó với em, nơi em đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Em tha thiết yêu quê mình, yêu các bác nông dân cần cù, một nắng hai sương. Em nguyện ra sức học tập tốt để sau này thành đạt, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

22 tháng 1 2018

Kakasi sharingan

22 tháng 1 2018

                    Bài làm:

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối 

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

:). Ủng hộ mk nha các bạn!!!

10 tháng 3 2020

Bài làm:

  • Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…
  • Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy

học tốt

  • Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…
  • Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy.