K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2018

rảnh lắm hả

bn tự viết ik

17 tháng 8 2018

Trên mạng nhiều lắm :) k thiếu

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

27 tháng 4 2019

đất nước em ở châu lục châu á có các bạn bè như người ở châu phi nhungwcacs bạn ở đó rất khỏe

27 tháng 9 2019

đất nước em sống ở châu á

17 tháng 11 2017

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý! Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một cách trìu mến là cậu bé Khoa. Cuốn sách dày 204 trang, gọn nhẹ in trên khổ giấy 13x19cm do NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Bìa sách được họa sĩ Huyền Linh thể hiện chủ yếu bằng mảng màu hài hòa, như một khoảng trời với mặt trăng con và một góc làng quê của vùng Đồng bằng bắc bộ, có cây tre và con trâu quen thuộc với làng quê Việt Nam yêu dấu, và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng là một người con của vùng Đồng bằng bắc bộ, ông sinh năm 1958 ở xã Quốc Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nơi có con sông Kinh Thày đã đi vào lịch sử  với những chiến công của anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.

      Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
Ai treo ông cao thế

                                                Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.

      Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật

 
18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

21 tháng 3 2018

bài 2 là

núi Đại Huệ

núi Thiên Nhẫn

đình Nam Hoa

bài 1 mình chịu

16 tháng 5 2018

Kudo Shinichi là một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn.[2] Trong một lần khi đang điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chúng cho cậu uống thử loại thuốc teo nhỏ (APTX 4869) tổ chức vừa điều chế ra nhưng chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.[3] Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Xuyên suốt xê-ri cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori.[4]Đồng thời cậu cũng phải đi học lại tiểu học, kết bạn được nhiều người và lập ra Đội thám tử nhí.

Về sau một học sinh tiểu học bất đắc dĩ khác tên là Haibara Ai tiết lộ rằng cô ấy chính là người đã tạo ra thuốc teo nhỏ. Vì muốn tách khỏi băng nhóm nên đã uống thuốc.[5] Trong một vài vụ án liên quan đến Tổ chức Áo đen, Conan đã hỗ trợ các điệp viên của FBI vàCIA.[6]

16 tháng 5 2018

Thám tử lừng danh Conan  là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.

16 tháng 9 2021

                                                                                           bài làm

Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn chìm trong màn sương trắng. Công viên được bao bọc bởi những cây cao, vòm lá xum xuê, trồng thẳng tắp. Dưới gốc cây, những bồn hoa được cắt tỉa cẩn thận, chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch men. Mặt trời bừng lên, chiếu những tia nắng hồng, xua tan màn sương, đểlại trên lá cây những hạt sương to long lanh như những hạt ngọc. Một chú chim chào mào có gù lông màu vàng nghệ, từ đâu bay đến, đậu trên cành hoa sứ hót lên một hồi lanh lảnh rồi vụt bay đi. Chim trong các vòm cây hoạ theo tiếng hót, công viên chợt rộn rã tiếng chim. Nghiêng mình nghe chim hót, những nàng hồng hé cánh hoa, phô sắc áo màu đỏ thẫm. Nụ hoa he hé toả hương dịu dàng. Công viên buổi sáng đẹp lung linh, diễm lệ.

hok tốt nha bạn

16 tháng 9 2021

Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn chìm trong màn sương trắng. Công viên được bao bọc bởi những cây cao, vòm lá xum xuê, trồng thẳng tắp. Dưới gốc cây, những bồn hoa được cắt tỉa cẩn thận, chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch men. Mặt trời bừng lên, chiếu những tia nắng hồng, xua tan màn sương, đểlại trên lá cây những hạt sương to long lanh như những hạt ngọc. Một chú chim chào mào có gù lông màu vàng nghệ, từ đâu bay đến, đậu trên cành hoa sứ hót lên một hồi lanh lảnh rồi vụt bay đi. Chim trong các vòm cây hoạ theo tiếng hót, công viên chợt rộn rã tiếng chim. Nghiêng mình nghe chim hót, những nàng hồng hé cánh hoa, phô sắc áo màu đỏ thẫm. Nụ hoa he hé toả hương dịu dàng. Công viên buổi sáng đẹp lung linh, diễm lệ.