K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2020

mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.

30 tháng 3 2021

Tại điều 2 Hiến chương ASEAN đã nêu rõ:asean và các quốc gia thành viên hoạt động theo nguyên tắc dưới đây: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ  bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên. Cam kết  chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh  thịnh vượng ở khu vực.

In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po  Thái Lan.

 

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. ...

Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.

Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường.

Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).
Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.

 

30 tháng 3 2021

Giúp mk 3câu với

 

4 tháng 3 2019

- Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 được tổ chức ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a ngày 7 và 8 tháng 10 năm 2003, Lãnh đạo các thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II) thống nhất mục tiêu của ASEAN đến năm 2020 là xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh được hợp thành bởi ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Hiện nay, xây dựng Cộng đồng ASEAN là mục tiêu chủ đạo cao nhất của ASEAN, được triển khai trong mọi lĩnh vực hợp tác của ASEAN

- Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) có mục tiêu là tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài. Cộng đồng An ninh ASEAN không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung, không hướng tới một liên minh quân sự, không đe dọa ai.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất ở khu vực, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lưu chuyển tự do; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài.

- Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao bản sắc văn hóa khu vực, bảo vệ môi trường, ứng phó với tác động của toàn cầu hóa, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống...

23 tháng 5 2020

Câu 2:

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Câu 3:

a. Diện tích, giới hạn.

- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió:

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o


24 tháng 5 2020

yeuThank you

27 tháng 12 2020

ở một số quốc gia tây nam á lại trở nên giàu là vì ở đó có nguồn khoáng sản phong phú như: sắt , đồng , vàng, kim cương,....

tình hình chính trị mình ko bt=))

28 tháng 3 2017

Câu 1 :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

28 tháng 3 2017

Câu 4 :

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

19 tháng 3 2017

thành tựu:

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

19 tháng 3 2017

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

22 tháng 2 2018

Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc. Mọi nguồn lực kinh tế, xã hội cả trong và ngoài nước đã được phát huy. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển. Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Trong nông nghiệp đã hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, :cao su, chè, điều và thủy hải sản.
Công nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt, như dầu khí. than, điện, thép, xi măng, giấy, đường.

Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối. hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến dán tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh