K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

22 tháng 2 2018

Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc. Mọi nguồn lực kinh tế, xã hội cả trong và ngoài nước đã được phát huy. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển. Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Trong nông nghiệp đã hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, :cao su, chè, điều và thủy hải sản.
Công nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt, như dầu khí. than, điện, thép, xi măng, giấy, đường.

Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối. hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến dán tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh

19 tháng 3 2017

thành tựu:

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 1:

a)

Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan...

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 trước Công nguyên.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ thuộc các nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vivà Soi Nhụ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước. Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng - Văn minh sông Hồng và sông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.

Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận ra là một quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.[1]

14 tháng 12 2021

Tham khảo

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%25E1%25BA%25BF_Trung_Qu%25E1%25BB%2591c&ved=2ahUKEwjirqmXveL0AhXJyIsBHSnODAQQFnoECAYQAQ&usg=AOvVaw3mp8KdahiSZKsgPAHN2sKt

ko vô dc:(                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

28 tháng 3 2017

Câu 1 :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

28 tháng 3 2017

Câu 4 :

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

20 tháng 2 2019

Thành tựu

Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau[21][22]:
  • Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
  • Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.
  • Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013[23].
  • Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
  • Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.
  • Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
  • Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).
18 tháng 1 2017

1, Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á:
- Nông nghiệp: Lương thực, thực phẩm cung cấp đủ trong nước và còn dư để xuất khẩu.
- Công nghiệp: Sản lượng xếp thứ 10 thế giới. Các ngành quan trọng: máy tính, điện tử, công nghiệp nặng...
- Dịch vụ: chiếm 48% trong GDP.

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
11 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

11 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

1 tháng 12 2016

Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước Phương Tây, giải phóng đất nước khỏi mọi ràng buộc lỗi thời phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.