K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2019

Trả lời:

Địa điểm du lịch nổi tiếng của Yên Bái có 10 chữ là: Bản Lìm Mông

 Hok tốt

8 tháng 4 2019

Bản Lìm Mông

t.c.k. nha

Biển Cửa Lò

Đây là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất của du lịch Nghệ An với lượng khách du lịch đổ về đông vô cùng vào mùa hè. Đây cũng là một địa điểm chụp ảnh lý tưởng khi bạn sẽ được thoải mái tạo dáng bên bãi biển, cồn cát hay có thể bắt ngay những khoảnh khắc đẹp nhất khi bạn đạp xe đạp đôi dạo quanh đây, công viên ở đây hay những khu vực mọc rất nhiều cây thông. 

Đồi chè Thanh Chương

Nằm ở miền Tây xứ Nghệ, nơi nổi tiếng với khí hậu khô nóng, khắc nghiệt vô cùng nhưng bạn sẽ cảm giác hạ nhiệt hẳn khi bước vào “ốc đảo” chè ở huyện Thanh Chương. Những quả đồi được phủ bởi màu xanh ngắt ngút ngàn của những cây chè, đan xen giữa những khu đồi là những hồ nước được phản chiếu màu chè. Khi những tia nắng bắt đầu ngày mới tỏa sáng, cả đồi chè trở nên đẹp rực rỡ cùng làn không khí trong lành khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.

1 tháng 1 2019

Làng Sen
Làng Sen, là nơi sinh ra của Bác hồ, thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Một làng quê yên bình, tĩnh lặng giống với lối sống giản dị, mộc mạc của Bác. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách mọi phương. Ngôi nhà của Bác hòa với thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái khi đến đây, là một nơi đến hấp dẫn dành cho bạn khi muốn sự yên tĩnh.
Biển Diễn Thành
Đây là bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất Nghệ An. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm khi đến Nghệ An. Với dòng nước trong xanh, mặt biển êm đềm và sóng nhẹ nhàng là một bãi tắm lí tưởng.
Biển Diễn Châu
Biển Diễn Châu là một bãi biển đẹp trong những bãi biển của Nghệ An. Đây cũng là một bãi biển thu hút nhiều khách du lịch với vẻ đẹp huyền diệu của nó.
Bãi Lữ
Đây là một bãi biển mang vẻ đẹp hấp dẫn của Nghệ An. Nó thu hút du khách đến thăm với vẻ đẹp huyền bí không kém hấp dẫn. Mặt nước dịu êm khiến bạn có cảm giác yên bình mỗi đến thăm.
Đền Cuồng
Đây là ngôi đền được xem là linh thiêng nhất Nghệ An, được bộ thể thao và du lịch công nhận là di tích nghệ thuật quốc gia. Ngôi đền với kiến trúc cổ xưa và độc đáo là nơi thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đến Nghệ An.
Đền Cờn
Đây cũng là một ngôi chùa linh thiêng của Nghệ An. Được xây dựng một nơi phong thủy hữu tình và thơ mộng. Đền có kiến trúc cổ kính và độc đáo cũng là nơi thu hút khách du lịch đến đây.
Núi Mộ Dạ
Đến với Nghệ An không chỉ chiêm ngưỡng các bãi biển thơ mộng mà bạn còn có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ. Núi Mộ Da là một ngọn núi lớn và hùng vĩ của Nghệ An. Nơi đây luôn luôn hấp dẫn khách du lịch.
Giếng ngọc Mỵ Châu
Đây là một nghệ thuật kiến trúc lâu đời thời vua An Dương Vương. Giếng có vẻ đẹp quyến rũ không kém phần kì bí đối với du khách ghé thăm. Là điều đáng tiếc khi đến Nghệ An mà không đến giếng ngọc Mỵ Châu.
Đền Hồng Sơn
Đây là một chốn linh thiêng của Nghệ An, đền được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Nơi đây là điểm nhiều du khách đến thăm quan bởi sự tĩnh lặng và linh thiêng của nó.
Chùa Sư Nữ
Chùa được gọi là Sư Nữ vì đây là nơi các sư nữ sinh hoạt. Ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa, và trước chùa có một đầm sen trắng, bạn sẽ cảm thấy thanh tịnh khi đến đây.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh                                                                                                                                                                    Đây là nơi lưu giữ các hiên vật trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp năm 1930- 1931. Không những lưu giữ mà nơi đây còn giới thiệu lại cuộc kháng chiến hào hùng đó.
vvvvvvvvvvvvvvvvv.......

hoc tốt 

happy new year
 

19 tháng 4 2019



Hôm nay chúng ta sẽ đi tham quan Vang Vieng. Vangvieng nằm cách thủ đô của Lào khoảng 150km, thị trấn bé nhỏ Vang Vieng nằm lọt thỏm trong mênh mông của núi rừng xanh ngát. Được biết đến là vùng quê yên bình với khí hậu trong lành, mát mẻ và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của đất nước Lào xinh đẹp. Nơi đây không có công trình kiến trúc tuyệt mỹ, không resort hiện đại hay những con đường rộng thênh thang lót đá… Với lợi thế về địa hình lý tưởng – lưng tựa núi mặt nhìn sông, thị trấn Vang Vieng được biết đến như một vùng quê thanh bình bên dòng sông Nam Song. Thị trấn nhỏ bé này vừa ẩn chứa trong mình nét hoang sơ lại vừa là một thị trấn vô cùng yên bình. Ngay khi vừa đặt chân tới Vang Vieng, chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho thị trấn nhỏ bé này. Dừng chân ở Vang Vieng, chúng ta có thể nghỉ ngơi trong những căn lều cỏ dựng ngay trên mặt nước, thong dong thả mình trên những chiếc phao để tận hưởng không khí trong lành, hoặc chèo kayak thư giãn và ngắm cảnh trời mây sông nước…

Học tốt

Vừa đặt chân tới đầu làng, tôi đã được “mục sở thị” mỏm đá nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Người dân bản địa gọi nó là “mỏm đá ma”. Theo quan sát, mỏm đá này khá to, đang ở tư thế nằm ngang, cao khoảng 5m. Đặc biệt, ở dưới “chân” mỏm đá này có một cái hang, người trưởng thành có thể chui vào. Điều đáng nói, xung quanh mỏm đá này có không ít những câu chuyện ma mị mà người dân bản địa vẫn thường truyền tai nhau khiến người nghe không khỏi sởn gai ốc. 

Đến xóm “Cốc Bả”, Châu Quế Hạ (Văn Yên) hỏi các cụ cao niên trong làng cũng chẳng mấy ai hay biết “mỏm đá ma” này có từ bao giờ. Họ khẳng định, từ khi cha sinh mẹ đẻ ra đã thấy. Và kỳ lạ ở chỗ, mỗi ngày mỏm đá này lại “lớn” hơn một chút. “Nhiều người yếu bóng vía đi ngang qua đây đã vô tình gặp phải “ma nữ”. Cũng có người từng bị “ma đuổi” theo về đến tận nhà” — một cao niên quả quyết

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi quyết định tìm đến những người được coi là “nhân chứng sống” trong câu chuyện ma mị này. Anh Dũng, ngụ tại thôn Trạc, là người từng bị “ma theo” về đến gần nhà, hãi hùng nhớ lại: “Nửa đêm nửa hôm, tôi cũng không biết đấy là người hay ma nữa nhưng thấy sợ quá. Lúc trước, nghe mọi người nói ở khu mỏm đá to có ma, tôi không tin. Đúng hôm đó, cũng như mọi hôm, nửa đêm tôi mới lang thang trên con đường làng để trở về nhà".

"Vì con đường này quá quen thuộc nên tôi cũng không mang theo đèn pin, chỉ duy nhất cầm trên tay chiếc điện thoại đen trắng đời cũ. Qua đoạn nhà văn hóa của thôn là đến đoạn đường vắng có mỏm đá. Bỗng dưng thấy lành lạnh, tóc gáy dựng đứng và gai ốc sởn sùi. Quay nhìn lại phía sau, tôi thấy bóng của một người phụ nữ tóc dài, mặc đồ màu trắng đứng trên vách đá nhìn về phía mình”. - anh Dũng tiếp lời.

Người đàn ông tuổi ngoài 30 khi kể lại câu chuyện của mình vẫn chưa kịp “hoàn hồn” trở lại, anh kể tiếp: “Khi đấy, chân tay nhũn ra nhưng vẫn cố chạy thật nhanh để về nhà. Đang chạy, cũng không quên ngoái lại phía sau nhìn xem có “ai” theo mình không, không ngờ “nó” vẫn đuổi theo sau. Từ lúc đấy tôi chỉ “cắm đầu cắm cổ” chạy chứ không dám ngoảnh lại nữa, qua đoạn dốc thẳng dù hết sức lực nhưng vẫn cố chạy đi vượt rào để sang nhà cho nhanh”. 

Sau lần vô tình chạm mặt “ma nữ” ở mỏm đá đầu làng anh Dũng luôn nơm nớp trong tâm trạng hoảng sợ. Theo tìm hiểu riêng của người viết, vì không giữ được bình tĩnh và trấn an được bản thân nên trong lúc chạy “bán sống bán chết” anh bị ngã, chân bị ống nứa cứa khá sâu khiến anh phải điều trị mất một thời gian dài. Cũng từ lần chạm mặt ấy, anh Dũng không dám đi một mình trên đường làng. 

Thấy chúng tôi có chút ngần ngại, tỏ ra ngạc nhiên và không mấy tin vào câu chuyện đầy liêu trai này, anh Dũng chỉ cho tôi đến nhà chú Hùng, ngụ cùng làng Cốc Bả để chứng thực cho sự tồn tại của “ma nữ” ở mỏm đá. 

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhân chứng tên Hùng này, người này chỉ mơ hồ nói: “Tôi thấy mọi người bàn tán nhau rằng dạo trước có một nhóm người là công nhân lái máy xúc đến vùng này để làm việc. Họ đã thuê nhà Nga Kế đầu làng để ở tạm. Theo như mọi người truyền nhau rằng, thời điểm đấy là mùa hè, thời tiết nóng nực nên những người đàn ông ấy mới tính ra sân hè ngủ cho mát. Đến nửa đêm, đang ngủ thì một người trong nhóm cảm giác có “vật” gì đó la đà, di chuyển xung quanh và tiến gần để “sờ mặt”. Chỉ đến khi anh ta mở mắt rồi hét lên thì “cái bóng” ấy mới dần di chuyển đi hướng khác và biến mất”. 

Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết con người đã biết thuần hoá và chăn nuôi dê (sơn dương) cách đây hơn hai vạn năm. Dê nuôi trong chuồng, ban ngày thả cho chúng chạy nhảy kiếm ăn tự do trong vườn rộng, thích hợp nhất là ở miền núi có nhiều đồi núi, đồng cỏ. Đặc tính của dê là hiền lành, nhanh nhẹn, nhút nhát, nhưng cũng lắm khi hung dữ đấu đá, húc lung tung. Dê cũng được chọn vào 12 con giáp trong văn hoá phương Đông gọi là "Thập nhị sinh tiêu" (hay  gọi là Thuộc tướng) rất được nhiều nước trên thế giới áp dụng để ghi chép năm, tháng, ngày giờ, ứng với những người tuổi Mùi để xem tướng số. Bởi vậy, từ lâu đời nhân dân ta cũng hay mượn những đặc tính này của dê để sáng tạo, lưu truyền những  tập truyện cổ dân gian mang tính giáo dục, tự rút ra bài học sâu sắc...

Hầu hết các truyện cổ dân gian về loài dê trong nước ta đều thuộc loại truyện ngụ ngôn, hoặc gần với ngụ ngôn, giai thoại, nhằm mục đích răn dạy, khuyên bảo con người. Trước hết, người ta mượn đặc tính hiền lành và nhút nhát của dê để kể những chuyện mang kết cục về cái chết tất yếu sẽ xảy ra. Người Kinh có hai truyện "Cọp không sợ Dê" lưu truyền nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung, đại để: Một con Dê ăn cỏ dưới chân núi. Các loài thấy Dê quát một tràng dài thì đều khiếp vía chạy trốn. Chỉ có một con cọp ngồi lại, rình trong bụi cây. Cọp quan sát thấy Dê chỉ kêu be be thôi, cọp liền gầm gừ thử một tiếng thì thấy cẳng Dê co quắp cả lại, thậm chí cả lưỡi kêu be be cũng không ra hơi nữa. Biết Dê nhát gan, cọp xông ra vồ bắt ăn thịt một cách dễ dàng. Ở truyện "Dê đánh bạn với cọp" kể: Cọp muốn ăn thịt nai bèn bàn với Dê, Dê chạy tới rủ Nai đi về phía Cọp. Cọp vồ được Nai, xé ra ăn thịt và chia cho Dê một phần nhỏ. Cọp ăn hết phần của mình nhưng vẫn thèm bèn lấy phần của Dê, ăn xong Cọp vồ luôn Dê ăn thịt. Còn ở truyện "Dê đi kiếm ăn với Cọp" cho biết: Cọp muốn ăn thịt hươu bèn đuổi bắt. Hươu đang chạy thì gặp Dê chặn đường để Cọp bắt được Hươu, ăn thịt rồi chia cho Dê một ít. Cọp ăn xong lại lấy luôn phần của Dê, còn doạ ăn thịt Dê. Dê sợ quá bỏ đi mất. Cả hai truyện trên đều kể một cách khá ngắn gọn nhằm giúp con người tự rút ra một bài học: không nên chơi với kẻ ác, chơi với kẻ ác là tự hại mình.

Tuy nhiên, không phải trong loài dê, con nào cũng sợ hãi, có con cũng biết dũng cảm chống trả quyết liệt với kẻ xấu. Truyện "Hai con Dê" là một minh chứng: có hai con Dê rủ nhau đi kiếm cỏ non, nước mát. Dê trắng đi trước, đến nửa đường thì gặp một con sói xông ra, nó doạ sẽ ăn thị Dê. Dê Trắng sợ hãi, liền bị Sói vồ ăn thịt. Một lát sau, Dê Đen cũng đi đến đó, lần này, sói cũng xông ra quát nạt. Thấy vậy, Dê Đen dũng cảm lao vào húc chết con Sói độc ác. Rõ ràng, với truyện này, tác giả dân gian muốn khuyên bảo ta rút ra bài học: Sợ thì chết, dũng cảm thì sống, bảo vệ được bản thân.

Dựa vào bản tính cố chấp của Dê, người ta còn lưu truyền "Hai con dê qua cầu", đến giữa cầu, không con nào chịu lui nên cả hai đều rơi xuống nước với ngụ ý khuyên bảo: trong cuộc sống, con người nên biết nhường nhịn nhau, không nên cố chấp.

Dê còn được đồng bào Mông mô tả là loài vật thông minh, mưu trí thông qua các truyện "Dê, Cáo và Hổ", "Hổ và Cáo". Ở truyện đầu kể về việc Dê vợ luôn phàn nàn Dê chồng lười biếng, hay đi kiếm ăn về sớm nên cả nhà dê cùng kéo nhau đi kiếm ăn, chúng mải mê gặm cỏ cho đến khi trời tối, không kịp về nhà, đành phải tìm một cái hang để ngủ qua đêm. Còn ở truyện sau thì kể một đàn dê sau khi kiếm ăn thường vào ngủ qua đêm tại một hang đá rộng thênh thang. Cả hai truyện sau đó có cùng một nội dung: Một con Cáo mò tới bị Dê doạ phải bỏ chạy, nó gặp một con Hổ đang đi kiếm mồi, bàn nhau cùng buộc đuôi vào nhau rồi đi tới cửa hang Dê. Dê đáp lại những câu hỏi của Cáo và Hổ bằng những câu trả lời thông minh, nào là sừng của nó là hai con dao nhọn để đâm lòi ruột kẻ ác, nào là râu của nó là những sợi dây dùng đan túi đựng tim kẻ ác, hay râu của nó chính là hạt tiêu, hạt dổi làm nước chấm ăn thịt cáo thịt hổ béo khoẻ, ăn thật ngon, thích thú. Hổ và Cáo nghe nói thế, hoảng sợ chạy nhanh vào rừng, làm cho Cáo (vẫn đang bị cột đuôi vào Hổ) vỡ sọ chết, bị Hổ ăn thịt.

Người Mông ở Trạm Tấu có truyện "Sự tích sừng Bò sừng Dê" (Minh Khương sưu tầm) ngoài việc giải thích vì sao sừng bò, sừng dê lại cong, cúp, còn có ngụ ý giáo dục con người chớ nóng vội, tò mò, không giữ lời hứa mà làm hỏng việc. Đó là chuyện chàng A Xang mồ côi cha mẹ từ sớm, tốt bụng, chịu khó làm ăn mà vẫn nghèo. Zừ Nhồng (Thần Trời), thương tình sai đứa trẻ nhà trời xuống trần gian giúp A Xang câu được con rùa vàng, sau một năm nuôi đậy kín trong lồng, rùa vàng đẻ ra rất nhiều vàng. A Xang mổ trâu ăn mừng, đãi đứa trẻ. Chú bé chỉ nhận một đuôi trâu, dặn A Xang để ở trên nương rồi: "Mặc em ăn thế nào tuỳ thích. Anh về nhà giữ kín đừng nói với ai". A Xang làm theo lời chú bé nhưng thấy lạ, tò mò rình xem. Thấy chú bé ăn thịt sống, anh đi nói chuyện với mọi người làm cho họ bàn tán xôn xao. Thấy A Xang không giữ lời hứa, chú bé giận liền đọc lời nguyền:

Sừng bò cong, cúp đằng trước

Sừng dê cong, cúp đằng sau

Sừng cong cúp không thay đổi

Nghèo giàu ta nguyền đổi thay

Chú bé hoá phép sừng bò sừng dê cong cúp để đánh dấu lời nguyền và bảo tại A Xang không giữ lời hứa, sẽ nghèo như xưa. Rồi chú bay về trời. Sau một thời gian, số vàng Rùa cho hoá nước. A Xang lại nghèo xơ nghèo xác. Người ta bảo đấy là bài học đời đời kiếp kiếp không quên.

Người Tày- Nùng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng có "Chuyện sừng dê" trong hệ thống các bài dân ca (lượn) của Pụt (Bụt), do Địch Ngọc Lân sưu tầm. Chuyện kể rằng: Sau tết Nguyên Đán, đồng bào thường đón Slay Pụt về  cúng "mát nhà" làm kỳ yên, cầu phúc, giải hạn... Trước các mâm hương, lễ vật cúng... Slay Pụt lượn suốt cả đêm, kể về những sự tích tiến hoá, phát triển của con người, kể về nguồn gốc cây trồng vật nuôi v.v... Trong đó có một đoạn khá hấp dẫn kể về việc bắt rất nhiều con vật về thử nghiệm, khoác vạy, kéo cày, lúc đầu kể chuyện bắt Dê kéo cày:

Người già đông trăm bản

Trẻ em đông vạn vạn mường

Lấy con gì cày rẫy ăn bí

Lấy con gì cày ruộng ăn cơm?

Tôi liền nhảy xuống bãi

Tôi liền sải xuống thang

Bắt con Dê khoác vạy

Dê mắc vạy không chạy

Dê kéo cày không đi...

Slay Pụt lại cho bắt tiếp các con vật khác về kéo cày thử nghiệm, nhưng chúng đều phản ứng như Dê. Mãi đến lượt con Trâu mới kéo được cày. Từ đó, Trâu trở thành con vật gần gũi một nắng hai sương lao động với người, được coi là đầu cơ nghiệp của người nông dân. Nhưng Trâu thấy bất công vì mình thì lao động vất vả mà các con vật khác thì được sống tự do ngoài rừng, nhiều khi chúng còn đến đục khoét, ăn cắp những thứ mình và con người làm ra. Trâu bèn kiện lên Slay Pụt. Thế là Slay Pụt cho săn bắt Dê và nhiều thú rừng khác như Lợn lòi, Chó sói, Bò tót, Ngựa hoang, Ngỗng trời, Gà rừng, Vịt le, Cừu... về thuần hoá chăn nuôi để thịt dần.

Có hình thể giống nhau và ăn cỏ như nhau nên Dê và Cừu được đưa vào nuôi chung đàn. Dê phát triển nhanh nhưng hay sinh sự, kèn cựa với Cừu, nhiều khi xấu chơi đấu đá, húc lung tung. Bởi ngày đó Dê cậy có cặp sừng cứng nhọn dướn về phái trước, rất ngang tàng:

Dê sừng dương phía trước

Ăn trăm rưởi thứ cây

Khi húc con đằng trước

Lúc đá con phía sau

Làm cho chuồng tan nát

Cho rào dậu tan hoang...

Slay Pụt rèn dạy mãi, Dê vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục húc, đá đàn cừu, ăn cả phần đồng cỏ của Cừu. Cuối cùng Slay Pụt phải dùng biện pháp mạnh: Bẻ bộ sừng các con Dê cho quặp về sau gáy, trơ cái trán ra như hiện nay và ban cho con Cừu bộ lông dày ba bốn tấc:

Bẻ sừng dê ngoặt lại phía sau

Ban cho cừu lông ba bốn tấc

Dê húc đỡ đau đàn

Cừu không xây xứt thịt...

Cách xử lý của Slay Pụt làm cho Dê bớt hung hăng đá húc lung tung, trở thành lành hiền hơn, còn Cừu có bộ lông dày không những đủ bảo vệ làn da của mình mà còn để cho con người cắt tỉa làm len dạ, mực ấm người.

Trong "Sự tích 12 con giáp" kể về việc Ngọc Hoàng thượng đế thuở trời đất mới hình thành đã bận tâm sắp xếp để tổ chức loài người được hoàn chỉnh, có việc định "tuổi", định "số mạng" cho con người, cần chọn được 12 con vật tiêu biểu, đặc trưng để loài người "ẩn" vào đó thì sẽ cố định (cầm tinh) suốt đời này sang đời khác ở thế gian. Chuột khôn ngoan nghe trộm được lệnh Ngọc Hoàng không bỏ lỡ thời cơ nên có mặt sớm nhất, được chọn làm con "đầu đàn" và được giới thiệu con thứ hai, rồi cứ thế lần lượt các con vật giới thiệu nhau cho đủ 12 con giáp, ứng với 12 con giáp theo cung Hoàng đạo của người Việt: Chuột (Tý), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi). Do Dê là bạn của Ngựa được Ngựa giới thiệu nên Dê được Ngọc Hoàng xếp vào cung Hoàng đạo sau Ngựa, đứng vị trí thứ 8. Và Dê nhớ có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây vẫn tự xưng là "Hầu vương" tên là Khỉ, bèn giới thiệu cho Ngọc Hoàng, nên Khỉ được chọn xếp thứ 9, ngay sau Dê. Từ đó, ta thấy con Dê trong 12 con vật trở thành "12 con giáp" của người trần gian cho đến ngày nay.

Tuổi Mùi, theo quan niệm dân gian là người có máu "dê", thích chuyện chăn gối, nên người tuổi Mùi cũng hay đi vào giai thoại. Ví dụ: Minh Mạng (1820-1840) năm Quý Mùi 1823, Minh Mạng làm bài thơ tự trào, có câu: "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dựng", nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai.

Lại có một giai thoại khác kể: xưa có một vị quan thanh liêm và nghiêm khắc. Kẻ xấu tìm cách quà cáp cầu lợi, cầu danh đều không được quan nhận. Chúng mở cuộc điều tra, phát hiện được quan sinh năm Mùi bèn bảo nhau: "Của quan chẳng màng, chắc là gái đẹp chăng? Quan sinh năm Mùi, ắt có máu dê". Nói sao làm vậy. Chúng tìm được cô gái đẹp làm mỹ nhân kế, nhân Tết năm Mùi đưa đến quan. Không ngờ, quan ra lệnh nọc đánh cho mỗi đứa 10 roi rồi tống lao 3 ngày. Người con gái cúi đầu thú tội và xin quan tha, quan nói: "Làm người có nhân cách đừng để cho kẻ xấu dùng vào việc nhơ nhuốc, tội ấy tống lao 3 ngày và 10 roi còn là nhẹ". Còn lũ xấu xa, nằm trong ngục than: "Quan tuổi Mùi nhưng không ... Dê".

Nhìn chung, các truyện dân gian của người Việt Nam về loài Dê dù ở dưới dạng nào cũng ngụ ý khuyên bảo con người nên sống hiền lành, lương thiện, không làm điều ác, điều xấu, nhưng cũng không nên sợ kẻ ác, kẻ xấu, mà phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại. Đó là những giá trị đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục sâu sắc mà nhân dân ta đã truyền lại.

11 tháng 4 2019

Một số địa điểm du lịch:

Trung Quốc:

- Vạn lý trường thành.

- Tử cấm thành.

- Bến Thượng Hải.

- Di Hòa Viên ( Cung điện mùa hè).

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

- Chùa treo Huyền Không.

Lào:

- Hang Pak Ou.

- Cánh đồng Chum.

- Vang Viêng.

- Si Phan Don.

- Pha That Luang.

- Viêng Xai

Cam-pu-chia:

- Ăng-ko-vat.

- Biển hồ Tonle Sap.

- Chùa Vàng – Chùa Bạc.

- Đảo Koh Rong.

Đoạn văn giới thiệu:

Vạn lý trường thành, tức "thành dài vạn lý" là bức tường thành nổi tiếng của trung quốc, một công trình kiến trúc phòng thủ được xây dựng hoành tránh và quy mô. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công xâm lăng của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Theo lịch sử : Lịch sử xây dựng của Vạn Lý Trường Thành có thể truy ngược về thời kỳ Chiến Quốc, với mục đính chủ yếu là ngăn chặn sự di cư của các bộ lạc du mục phương bắc.
Năm 221 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất Trung Quốc, đã cho nối liền và đắp lại ba đoạn thành cũ của các nước Tần, Triệu, Yên, hình thành một tấm lá chắn dài hơn 5000 km ở biên giới phía bắc, trở thành tuyến phòng ngự tiền tiêu, chống lại những cuộc tập kích bất ngờ của những đoàn kỵ binh du mục đến từ thảo nguyên Mông Cổ. Bức tường thành - một minh chứng cụ thể cho sức mạnh và quyền uy của Hoàng đế - được làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn Lý Trường Thành hiện tại, với điểm cực đông nằm sát phần bắc bán đảo Triều Tiên, đến nay chỉ còn lại ít di tích là những ụ đất thấp, dài.Hán Vũ Đế, trong cuộc chiến với người Hung Nô, cũng đã từng nhiều lần tiếp tục xây dựng vạn Lý Trường Thành nhằm bảo vệ các vùng đất chiến lược Hà Sáo, Lũng Tây, với độ dài lên tới hơn 10.000 km.Trong các thời kỳ sau đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không ngừng củng cố, xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở các mức độ khác nhau, nhưng có chung một kiểu thiết kế với vật liệu là đất nện và có tháp canh nhiều tầng được xây ở khoảng cách vài dặm.

T**k mik nhé!

Hok tốt!

27 tháng 4 2019

chúng ta cần phải bảo vệ nhưng di tích lịch sử

27 tháng 4 2019

cám ơn bn nhiều

1.Sân bay Chu Lai

2.Núi Ngự Bình

3.Phố cổ Hội An

4.Hồ Gươm

5.Biển Nhật Lê

6.Núi Vệ Linh Sơn

30 tháng 12 2019

Murad đồ thần điên, làm đúng hết rồi nhưng sao câu 6 nhé

21 tháng 1 2019

ai nhanh 3 k hứa luôn

21 tháng 1 2019

mik ko o Nghe An

bn vô phần luyện tập của olm là thấy à

8 tháng 12 2021

trên olm có tất

9 tháng 4 2018

MK KO O YEN BAI

9 tháng 4 2018

Tiếc quá ko cùng ròi