K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017

Đáp án D

Không cam chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (giữa thế kỉ III).

=> Như vậy, ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu

24 tháng 3 2022

D

6 tháng 4 2022

A

6 tháng 4 2022

a

22 tháng 2 2021

#Tk

♥ Chính sách kinh tế:

– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.

– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.

– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.

– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.

– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…

– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.

– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…

♥ Chính sách chính trị:

– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.

– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.

– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.

– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.

– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.

– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác  xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.

♥ Chính sách văn hóa tư tưởng:

– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.

– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.

 
22 tháng 2 2021

Câu 1 các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ:

-Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.

-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.

⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục. 

11 tháng 12 2017

Đáp án B

Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 bao gồm:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc:  Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

=> Loại trừ đáp án: B

Tham Khảo Câu a và b

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.

Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)

Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

 

Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

 

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.

Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu

Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

 

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,

27 tháng 2 2023

Hay

 

 

2 tháng 2 2018

Chọn đáp án: B. 248

1 tháng 3 2016

a) Nguyên nhân

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biến

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa bị dần ác

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

d)Ý nghĩa

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc ta.

3 tháng 3 2016

 

1. Nguyên nhân

Khi nhà Ðông Hán bên Tàu mất ngôi thì đất Giao Châu thuộc về nhà Ðông Ngô cai trị. Nhà Ðông Ngô sai Lục Dận sang làm Thứ Sử Giao Châu. Lục Dận là một kẻ tàn bạo, các quan Tàu dưới quyền lại tham nhũng. Nhân dân đau khổ, căm hờn, những mong có người phất cờ khởi nghĩa để nổi lên hưởng ứng. Người ấy là Bà Triệu.

 

2. Thân thế Bà Triệu

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Bà ở với anh là Triệu Quốc Ðạt. Dầu là phận nữ nhi, Bà có sức mạnh lại thêm có chí khí và mưu lược. Lúc 20 tuổi, gặp người chị dâu ác độc. Bà bỏ nhà vào núi ở.

Trước cảnh đồng bào bị người Tàu hà hiếp, Bà bèn chiêu mộ binh mã mưu việc cứu nước. Anh Bà khuyên can, Bà đáp rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta". Người anh nghe được cũng vào rừng tụ tập nghĩa binh để chờ ngày khởi sự.

 

3. Cuộc khởi nghĩa

Năm 248, thừa lúc lòng dân phẫn uất đến cực độ, Bà cùng anh dấy binh ở quận Cửu Chân. Khi ra trận, Bà cỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương. Bà đánh với quân Tàu nhiều trận dữ dội. Thanh thế Bà lừng lẫy, vang dội đến Trung Hoa.

 

4. Bại trận tử tiết

Nhà Ðông Ngô vội sai Lục Dận đem một đạo binh rất lớn đi đánh Bà. Bà chống cự hăng hái được sáu tháng. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận. Bà chạy đến làng Bồ Ðiền, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, rồi tự tử. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, nơi Bà tự tử vẫn còn đền thờ.

 

5. Treo gương ái quốc

Sau hai Bà Trưng, Bà Triệu, dầu sự nghiệp chưa thành, là vị anh thư thứ ba treo gương ái quốc cho dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước sau này.