K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Câu 3: Trong các câu ghép sau, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa?

A. Anh đi làm còn em đi học B. Anh đi làm, em đi học

C. Anh đi làm nhưng em đi học D. Anh đi làm và em đi học

Câu 4: Trong các câu sau , câu nào không phải là câu ghép:

A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. B. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.

C. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. D. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.

Câu 5: Câu: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” đã sử dụng phương pháp nào để nối các câu ghép?

A. Dùng các dấu câu. B. Dùng các dấu câu và từ có quan hệ điều kiện.

C. Dùng từ có quan hệ nguyên nhân. D. Dùng từ có quan hệ bổ sung.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất khái niệm câu ghép?

A. Là câu có hai cụm C – V trở lên. B. Là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

C. Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.

D. Là câu có ba cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành

5 tháng 12 2021

B

Chỉ ra cấu tạo của các câu sau, cho biết đâu là câu ghép, câu ghép có mấy vế, quan hệ giữa các vế là gì?1. Cô tôi chưa dứt câu, cô họng tôi dã nghẹn ứ khóc không ra tiếng..2. Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi.3. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.4. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe. 5. Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe...
Đọc tiếp

Chỉ ra cấu tạo của các câu sau, cho biết đâu là câu ghép, câu ghép có mấy vế, quan hệ giữa các vế là gì?

1. Cô tôi chưa dứt câu, cô họng tôi dã nghẹn ứ khóc không ra tiếng..

2. Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi.

3. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.

4. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe. 5. Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc.

Hướng dẫn trình bày:

Vì nhà Nam // nghèo mà cậu ấy // phải bỏ học.

           C1         V1           C2              V2

=> Câu trên là câu ghép, có 2 vế.

=> 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “Vì…mà”

=> 2 vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

em đang cần gấp ạ

0
2 tháng 12 2021

1. Phân tích các câu ghép sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
Câu a: Pháp / chạy, Nhật / hàng, Vua Bảo Đại/ thoái vị.(Quan hệ nối tiếp)
          Cn1      vn1    Cn2    vn2        Cn3              vn3                                     

Câu b: Vợ tôi / không ác, nhưng thị  / khổ quá rồi.(Quan hệ tương phản)
             Cn1      vn1                  Cn2       vn2                                       

Câu c: Buổi tối, em / học xong bài rồi em / đi ngủ.(Quan hệ nối tiếp)

                      Cn1       vn1                cn2      vn2                 
     

2. Xác định biện pháp nói giảm nói tránh hay nói quá trong các câu sau và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Câu a: Cô ấy tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.

Câu b: Bác sĩ đang khám tử thi 
Tác dụng biện pháp nói giảm nói tránh :
 tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

16 tháng 1 2023

Cấu tạo ngữ pháp:

Chủ ngữ 1: Bánh lái

Vị ngữ 1: có thể nhỏ và không nhìn thấy được.

Chủ ngữ 2: nó

Vị ngữ 2: điều khiển hướng đi của con người.

Các vế câu được nối với nhau bằng hình thức liên kết về nội dung.

Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ tương phản.

17 tháng 1 2023

1. Câu đơn Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). 2. Câu ghép - Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. - Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối. Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 3. Tìm hiểu thêm về câu đơn - Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ). Powered By VDO.AI PlayUnmute Fullscreen - Ví dụ: Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động? Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi) Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ) Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian) Mưa. (xác định cảnh tượng) Hà Nội. (xác định nơi chốn) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng) - Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ: Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN) Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt) (Hôm nay trời thế nào?) - Mưa. (Câu rút gọn)

23 tháng 2 2018

Chọn đáp án: C

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương...
Đọc tiếp

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
27 tháng 5 2018

a,

+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)

+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)

+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)

b,

+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)

+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)

c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.(nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy)

d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ: “nên”, “bởi vì”)