K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.
Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đnh lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.
Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.
Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.
Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.
Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.
Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.
Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.
Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.

19 tháng 11 2018

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

6 tháng 9 2018

Trước lỗi lầm của con , người cha ngỡ ngàng , buồn bã , tức giận , nghiêm khắc , nhưng cũng chân thành nhẹ nhàng , giúp con nhận ra lỗi lầm của mình . Bố khuyên con phải xin lỗi mẹ , mong mẹ tha thứ , không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ . Từ những câu đoạn trên đã giúp ta hiểu được rằng người bố của En - ri - cô rất là yêu con , nhưng không nuông chiều , xem nhẹ lỗi lầm của con . Bố En - ri - cô luôn đem đến những điều tốt đẹp và trong sáng nhất đến với bạn ấy . Chỉ mong bạn ấy trở thành người có ích cho xã hội . Bố của En - ri - cô thật tuyệt vời .

theo em mẹ của En -ri-cô là người yêu con hết mực , thức trắng đêm để trông con, đã khóc vì sợ mất con . qua đó ta thấy người mẹ là người giàu tình cảm , yêu con hết mực , có thể hi sinh tất cả vì con của mình

12 tháng 9 2021
g người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
20 tháng 1 2017

Rất chặt chẽ và nội dung rất đúng đắn

Mk chỉ biết thế thujhehehiha

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Tham khảo

15 tháng 9 2019

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

21 tháng 11 2018

?

23 tháng 11 2018

Tham khảo này bạn :>>

22 tháng 8 2019

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:

     + Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người

- Có thể chia làm ba đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

     + Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

4 tháng 9 2019

Bố En - ri - cô là người :

+ Là một người rất nghiêm khắc, nghiêm túc, thẳng thắn.

+ Rất kiên quyết trong việc dạy con.

+Lời nói, cử chỉ đối với En - ri - cô thể hiện là người bố nhân nhượng, yêu thương con nhưng không vì thế mà nuông chiều con.

4 tháng 9 2019

Bài làm

- Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

- Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

- Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

- Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rấtyêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

- Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

~ Đó là các ý, hay bạn có thể bỏ dấu gạch đầu dòng đi thành bài văn đó. ~

# Học tốt #

19 tháng 9 2021

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt. 

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ. 

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ. 

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

12 tháng 10 2023

– Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: là một người cẩn thận tỉ mỉ, yêu thiên nhiên, yêu thương với đứa con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành) => Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn.

– Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó là:

+ Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì.

+ Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa.

+ Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách….