K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2020

Tham khảo :

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phận rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Chỉ câu đầu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu, câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phảng phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.

#Hoctot

21 tháng 10 2018

ok

li[

21 tháng 10 2018

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi một cách tinh tế để nói về người phụ nữ. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" ý chỉ thân hình trắng trẻo, đầy đặn của người phụ nữ. Có nhan sắc xinh đẹp như vậy, những người phụ nữ xưa vẫn không được hưởng hạnh phúc mà phải "bảy nổi ba chìm với nước non". Long đong, lận đận cả cuộc đời, họ vẫn không thể tự quyết định số phận của mình mà "rắn nát" lại phải phó mặc vào "tay kẻ nặn". Tuy vậy, tâm hồn họ vẫn vô cùng chung thủy, son sắt, giữ được những phẩm hạnh, đạo đức quý giá "mà em vẫn giữ tấm lòng son". Bài thơ còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với những người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh". Số phận họ bị định đoạt bởi những tư tưởng "trọng nam khinh nữ" lạc hậu của xã hội đương thời.

26 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

3 tháng 8 2018

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

3 tháng 8 2018

bạn ơi mk ko cần phân tích nha mk đang cần chỉ rõ các từ loại nha

18 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

18 tháng 11 2018

Cổng trường mở ra:

Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật:

-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.

-Ngôn từ biểu cảm.

Mẹ tôi:

Nội dung:Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.

Nghệ thuật

-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.

-Dùng hình thức viết thư.

-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong...
Đọc tiếp

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau 

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.

1
1 tháng 11 2021

Từ láy: lênh đênh

Từ ghép: chìm nổi

                                                        Đề 1                   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn   Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Câu 1.Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ?Câu 3..Tìm đại từ trong bài thơ? cho biết đại từ đó thuộc loại...
Đọc tiếp

                                                        Đề 1
                   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

   Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1.Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?
Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ?
Câu 3..Tìm đại từ trong bài thơ? cho biết đại từ đó thuộc loại nào?
Câu 4.,  Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 5 : Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ Bánh trôi nước.

 

Mọi người giúp iem với ạ..

Iem cần rấc gấp để nộp ạ..

Thanks

 

1
16 tháng 10 2021

em ghi nhầm ạ

lớp 7 nha mn

11 tháng 12 2021

Tham khảo

Đề 2 :

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đề 2 :

Bài thơ Về thăm mẹ là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Bằng lối diễn đạt giản dị kết hết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gùi thân thương.

Câu thơ mở đầu:" Con về thăm mẹ chiều đông/ bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà" như một lời kể lại nhưng người đọc dường như cảm nhận được hơi ấm của tình mẹ con. Có mẹ trong nhà tràn ngập ấm áp. Hình ảnh mẹ gắn liền với khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Khi mẹ vắng nhà, ngồi trước mái hiên, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhìn những đồ vật thân quen đều khiến con gợi nhớ tới hình ảnh mẹ. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngàu do mẹ làm ra). Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sây với mẹ tuy đã cũ mòn những vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đàn gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,... tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gắn gũi, mang tình nghĩa thẳm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: "bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con." Một trái na cuối vụ đõ chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái câu do tự tay mình trồng, mình chăm. Không nhiều lời, chỉ côn một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Bằng cách dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tỏ vò giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ.

Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Định Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày..

30 tháng 6 2018

Bánh Trôi Nước
Tác giả: Hồ Xuân Hương Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

30 tháng 6 2018

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son