K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

a. Câu này gồm có 2 thành phần chính:
o Chủ ngữ: "các mầm non ấy" • Vị ngữ: "vươn mình đứng dậy" b. Không, chủ ngữ trong câu này không phải là cụm từ.
Thành phần trạng ngữ trong câu này là "Khi mùa xuân đến", nó được sử dụng để chỉ thời gian xảy ra hành động trong câu. Nó giúp cho người đọc hoặc người nghe hiểu rõ hơn về bối cảnh và thời điểm diễn ra hành động trong câu.

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) a. Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất      Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a. Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất

     Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

     Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

     Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. 

(Nguồn internet)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản  trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Thuyết minh.

Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:

A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

B.  Nơi sinh sống của con người.

C.  Nơi sinh sống của các loài vật.

D.  Nơi sinh sống của con người và muôn loài.

Câu 3: Trong câu "Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân",  trạng ngữ "đầu tiên" được dùng với chức năng gì?

A. Chỉ thời gian.

B. Chỉ nguyên nhân.

C. Chỉ mục đích.

D. Chỉ địa điểm.

Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn ngữ châu Âu?

A. Tấm biển.

B. Nylon.

C. Khẩu hiệu.

D. Đại dương.

Câu 5: Cụm từ "vứt ngay tại chỗ" là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ.        B. Cụm động từ.         C. Cụm tính từ.           D. Cụm chủ vị.

Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm

A. 5%                         B. 6%                           C. 7%                        D. 8%

Câu 7: Theo tác giả : Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

A. rất quan trọng.         

B. bình thường.       

C. nhỏ bé.                     

D. quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường.

Câu 8: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. Ý thức kém của con người.

B. Xác động vật phân huỷ.

C. Lượng dư thừa thuốc trừ sâu.

D. Tai nạn tàu thuyền làm loang dầu.

b. Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng  ta. (1,5 điểm)

0
II. Chọn một từ không cùng nhóm với các từ còn lại 1. A. never                B. usually                  C. always                   D. after2. A. orange               B. yellow                   C. apple                      D. blue3.  A. see                    B. thirsty                    C. hungry                   D. hot4. A. carrot                B. rice                         C. bread                     D. noodle5. A. face                   B. eye            ...
Đọc tiếp

II. Chọn một từ không cùng nhóm với các từ còn lại

 

1. A. never                B. usually                  C. always                   D. after

2. A. orange               B. yellow                   C. apple                      D. blue

3.  A. see                    B. thirsty                    C. hungry                   D. hot

4. A. carrot                B. rice                         C. bread                     D. noodle

5. A. face                   B. eye                         C. month                    D. leg

6. A. you                    B. their                       C. his                          D. my

7. A. sugar                 B. bottle                     C. box                         D. tube

8. A. in                       B. but                          C. of                D. under

2
12 tháng 4 2021

1.after

2.apple

3see

4.carrot

5. leg

6.you

7.sugar

8.but

14 tháng 4 2021

1-D , 2-C,3-A,4-A ,5-C , 6-B ,7-A,8-B

I. Đọc hiểu  Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng.  "Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển." Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu.  Bài đọc: Cậu bé Tích Chu          Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

"Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển."

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, không một bóng người.

       Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua.

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

0
Phần I. Đọc hiểu: (5 điểm) BÀN TAY YÊU THƯƠNG      Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.      Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.    ...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu: (5 điểm)

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

     Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

     Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

     Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán:

     - "Đó là bàn tay của bác nông dân".

     Một em khác cự lại:

     -  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

     Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

     - "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

     Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.    

                   (Quà tặng cuộc sống - Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương) 

I.1. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự.                   B. Miêu tả.            C. Biểu cảm.           D. Nghị luận.

Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Thứ nhất.         B. Thứ ba.        C. Thứ hai.          D. Cả A và B.

Câu 3. Câu văn "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo’" có bao nhiêu từ láy?

A. Một từ.         B. Hai từ.                    C. Ba từ.                        D. Bốn từ.

Câu 4. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm.        B. Hai cụm.               C.Ba cụm.           D. Bốn cụm.

Câu 5. Trạng ngữ trong câu "Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời’" có chức năng gì?

A. Chỉ thời gian.                     B. Chỉ mục đích.

C. Chỉ nguyên nhân.              D. Liên kết với câu trước.  

Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì?

A. Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

B. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

C. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

A.  Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B.  Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C.  Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

D.  Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi.

Câu 8. Trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...." Từ tay là:

A.  Từ đồng âm.     B. Từ đa nghĩa.    C. Từ đơn nghĩa.    D. Từ trái nghĩa.

I.2. Trả lời câu hỏi (3 điểm):

Câu 1. (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào? 

Câu 2. (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay? 

Câu 3. (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì? 

Câu 4. (1.0 điểm) Nếu em gặp một bạn như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy?

0
Vì sao cho Hiên là một việc rất dễ dàng với gia đình Sơn nhưng mẹ Sơn lại không làm như vậy?​ Bài đọc: ​ Gió lạnh đầu mùa      Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:      -...
Đọc tiếp

Vì sao cho Hiên là một việc rất dễ dàng với gia đình Sơn nhưng mẹ Sơn lại không làm như vậy?​

Bài đọc: ​

Gió lạnh đầu mùa

     Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

     - Thôi, con đi chơi.

     Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

     Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

     Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

     Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

     Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

     - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

     Đứa khác nói:

     - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

     Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

     - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

     Sơn ưỡn ngực đáp:

     - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

     Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

     - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

     Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

     - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

     Con bé bịu xịu nói:

     - Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

     - Sao không bảo u mày may cho?

     Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

     - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

     - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

     Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

     Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:

     - Mợ tôi đi đâu hở vú?

     - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.

     Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:

     - Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?

     Sơn ngạc nhiên đáp:

     - Phải. Nhưng sao vú biết?

     - Con Sinh nó nói với tôi đấy-Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét-Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.

     Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:

     - Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.

     - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.

     Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:

     - Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.

     - Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.

     Chị Lan đấu dịu:

     - Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.

     - Nhưng mà em sợ lắm.

     Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:

     - Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ me không mắng đâu.

     Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.

     Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:

     - Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?

     Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:

     - Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.

     Mẹ Sơn hỏi:

     - Con Hiên không có cái áo à?

     - Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.

      Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:

     - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.

     Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :

      - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

                                                                                         Thạch Lam

0

- Biện pháp tu từ là : So sánh ( Mẹ biển rộng mênh mông )

- Tác dụng :

+) Làm cho câu văn thêm sinh động, truyền cảm

+) Thể hiện được tấm lòng cao cả, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ, che chở cho con mình.

Qua mối liên hệ giữa hành động của các nhân vật, trả lời câu hỏi trong ô màu da cam. ​ Bài đọc: Bài đọc: Gió lạnh đầu mùa      Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:  ...
Đọc tiếp

Qua mối liên hệ giữa hành động của các nhân vật, trả lời câu hỏi trong ô màu da cam.

Bài đọc:

Bài đọc:

Gió lạnh đầu mùa

     Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

     - Thôi, con đi chơi.

     Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

     Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

     Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

     Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

     Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

     - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

     Đứa khác nói:

     - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

     Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

     - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

     Sơn ưỡn ngực đáp:

     - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

     Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

     - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

     Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

     - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

     Con bé bịu xịu nói:

     - Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

     - Sao không bảo u mày may cho?

     Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

     - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

     - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

     Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

     Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:

     - Mợ tôi đi đâu hở vú?

     - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.

     Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:

     - Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?

     Sơn ngạc nhiên đáp:

     - Phải. Nhưng sao vú biết?

     - Con Sinh nó nói với tôi đấy-Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét-Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.

     Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:

     - Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.

     - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.

     Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:

     - Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.

     - Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.

     Chị Lan đấu dịu:

     - Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.

     - Nhưng mà em sợ lắm.

     Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:

     - Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ me không mắng đâu.

     Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.

     Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:

     - Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?

     Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:

     - Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.

     Mẹ Sơn hỏi:

     - Con Hiên không có cái áo à?

     - Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.

      Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:

     - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.

     Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :

      - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

                                                                                         Thạch Lam

0
Câu 9.  Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.” Câu 10. Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn luyện đức tính khiêm tốn. (1...
Đọc tiếp

Câu 9. 

Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.”

Câu 10.

Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn luyện đức tính khiêm tốn. (1 điểm)

Bài đọc:

VÕ SĨ BỌ NGỰA

        Bọ Ngựa leo xuống gốc cây, rún cẳng nhảy một bước nhảy ra khỏi bụi hồng, đi từng bước chững chạc trên bãi cỏ. Mỗi khi nhấc chân lên, nó lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ, ra lối ta đây con nhà võ nghệ. Cái mặt thì vênh vác, đưa sang bên nọ, bên kia, để xem có ai nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ không.

        Đang trịnh trọng đi, bỗng Bọ Ngựa sững lại. Có cái gì đang động đậy trong bụi cỏ trước mặt. Hai cái râu đen thò ra. Thì ra là một chú Châu Chấu Ma đương lừ lừ gặm cỏ. Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm. Châu Chấu Ma kêu làng nước rầm rĩ. Bọ Ngựa buông Châu Chấu Ma ra, rồi hống hách bảo:

        - Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! Rõ chưa?

        Một ngày kia, Bọ Ngựa nghe tiếng đồn Dế Mèn vừa đi du lịch tứ xứ trở về. Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. Cu cậu bèn rủ Châu Chấu Ma và Gián Ông đi du lịch nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ không đủ sức theo hầu. Thế là Bọ Ngựa lên đường một mình.

        Đương đi bỗng nghe một tiếng động mạnh trước mặt, cu cậu ngẩng lên, thấy một con quái vật trông gồ gồ như một viên đá, sắc mình đen sì và bóng loáng, chỉ trừ hai cái vạch trắng ở hai bên mắt. Đó là bác Cồ Cộ hay đậu trên những thân cây dừa, cây cau và kêu cồ cộ. Cồ Cộ hỏi:

        - Bọ Ngựa kia, đến đây làm chi?

        Thấy Cồ Cộ căn vặn như thế, Bọ Ngựa liền thách thức:

        - Định đấu gươm với ta chăng?

        Cồ Cộ cười ha hả:

        - Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra.

        Nói rồi, Cồ Cộ quắp ngang lưng Bọ Ngựa, giương cánh, bay tít lên ngọn dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả hai chân, rúm cả càng, nhắm tít mắt lại. Bốn xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đã ở trên ngọn cây dừa. Nó bảo Bọ Ngựa:

        - Muốn sống, muốn tốt, phải quay về ngay với mẹ.

        Bọ Ngựa được buông xuống đất, chạy biến ngay về cành hồng cũ. 

        Mươi hôm sau, mẹ nó về. Nghe kể chuyện, mẹ nó bảo:

        - Bác Cồ Cộ nể mẹ, thương con nên chỉ dạy dỗ để con mở mắt ra thôi. Ngày mai, mẹ sẽ dẫn con đến nhà bác để xin lỗi.

        Nghe mẹ nói, Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.

(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài)

0
Đọc kĩ bài đọc và hoàn thiện bảng sau để tái hiện lại hình ảnh những đứa trẻ nghèo, đồng thời chia sẻ suy nghĩ của em về cuộc sống của chúng. ​ Bài đọc: ​ Gió lạnh đầu mùa      Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài đọc và hoàn thiện bảng sau để tái hiện lại hình ảnh những đứa trẻ nghèo, đồng thời chia sẻ suy nghĩ của em về cuộc sống của chúng.

Bài đọc: ​

Gió lạnh đầu mùa

     Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

     - Thôi, con đi chơi.

     Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

     Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

     Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

     Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

     Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

     - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

     Đứa khác nói:

     - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

     Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

     - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

     Sơn ưỡn ngực đáp:

     - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

     Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

     - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

     Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

     - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

     Con bé bịu xịu nói:

     - Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

     - Sao không bảo u mày may cho?

     Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

     - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

     - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

     Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

     Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:

     - Mợ tôi đi đâu hở vú?

     - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.

     Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:

     - Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?

     Sơn ngạc nhiên đáp:

     - Phải. Nhưng sao vú biết?

     - Con Sinh nó nói với tôi đấy-Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét-Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.

     Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:

     - Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.

     - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.

     Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:

     - Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.

     - Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.

     Chị Lan đấu dịu:

     - Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.

     - Nhưng mà em sợ lắm.

     Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:

     - Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ me không mắng đâu.

     Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.

     Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:

     - Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?

     Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:

     - Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.

     Mẹ Sơn hỏi:

     - Con Hiên không có cái áo à?

     - Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.

      Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:

     - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.

     Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :

      - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

                                                                                         Thạch Lam

0
Theo em, vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan khi hai chị em mang áo cho Hiên?​ Bài đọc: ​ Bài đọc: Gió lạnh đầu mùa      Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:      -...
Đọc tiếp

Theo em, vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan khi hai chị em mang áo cho Hiên?​

Bài đọc: ​

Bài đọc:

Gió lạnh đầu mùa

     Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:

     - Thôi, con đi chơi.

     Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

     Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

     Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

     Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

     Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

     - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

     Đứa khác nói:

     - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

     Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

     - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

     Sơn ưỡn ngực đáp:

     - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

     Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

     - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

     Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

     - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

     Con bé bịu xịu nói:

     - Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

     - Sao không bảo u mày may cho?

     Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

     - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

     - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

     Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.

     Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:

     - Mợ tôi đi đâu hở vú?

     - Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.

     Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:

     - Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?

     Sơn ngạc nhiên đáp:

     - Phải. Nhưng sao vú biết?

     - Con Sinh nó nói với tôi đấy-Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét-Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.

     Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:

     - Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.

     - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.

     Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:

     - Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.

     - Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.

     Chị Lan đấu dịu:

     - Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.

     - Nhưng mà em sợ lắm.

     Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:

     - Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ me không mắng đâu.

     Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.

     Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:

     - Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?

     Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:

     - Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.

     Mẹ Sơn hỏi:

     - Con Hiên không có cái áo à?

     - Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.

      Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:

     - Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.

     Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :

      - Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

                                                                                         Thạch Lam

1
16 tháng 5 2022

Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.