K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ

13 tháng 8 2018

Đêm nay bác không ngủ '' là một thơ hay của Minh Huệ . trong bài thơ ấy có nhiều hình ảnh rất hay về Bác . Qua khổ đầu ta thấy rằng cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng.... của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi. Bài thơ đã đê lại nhiều ấn tượng sâu sắc về Bác ,qua đó ca ngợi rất nhiều đức tính giàu đẹp của Bác để chúng ta noi theo

15 tháng 8 2018

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

15 tháng 8 2018

"Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mông

Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng. "

Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

BUỔI 1: LUYỆN TẬP CHUNG Bài 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng a) Khổ thơ được trích trong bài thơ nào, tác giả là ai, nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ ? b) Tìm từ láy trong đoạn thơ trên và cho biết ý nghĩa của những từ láy đó? c) Trong đoạn thơ trên, tác...
Đọc tiếp

BUỔI 1: LUYỆN TẬP CHUNG Bài 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng a) Khổ thơ được trích trong bài thơ nào, tác giả là ai, nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ ? b) Tìm từ láy trong đoạn thơ trên và cho biết ý nghĩa của những từ láy đó? c) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? d) Đoạn thơ trên có nội dung gì? e) Nêu cảm nhận của em về khổ thơ bằng đoạn văn khoảng 6-8 câu có sử dụng biện pháp so sánh hoặc ẩn dụ . * Bài 2: Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ "Bác ơi!", nhà thơ Tố Hữu có viết: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già. Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu? * Bài 3: Hãy kể lại nội dung câu chuyện trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" theo lời kể của anh đội viên. (Nếu còn thời gian) Chuẩn bị buổi sau: Ôn tập Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn không có từ LÀ Bài 4: Hình ảnh Bác Hồ qua điểm nhìn của người chiến sĩ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được thể hiện qua những đặc điểm nào? Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về Bác. * Bài 5: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) bày tỏ tình cảm của em với Bác Hồ kính yêu. * Bài 6: (Nếu còn thời gian) Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

0

Anh đội viên nhìn bác ân cần giống như người cha đẻ của mình,người cha đã chăm lo cho các anh từng giấc ngủ.

học tốt

tham khảo nhé !

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc

6 tháng 12 2017

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
Nguồn : Mạng

6 tháng 4 2017

- So sánh ngang bằng: Như nằm trong giấc mộng :

+ Tác dụng: Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.

- So sánh không ngang bằng : Ấm hơn ngọn lửa hồng :

Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác. :

+ Tác dụng : Gợi lên hình ảnh Bác lớn lao và vĩ đại . Người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho người chiến sĩ, những người công dân thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày kháng chiến vất vả.

6 tháng 4 2017

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

=> So sánh ngang bằng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

=> So sánh k ngang bằng

* Phân tích tác dụng :

- Qua biện pháp nghệ thuật So sánh , Minh Huệ đã thể hiện hả của Bác troq đêm k ngủ vừa gần gũi , ấm áp , thân thương lại vừa lớn lao , vĩ đại.

- Từ ngạc nhiên thấy Bác k ngủ tới xúc động và nó càng lớn hơn khi ah và đồng đội đc Bác tận tình chăm sóc.

- Troq trạng thái mơ màng ( như nằm troq giấc mộng ) , ah đviên cảm nhận đc sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ qua h.ả SS " Bóng Bác cao lồng lộng " , " Ấm hơn ngọn lửa hồng".

- Bác k chỉ đem lại hơi ấm của ngọn lửa xua tan cái giá lạnh đêm rừng mà còn maq tới hơi ấm sưởi ấm tâm hồn họ.

Trong cuộc đời này ai cũng có 1 kỉ niệm , 1 tuổi thơ ngot ngào đậm đà. Những cảm xúc ấy có 1 sự mối quan hệ gắ kết những cảm xúc của em trong Bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh. Một sự nhớ nhung , những chú gà mái tơ , lông vàng ánh mịn cứ đung đưa mãi trong trí óc, những hồi ức về người bà yêu thương , thân thuộc của người lính. Người bà mắng yêu thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu khi sợ bị lang mặt chạy về nhà của người lính . Thời chiến tranh quần áo không được quần áo mới , người chiến sĩ phàn nàn , buồn nản với những chiếc quần áo . Khi mùa đông đến , những chú gà tội nghiệp sợ toi được thể hiên lại trong tâm trí của người lính. Người lính đành liều thân mình vì tổ quốc vì đất nước, vì quê hương , xóm làng và quan trọng nhất là cũng vì bà . Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp.  Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

3 tháng 3 2022

Trong bài thơ viết về tuổi thơ tươi đẹp của người lính trong trang thơ Xuân Quỳnh qua Tiếng gà trưa, hình ảnh người lính cùng giấc mơ tuổi thơ “giấc ngủ hồng sắc trứng” để lại trong ta muôn vàn ấn tượng. Đó là một giấc ngủ đẹp gắn liền với bao mong ước tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng. Trong những năm tháng khó khăn, bà đem trứng bán để cháu có manh áo mới. Có lẽ, giấc ngủ với sắc trứng phản ánh một niềm khao khát tuổi thơ được may quần áo mới. Nhưng cũng thật đẹp khi màu hồng ấm nồng ấy đưa cháu vào miền cổ tích của niềm hạnh phúc, của tình bà yêu thương. Đặc biệt khi ta biết nó gắn liền với một thực tế là ngày nghĩ gì thì đêm mơ nấy. Ở đây, người cháu với giấc ngủ là nghĩ về trứng, phải chăng là nghĩ về ban ngày lời bà đang mắng yêu, về tình thương nồng hậu? Chính giấc ngủ tuổi thơ êm đềm, chính yêu thương tình bà đã giúp cháu có thêm niềm tin, thêm sức mạnh để hành quân và chiến đấu nơi chiến trường khắc nghiệt. Cảm ơn bà và giấc mơ tuổi thơ đẹp- hồng sắc trứng đã nâng đỡ và chắp cánh cho cháu bay cao, bay xa trong cuộc đời này. 

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)c/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Gần mực thì đen, gần đèn thì...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.