K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2016

S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!

10 tháng 11 2016

con bài nào khác ko

11 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.  
11 tháng 11 2016

mk đang cầnleuleu

8 tháng 11 2016

S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”

Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!

8 tháng 11 2016

còn bài nào khác ngoài bài đó ko bạn

 

9 tháng 11 2021

bn copy à

 

9 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi ***** rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của ***** ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

3 tháng 9 2021

Ai còn thức giúp em với ạ , em sẽ vào trang cá nhân của 2 người đầu tiên và tick 5 lần cho câu trả lời của người đó ạ , người thứ 3 em sẽ tick 2 lần ạ . M.n giúp em với , gấp lắm ạ !khocroi

3 tháng 9 2021

Đến sáng ngày mai ai giúp em thì ko kịp nộp bài nữa nên 12h tối nay và sáng mai em ko tick ạ . Mong m.n thoong cảm và giúp cho em với ạ 

 

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Bố của Ê-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con . Bố đã giúp e-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho E-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của Ê-ri-cô về mẹ rất chân thành,Bố là một ông bố rất  kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương có.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo

    
4 tháng 10 2021

bạn ơi bạn chỉ mới ghi 3 câu thôi

8 tháng 12 2016

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này.

9 tháng 12 2016

cảm nhận về người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mà bạn đây là bạn viết về người mẹ của mình rồi

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình. " Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng Cả một đời gánh năng nuôi con Trăng khuya còn lúc héo mòn Thân người còm cõi nước non vơi đầy "Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.Theo thời...
Đọc tiếp

Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình.

" Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng

Cả một đời gánh năng nuôi con

Trăng khuya còn lúc héo mòn

Thân người còm cõi nước non vơi đầy "

Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.

Theo thời gian, mẹ tôi càng ngày càng già đi. Mái tóc mẹ đã lấm tấm vài sợi tóc bạc, các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ càng hiện rõ vì luôn phải lo nghĩ cho chúng tôi từng miếng ăn cái mặc và cả chuyện học hành. Khuôn mặt mẹ đôn hậu, đôi mắt trìu mến. Trong ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Mẹ ăn mặc giản dị như là một chiếc quần tây và một trước ao thun để làm việc.

Đôi tay gầy gầy, xương xương của mẹ hàng ngày chăm chỉ làm việc ngoài trời mưa gió với mưa gió với bao nhiêu khổ cực. Về nhà đôi tay ấy của mẹ còn phải giặt giũ, nấu cơm, Mẹ dùng bàn tay chăm sóc tôi mỗi khi bị ốm và an ủi khi tôi buồn. Bàn tay của mẹ làm ra bao nhiêu điều kỳ diệu.

Nhiều lúc, mẹ thật nghiêm khắc khiến tôi cảm thấy mẹ là người rất nóng tính. Nhưng mẹ đã xin lỗi khiến tôi cảm thấy quý mẹ hơn. Chắc cũng vì mẹ lo cho tôi mà thôi.

Tôi vẵn nhớ như in ngày hôm đó, một ngày mưa gió. Những đứa bạn ở xóm rủ tôi đi chơi đá bóng, mẹ đã nhắc nhở tôi không nên đi chơi thế nhưng tôi đã không nghe và cãi lời mẹ. Tôi đã trốn ra khỏi nhà để đi chơi cùng với đám bạn. Sau một lúc lâu thấy tôi không về, mẹ đã rất lo lắng và đi tìm tôi khắp nơi. Khi tìm thấy tôi ở sân bóng, mẹ mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi. Sau cuộc chơi đó tôi đã bị sốt nặng. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo trong đêm mưa to gió lớn để mua thuốc cho tôi cùng với bao sự lo lắng cho tôi.khi tôi tỉnh dậy thì thấy mẹ đã ngủ gật bên cạnh giường của tôi, chắc mẹ đã mệt mỏi cả đêm để chăm sóc tôi. Sau lần đó tôi thấy mình thật xấu hổ và hối hận, tôi chỉ muốn nói với mẹ : "Mẹ ơi! Con xin lỗi! ". Tôi tự hứa rằng lần sau sẽ không cãi lời mẹ như vậy nữa. Kỷ niệm đó như một sự minh chứng cho tình thương của mẹ dành cho tôi.

" Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con."

Mẹ là người tôi tôn trọng và yêu quý nhất. Thiếu mẹ tôi sẽ mất đi một chỗ dựa tinh thần, người luôn đọng viên an ủi tôi mỗi khi buồn khi vui và luôn tin tưởng tôi. Mẹ chỉ có một nên hãy hiếu thảo và đừng bao giờ làm mẹ buồn.

1
6 tháng 11 2016

bạn tự làm đúng ko

 

 

6 tháng 11 2016

có mấy câu thơ mình tìm trên internet

24 tháng 10 2018

Bố mẹ thích so sánh con vs con nhà ngta thì bố mẹ mang con nhà ngta về mak nuôi ! Con k đc như con nhà ngta đâu. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh mak sao bố mẹ cứ thk ik so sánh thế !! Tuy con k đc điểm cao như mong đợi nhg ít ra bố mẹ cx phải an ủi động viên con chứ, đằng này bố mẹ lại đem con ra so sánh,bố mẹ có bt lm thế là ảnh hưởng đến tâm lí của con k?? Bố mẹ k hiểu con j hết!!

24 tháng 10 2018

Và đặc biệt hơn bố mẹ rất coi trọng điểm số và năng lục học tập nhưng ko coi trọng bản thân chúng ta, áp lực nặng nề!!!!