K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2022

2. Thành phần xuất thân của đồng chí Phan Đăng Lưu?

A. Gia đình nông dân khá giả, có truyền thống nho học và nhân hậu.

B. Gia đình nông dân nghèo, có truyền thống yêu nước và hiếu học.

C. Gia đình trí thức tiểu tư sản, có truyền thống nho học và nhân hậu.

D. Gia đình công nhân, có truyền thống yêu nước và hiếu học.

23 tháng 4 2022

Tham khảo:

Câu 1:

-Để khuyến khích học tập và tuyển chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp:

+Dựng lại Quốc Tử Giám

+mở Trường học

+mở khoa thi

+Tất cả người dân có học đều được đi thi

+nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho

+đã đặt ra lễ xướng danh(lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi những người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh.

Câu 2:

Giáo dục thi cử dưới thời Lê Sơ:

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.

Câu 3:

 *Giáo dục khoa cử thời Lê đã để lại cho dân tộc ta truyền thống tốt đẹp là:

-Thông qua việc dạy con người học trong sách vở, học qua sự trao truyền giữa các thế hệ, học ở đời kết hợp với việc học qua thầy, qua bạn mà nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ đã hướng con người đến chữ nhân, đưa con người về chữ hiếu, dẫn con người đến chữ trung, khuyên con người về chữ nghĩa, đó là những giá trị hằng xuyên và bất biến của bất kỳ xã hội nào.
-Chẳng những thế, nền giáo dục đó đã dạy và rèn luyện con người sống một cách hướng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong sạch dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vượt qua chiều rộng của không gian, chiều sâu của thời gian, tinh thần nhân văn và nhân đạo trong nền giáo dục đã trở thành sức mạnh vô song để củng cố lòng tin, điều chỉnh hành vi của con người, cung cấp cho họ những chuẩn mực để rèn luyện ý chí, nghị lực hình thành thái độ trước cuộc đời, thể hiện sự yêu - ghét và khí phách, cốt cách của những con người có tri thức, có khả năng nhận thức được chân lý.

 *Em phải :

-Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em - những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát  triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân. 

Câu 4:

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

Câu 5

Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc

- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

-Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất

Theo mình đóng góp nào cũng quan trọng bởi sau tất cả những khốn khổ mà nhân dân phải chịu thì việc lật đổ chính quyền trong nước, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng mở ra thời kì tươi sáng mới cho dân tộc chính là mục đích mà phong trào Tây Sơn nói đến, là đóng góp quan trọng có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh cả một dân tộc

Câu 5:

* Chính trị nước ta dưới thời Nguyễn là :

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. 

* Kinh tế nước ta dưới thời Nguyễn là:

a) Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

b) Thủ công nghiệp: phát triển.

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.

c) Thương nghiệp:

 + Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.

 + Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc,... 

 + Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.


 

23 tháng 4 2022

Cảm ơn bạn nha

 

8 tháng 12 2021

b

Câu 40: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với quân Tống?A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.Câu 41: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là gì? A. Quý tộc...
Đọc tiếp

Câu 40: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với quân Tống?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

 C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 41: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là gì? 

A. Quý tộc với nông dân công xã

B. Địa chủ với nông dân tự canh

C. Lãnh chúa với nông nô

D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Câu 42: Đặc trưng nổi bật về kinh tế của lãnh địa là

A. Đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.

B. Kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.

C. Lấy công thương nghiệp làm chính.

D. Người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá. 

Câu 43: Nho giáo có vai trò như thế nào đối với xã hội Trung Quốc? 

A. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.  

B. Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử.  

C. Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân.  

D. Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần. 

Câu 44: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu 

A. Công xã nông thôn

B. Lãnh địa phong kiến

C. Trang trại của quý tộc.   

D. Xưởng thủ công của lãnh chúa

Câu 45: Dưới Vương triều Ấn Độ Mô-gôn, vua A-cơ-ba đã thực hiện các chính sách?

A. Chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.   

B. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá

C. Chia lại ruộng đất cho nhân dân Ấn Độ.   

D. Cấm đoán nghiệt ngã đạo Hinđu.  

 

Câu 46: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? 

  A. Cùng theo đạo Phật.

  B. Cùng theo đạo Hồi

  C. Đều là vương triều của người nước ngoài.

  D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 47: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản 

 

Câu 48: Ý nào sau đây KHÔNG phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được “12 sứ quân”? 

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhà Tống giúp đỡ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

 Câu 49: Vì sao thời Đinh – Tiền Lê lại cho đúc tiền riêng để sử dụng? 

A. Dễ dàng trong việc trao đổi hàng hóa, buôn bán.

B. Thể hiện uy quyền của mình.

C. Chứng minh nghề đúc tiền phát triển.

D.  Cho thấy nước ta lúc bấy giờ đã độc lập, tự chủ.

Câu 50:  Nguyên nhân chính nhà Tiền Lê thành lập? 

A. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, Lê Hoàn tiếm ngôi lập ra nhà Tiền Lê.

B. Vua mới còn nhỏ,nhà Tống lâm le, Lê Hoàn lại là người có tài chỉ huy kháng chiến được suy tôn làm vua thành lập nhà Tiền Lê

 

2
12 tháng 11 2021

Câu 40: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với quân Tống?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

 C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 41: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là gì? 

A. Quý tộc với nông dân công xã

B. Địa chủ với nông dân tự canh

C. Lãnh chúa với nông nô

D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Câu 42: Đặc trưng nổi bật về kinh tế của lãnh địa là

A. Đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.

B. Kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.

C. Lấy công thương nghiệp làm chính.

D. Người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá. 

Câu 43: Nho giáo có vai trò như thế nào đối với xã hội Trung Quốc? 

A. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.  

B. Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử.  

C. Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân.  

D. Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần. 

Câu 44: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu 

A. Công xã nông thôn

B. Lãnh địa phong kiến

C. Trang trại của quý tộc.   

D. Xưởng thủ công của lãnh chúa

Câu 45: Dưới Vương triều Ấn Độ Mô-gôn, vua A-cơ-ba đã thực hiện các chính sách?

A. Chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.   

B. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá

C. Chia lại ruộng đất cho nhân dân Ấn Độ.   

D. Cấm đoán nghiệt ngã đạo Hinđu.  

 

Câu 46: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? 

  A. Cùng theo đạo Phật.

  B. Cùng theo đạo Hồi

  C. Đều là vương triều của người nước ngoài.

  D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 47: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản 

 

Câu 48: Ý nào sau đây KHÔNG phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được “12 sứ quân”? 

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhà Tống giúp đỡ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

 Câu 49: Vì sao thời Đinh – Tiền Lê lại cho đúc tiền riêng để sử dụng? 

A. Dễ dàng trong việc trao đổi hàng hóa, buôn bán.

B. Thể hiện uy quyền của mình.

C. Chứng minh nghề đúc tiền phát triển.

D.  Cho thấy nước ta lúc bấy giờ đã độc lập, tự chủ.

Câu 50:  Nguyên nhân chính nhà Tiền Lê thành lập? 

A. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, Lê Hoàn tiếm ngôi lập ra nhà Tiền Lê.

B. Vua mới còn nhỏ,nhà Tống lâm le, Lê Hoàn lại là người có tài chỉ huy kháng chiến được suy tôn làm vua thành lập nhà Tiền Lê

12 tháng 11 2021

40.B

 

8 tháng 12 2021

C

23 tháng 3 2021

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân. 

23 tháng 3 2021

Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tinh hoa văn hóa dân tộc... để giữ gìn truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc

1 tháng 4 2021

Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc em phải:đã là học sinh thì cái thiết yếu nhất là phải học. Học là 1 hình thức nâng cao trình độ văn hóa nuôi sống bản thân đồng thời thể hiện truyền thống yêu nước. Thường xuyên tham gia các hoạt động truyền thốg của địa phương cư trú , đóng góp côg sức tài sản (dù nhỏ thôi) vào các quĩ tu bổ chùa chiền, di tích lịch sử văn hóa.... Xây dựg các côg trình thanh niên mag tư tưởg xanh sạch cũng là 1 trog các việc làm đúng
Yêu nước khôg có nghĩa phải chốg giặc ngoại xâm, ở thời bình những việc làm xây dựg và bảo vệ vững chắc quê hương đất nước cũng chính là giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

1 tháng 4 2021

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

25 tháng 3 2022

tham khảo

Câu 1:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ

Vậy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để hiểu sâu hơn về nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa

Câu 2:

- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân. =>  vậy, về cơ bản do hoàn cảnh xã hội và mục đích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

1) 

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

2) - Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, về cơ bản do hoàn cảnh xã hội và mục đích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

- Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê: Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

13 tháng 5 2017

Kể từ ngày 12-9-2011, Đại Đoàn Kết đã khởi đăng loạt bài với chủ đề “Tổ tiên ta giữ nước”, đến số báo hôm nay Đại Đoàn Kết đã đăng nhiều bài của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo… về chủ đề này. Những bài viết đó đã đề cập từ những vấn đề chung như nét đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tư tưởng hòa hiếu Việt Nam đến những vấn đề cụ thể như những chiến công hiển hách chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam; đặc biệt là nêu bật kế sách xây dựng đất nước, củng cố nền độc lập từ các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh.

Mặc dù kết thúc loạt bài song chúng tôi cũng như bạn đọc luôn nhận thức rằng, các bài học trong quá trình dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta luôn có giá trị trường tồn, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc như Đại hội lần thứ XIX của Đảng đề ra.

18 tháng 5 2017

- "Truyền thống yêu nước" của nhân dân ta góp phần to lớn vào quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, mỗi khi quân giặc xâm chiếm đất nước, thì truyền thống ấy như kết thành một làn sóng to lớn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Không một tên giặc xâm lăng nào có thể chiến thắng được truyền thống yêu nước của dân tộc ta.