K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2017

đương là sợ hết to lên có thể là ngất lun

18 tháng 11 2017

xin nik face

15 tháng 10 2019

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

16 tháng 10 2019

Tham khảo:

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi - một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

17 tháng 12 2017

Chỉ khoảng 1 tháng nửa là đã tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 rồi. Cứ nghỉ đến năm ngoái vào ngày 20-11 trên con đường tôi đến thăm các thầy cô giáo củ dã dạy tôi năm lớp 6. Đi ngang qua buổi lễ mừng ngày 20-11 của trường Nguyễn Du tôi dừng lại một chút ngắm nhìn buổi lễ vừa quya lưng tiếp tục đi, thì xa xa trong tằm mắt tôi hình ảnh của 1 con người thân thuộc vời vốc dáng gầy guộc lướt ngang qua.

Tôi quay người lại quan sát kỉ thì ra đó là người cô đã để lại với tôi biết bao kỉ niệm, người cô đã biến tôi từ một cậu bé hư hỏng, ham chơi trở thành 1 cậu học sinh trửng trạt. Sau 6 năm không gặp nay cô đã gầy hơn, đôi mắt cô thăm quần và da cô thêm sần sùi với những đốm đồi mồi mới nở. Nhìn cô thật sơ sát. Tôi mạnh đạng tiến vào gặp cô, bước qua cánh cổng trường luôn mở rộng chào đón tôi. Đối điện trước cô tôi cứ ngỡ cô sẽ không nhớ đứa bé hư hỏng ngày nào. Nhưng tôi đã sai, khi cô gọi tên tôi, tôi vui mừng và súc động, chỉ 1 từ ấy thôi mà cả 1 đòng nước mắt tuông ra.

Tôi ráng kiềm chế niềm xúc động và đáp lại với cô 1 chữ “dạ” với giọng rung rung ngọt ngào. Cô tiến đến vỗ vai tôi và 2 thầy trò cùng ngồi xuống nhắc lại những chuyện xưa và cô hỏi thâm tình hình học tập hiện nay của tôi. Từng lời của cô là từng giọt nước mắt của tôi chảy ngược vào tim mà tôi đã cố giữ không đễ nó tuông ra mắt. Thế nhưng điều khiến tôi buồn nhất là việc mà cô đã sắp phải về hưu. Cô nói mà nước mắt cô cứ tuông ra:”Cứ nghỉ đến việc không được nhìn thấy những gương mặt kháo khỉnh của mấy cô cậu mới vào lớp 1 thì lòng cô lại dâng lên 1 nổi buồn không tả nổi”. Sau khi chia tay cô vừa bước tôi vừa nghỉ: ”Sau mình không đến thăm cô sớm hơn nhỉ, giờ chia tay cô không biết khi nào sẽ gặp lại”. Sau lòng tôi cứ dâng lên 1 nổi niềm không tả xiết.

tham khảo nha
12 tháng 10 2019

trong truyện nào ?

trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê đó bạn

12 tháng 1 2022

Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.

Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :

- Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ? Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé!

Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi:

- Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm! Cháu ngoan quá!

Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng:

- Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà!

Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.

Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt. Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà.

Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.

Sau hôm đó, tôi vẫn thường hay đến nơi đã gặp được bà cụ để hỏi thăm tình hình của bà. Nhưng tôi đã không gặp lại bà nữa. Nghe cô chú xung quanh đấy nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.

24 tháng 2 2017

Cách đây hơn chục năm, một lần lên Hà Nội, tôi nghỉ lại ở 37 Hùng Vương, tình cờ cùng phòng với nhà thơ Minh Huệ từ Nghệ An ra. Ngày còn học phổ thông, tôi thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, nhưng giờ mới “mục sở thị” nhà thơ, nên cơm tối xong, về phòng, tôi pha ấm trà đặc mời nhà thơ “đối ẩm”. Vừa cạn tuần trà đầu, tôi hỏi ngay:

- Ông viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” trong hoàn cảnh nào?

Không nghĩ ngợi lâu, nhà thơ nói ngay:

- Một đêm cuối đông năm 1950, tôi vừa từ chiến trường Bình Trị Thiên ra Thanh Hóa, làm cán bộ tuyên huấn Khu ủy khu 4, thì gặp anh Trác. Tôi và anh Trác trước cùng công tác với nhau. Biết anh có đi Chiến dịch Biên giới, tôi hỏi: “Nghe nói Bác Hồ đi chiến dịch, cậu có được gặp Bác không?”. Thế là anh Trác kể luôn chuyện Bác Hồ đi Chiến dịch mà anh ấy là một trong những người được đi bảo vệ Bác. Trong những chuyện anh Trác kể hôm ấy, có một chuyện tôi nghe rất cảm động.

Đó là một đêm trên đường đi Chiến dịch, Bác Hồ cùng anh em bảo vệ dừng chân trong một cái lán có các chiến sĩ Vệ quốc đang trú quân. Trời tối om. Bếp lửa tắt tự lúc nào. Bác lặng lẽ đến ngồi bên bếp, tự tay nhóm lại lửa. Củi rừng khô nỏ, chỉ một loáng ngọn lửa đã cháy phừng phừng. Một anh Vệ quốc tỉnh giấc, nhận ra Bác Hồ đang ngồi bên bếp lửa. Anh rón rén dậy, đi lại chỗ bếp lửa, lễ phép thưa: “Bác ơi, Bác đi ngủ đi. Khuya lắm rồi ạ”. Nhưng Bác Hồ lại quay lại, giục anh: “Cháu cứ đi ngủ đi. Ngày mai còn đánh giặc”. Câu chuyện anh Trác kể, tôi viết lại gần như thật trong bài thơ. Với những câu, như: “Anh đội viên thức dậy/Thấy trời khuya lắm rồi/Mà sao Bác vẫn ngồi/Lặng yên bên bếp lửa”. Chỉ khác là khi viết, tôi để anh đội viên kia ba lần thức dậy: “Lần thứ ba thức dậy/Anh hốt hoảng giật mình”, để lột tả tình cảm kính yêu Bác của anh Vệ quốc quân, gói vào một khổ thơ với hai điệp ngữ “mời Bác ngủ”: “Anh đội viên nằng nặc/Mời Bác ngủ Bác ơi/Trời sắp sáng mất rồi/Bác ơi! Mời Bác ngủ”.

Tôi hỏi cắt ngang câu chuyện:

- Trước đây, đọc bài thơ, tôi cứ nghĩ người viết có vinh dự được gần Bác Hồ, hoặc ít ra cũng nhiều lần gặp Bác, mới viết được như thế.

Nhà thơ Minh Huệ nói ngay bằng một giọng chân thành và cảm động:

- Khi làm bài thơ ấy, tôi chưa được thấy Bác Hồ lần nào. Nhưng thực thì Bác Hồ đã ở trong tâm tưởng tôi rồi. Tôi tự hào được là người con của quê hương Bác Hồ. Trong tôi vẫn nung nấu viết một cái gì đó về Bác. Đến khi nghe anh Trác kể chuyện đi chiến dịch Biên giới, thì lập tức trong tôi bùng lên tình cảm mới và rất lớn lao về Bác. Sở dĩ trong bài thơ, tôi miêu tả từng cử chỉ của Bác: “Rồi Bác đi dém chăn/Từng người từng người một/Sợ cháu mình giật thột/Bác nhón chân nhẹ nhàng”. Là vì tôi nghĩ tình cảm và sự chăm sóc của Bác đối với các chiến sĩ cũng như mẹ mình đối với mình hồi còn nhỏ. Cho nên khi viết, cảm hứng của tôi về Bác Hồ là cảm hứng về người mẹ đối với con, vừa ân tình, cẩn thận, lại vừa cụ thể đến từng chi tiết nhỏ. Dù bài thơ không có chữ nào gọi, hay ám chỉ “mẹ”, nhưng đọc thơ thì lại cảm giác như viết về người mẹ rồi.

- Khi đã có cảm xúc như thế thì ông viết cũng nhanh, thưa nhà thơ?

Câu hỏi của tôi như làm nhà thơ Minh Huệ phải lần giở lại thời gian. Ông dừng lại giây lát, rồi mới chậm rãi:

- Không nhanh đâu. Tôi viết tháng 10-1950, qua Tết Nguyên đán, tất cả gần năm tháng mới xong. Lúc đầu tôi viết còn dài, rồi cứ sửa đi sửa lại. Cuối cùng chỉ còn lại mười sáu khổ thơ như hiện nay.

Nghe nhà thơ Minh Huệ nói đến đấy, rồi đột ngột dừng, tôi lại nghĩ câu chuyện đến đây hẳn là cũng vãn. Nhưng chiêu xong chén trà, nhà thơ lại quay nhìn tôi, đột ngột bảo:

- Cái kết bài thơ không phải của tôi đâu. Của bà vợ tôi đấy. Rồi dường như thấy tôi có phần bất ngờ, ông mỉm cười giải thích: Chả là khi viết đến câu: “Anh thức luôn cùng Bác”, tôi định kết bài luôn. Nhưng đọc đi đọc lại vẫn thấy thiêu thiếu cái gì nữa mới trọn ý. Thế là mấy đêm liền thức đến khuya để tìm ý tứ, câu chữ nhưng vẫn chưa ra. Một đêm, bà vợ tôi ngủ một giấc dậy còn thấy tôi ngồi trầm tư, liền hỏi: “Ông nghĩ gì mà nghĩ mãi mấy đêm nay thế?”. Tôi nói ngay: “Thì vẫn là bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Nhưng nghĩ mãi chưa ra cái kết vừa ý”. Thế là vợ tôi vùng dậy, đi lại cái bàn tôi đang ngồi, chậm rãi: “Tưởng gì. Đêm nay Bác Hồ không ngủ vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh, chứ sao phải nghĩ mãi”. Tôi thấy đúng ý mình quá, nên viết vội câu của vợ kẻo sáng ra lại quên: “Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh”. Tôi chỉ việc lấy hai câu này đặt sau hai câu tôi đã viết: “Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ” là có một khổ thơ kết như mọi người đã biết.

26 tháng 2 2017

lạc đề! mk bảo là nằm mơ mà

4 tháng 10 2019

Cả nhà ơi giúp mình với

12 tháng 8 2020

bn ko được đẵng những câu hỏi linh tinh trừ bài tập toán; anh ;văn một lần nữa mình sẽ báo cáo đó 

12 tháng 8 2020

lịch sử

cái đầu

gặp sư tử

hai anh này đánh sợ quá tui ko dám xem

20 tháng 2 2023

Mik cần gấp câu này ạ...