K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực".

23 tháng 12 2018

a, Tác giả bàn luận về hiện tượng coi thường giờ giấc ở những công việc chung: bệnh phổ biến của xã hội, nhất là những nước kém phát triển, đang phát triển

- Bệnh lề mề có hại cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng cái hại nhằm phê phán, thức tỉnh con người, xã hội tiến bộ hơn

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
4 tháng 9 2016

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm)

b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)

c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm)

1
20 tháng 8 2016

a. Thành phần phụ chú được thể hiện ở phần gạch dưới trong câu văn sau:

 

Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

Thành phần phụ chú này có tác dụng bổ sung thể hiện rõ nhận thức tinh tế của người viết về lứa tuổi học trò:lứa tuổi bất ổn định nhất (lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên có những suy nghĩ và biểu hiện không ổn định, khó đoán, nhiều khi người lớn khó lý giải một cách lô-gíc).

 

b. Câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” có biện pháp tu từ là so sánh: so sánh việc sống một cuộc đời với việc vẽ một bức tranh. Tác dụng của biện pháp này nêu lên nhận thức của người viết về đặc điểm của cuộc sống con người. Cuộc đời giống một bức tranh. Do đó mỗi người giống như một họa sĩ. Họa sĩ phải chủ động để sáng tạo nên bức tranh, con người cũng phải chủ động sống cuộc đời mà mình muốn tạo ra cho mình.

 

c. Nội dung của văn bản:

- Lời khuyên của tác giả Phạm Lữ Ân đối với những người trẻ tuổi: Hãy tìm ra ước mở cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để tạo ra bức tranh riêng của chính đời sống mình cho dù đó là bức tranh tươi đẹp hay u ám. Hãy chủ động vẽ nên bức tranh của đời mình đừng để người khác vẽ giùm. Mỗi chúng ta có một cuộc đời không nên lãng phí nó. Đừng để người khác ăn cắp cuộc đời và luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

d. Theo em, lúc nào cũng phải theo đuổi ước mơ dù là ở một hoàn cảnh đầy khó khăn và nghiệt ngã. Có ai đó đã nói rằng “Nước và nắng làm cho cho cây xanh tươi, ước mơ làm cho đời người cao đẹp hơn và có ý nghĩa hơn”. Theo em, người không nuôi dưỡng ước mơ như một lò than hồng đã tắt.

25 tháng 2 2017
Câu Giữ được phép lịch sự Không giữ được phép lịch sự
a)- Lan ơi, cho tớ về với!

X

(Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

 
- Cho đi nhờ một cái!  

X

(Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé !

X

(Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.)

 
- Chiều nay chị phải đón em đấy !  

X

(Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.)

c) - Đừng cố mà nói như thế !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.)

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế !

X

(Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tớ - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.)

 
d)- Mở hộ cháu cái cửa !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc)

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

X

(Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)

 

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật Bài làm :Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Bài làm :

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc - chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bài bằng cụm từ "thân em" quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần "phiêu dạt" trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ "Bảy nôi ba chìm" để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến "Trọng nam khinh nữ" ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : "Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?" Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao !
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao "kiếp hồng nhan" . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần "chìm nổi" với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ "Bánh trôi nước" là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em

[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]

2
25 tháng 11 2016

Tạm ổn bạn ạ. phần kết bạn có thể lấy ở ý nghĩa trong SGK.Nếu được thì mk cho bạn 8,5 bài này

25 tháng 11 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^