K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp
15 tháng 9 2018

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

Câu 1. Truyện cổ tích loại truyện nhân gian:A. Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.B. Thường có yếu tố hoang đường.C. Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân.D. Cả A,B,C đều đúng.Câu 2. Hình tượng Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc ?A. Sức mạnh thần kỳ của tinh thần yêu nước.B. Sức mạnh đoàn kết của dân tộc khi đất nước bị lâm nguy.C. Đoàn...
Đọc tiếp

Câu 1. Truyện cổ tích loại truyện nhân gian:

A. Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.

B. Thường có yếu tố hoang đường.

C. Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 2. Hình tượng Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc ?

A. Sức mạnh thần kỳ của tinh thần yêu nước.

B. Sức mạnh đoàn kết của dân tộc khi đất nước bị lâm nguy.

C. Đoàn kết một lòng trong dự nghiệp đựng nước và giữ nước.

D. Sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu 3 Truyện " Thạch  Sanh " thể hiện triết lí gì của người bình dân?

A. Sự công bằng xã hội.

B.Ở hiền gặp lành,ác giả, ác báo.

C.Cái thiện chiến thắng cái ác.

D. Sức mạnh của nhân dân.

Giúp em với em sẽ tick cho.

 

1
29 tháng 10 2018

1. D

2. D

3. A

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Lê Văn Tám là một thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.

14 tháng 2 2022

tham khảo

  Lượm là nhân vật trong thơ của nhà thơ Tố Hữu, là một tấm gương thiếu niên dũng cảm. Cũng có một tấm gương thiếu niên dũng cảm trong lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản với câu chuyện bóp nát quả cam, dù tuổi đời còn trẻ nhưng nguyện đánh giặc bảo vệ nước nhà.

D
datcoder
Giáo viên
30 tháng 11 2023

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Em rất từ hào và cảm phục trước tinh thần chiến đấu bất khuất của anh Kim Đồng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Trong lời giới thiệu của tri huyện có nhắc tới chức vụ, quyền uy, thậm chí cả những thói hư tật xấu, cách phân xử vô lí dựa vào đồng tiền để phân định. Từ đó ta thấy được con người nhu nhược, bỉ ổi của tri huyện, chuyên tham nhũng đút lót của nhân dân.

- Trong lời giới thiệu hàng ngày, người ta thường giới thiệu những ưu điểm, đặc điểm nổi trội để gây ấn tượng với đối phương. Trong tuồng, nhân vật giới thiệu tất cả chức vụ, tính cách, phẩm chất tốt hay xấu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật Thị Kính: Đẹp người, đẹp nết, hết lòng yêu thương gia đình nhưng bị gia đình chồng nghi oan.

- Cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật: Chia theo hai tuyến: Một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi.

14 tháng 4 2018

Trong đoạn trích, Phăng tin là nhân vật chính. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập để khắc họa hình tượng nhân vật này

Sự đối lập: Phăng tin (nạn nhân) > < Gia- ve ( Đao phủ)

Phăng tin (người chịu ơn) > < Giăng Van-giăng (Vị anh hùng)

Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Phăng- tin tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van- giăng đến lo lắng, sợ hãi

   + Phăng- tin sụp đổ khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp đỡ vượt qua cái ác bị đổ vỡ

   + Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường: niềm tin vào tình yêu thương, sự công bằng

   + Trên phương diện tuyến nhân vật thì Phăng-tin và Giăng Van- giăng cùng chung tuyến nhân vật khi cả hai đều là nạn nhân của Gia-ve