K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

- Trước hành động xâm lược của tư bản Pháp, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm phải nhiều sai lầm trong chỉ đạo đấu tranh, dẫn đến hậu quả Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Đối lập với thái độ của triều đình, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đứng lên đấu tranh ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, mặt khác, quá trình đấu tranh của nhân dân cũng có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống Pháp xâm lược sang kết hợp giữa đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Sang thế kỉ XIX, tình hình châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực đân phương Tây. Trong bối cảnh đó, theo em, lịch sử Việt Nam sẽ chịu tác động và điễn ra theo chiều hướng nào? Nhà nước phong kiến có đối sách như thế nào, nhân dân ta có thái độ và hành động ra sao để đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử?

Theo em, đây là một thời kì vô cùng khó khăn của dân tộc khi chúng ta phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Tây hung hãn. Họ hơn chúng ta về mọi mặt, đất nước đứng trước nguy cơ bị thôn tính bất cứ lúc nào. Để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục, sự quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm là vô cùng cần thiết.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0
5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

19 tháng 1 2022

D

3 tháng 11 2023

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

2 tháng 11 2018

Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.


Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù

2 tháng 11 2018

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. Pháp tuyên chiến với Phổ
Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.
Trái với Phổ, quân Pháp chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh : quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí. trang thiết bị. ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có.
Ngày 2 - 9 - 1870. Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp - Bỉ).
Được tin đó, ngày 4 - 9 - 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập? mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/su-thanh-lap-cua-cong-xa-c83a13566.html#ixzz5VhXsF0uo

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Mục đích các nước phương Tây xâm lược Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là để mở rộng thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên và chiếm hữu những vị trí chiến lược quan trọng.

Đứng trước nguy cơ bị thôn tính, nhân dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh quyết liệt, chống lại các thế lực xâm lược phương Tây.

26 tháng 10 2021

C nha