K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Tham khảo:

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.

VD:Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ…

13 tháng 3 2023

_Thành ngữ là những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.Ví dụ :Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

12 tháng 9 2021

 Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.VD:xa,nhớ,yêu,đường,xe,....

Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.

– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.

+Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

+Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:

+ Láy bộ phận:lung linh,khanh khách

+ Láy toàn bộ:xinh xinh,...

12 tháng 9 2021

Từ đơn:

 - Theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.

Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…

Từ phức:

- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.

~ HT ~

8 tháng 1 2022

Thành ngữ nó có nhiều cách hiểu , định nghĩa 

+ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

+ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa.

+ là các tập hợp từ không đổi đã quen dùng, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó và có thể suy ra nhiều nghĩa khác

VD: "Đứng núi này trông núi nọ" có thể chuyển thành " Đứng núi nọ trông núi kia" hay "Đứng núi này trong núi khác".

Chủ ngữ là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.

Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Có nhiều định nghĩa về hoán dụ khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung đó là hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm bằng tên của một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm khác. Chúng có nhiều nét gần gũi với nhau để nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
 

Có 4 kiểu hoán dụ đó là:

– Lấy 1 bộ phận dùng để gọi toàn thể.

– Lấy vật dùng để chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi các sự vật.

– Lấy những điều cụ thể để nói về thứ trừu tượng.
VD: 

– Anh ấy chính là một tay săn bàn được xếp hạng trong đội bóng.

=> Chính là kiểu 1: lấy bộ phận “tay” để gọi toàn thể “anh ấy”.

10 tháng 3 2022

TK

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm ?. 

Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm ?. 

Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây.

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

Vd: Biết ơn ba mẹ đã sinh ra mình.

Thành ngữ: - Uống nước nhớ nguồn.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

5 tháng 11 2016

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng,tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình,với những người có công với dân tộc,đất nước,

- VD : Na luôn cố gắng học tập để tỏ lòng biết ơn đối với những người anh hùng dân tộc đã hi sinh vì tổ quốc

- Không thầy đố mày làm nên.

21 tháng 12 2021

a) Nó có trong SGK

b) SGK

c) SGK

d) Từ ngữ ẩn ý

Câu 1. Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Kể ra?                                             Câu 2. So sánh là gì? Cho VD có sử dụng phép so sánh.                                Câu 3. Thế nào là nhân hóa? Cho VD minh họa.Câu 4. Ẩn dụ là gì? Cho VD minh họa.Câu 5. Hoán dụ là gì? Cho VD minh họa.Câu 6.Thành phần chính có vai trò gì trong câu?Câu 7.Vị ngữ là gì? Câu 8.Chủ ngữ là gì?Câu 9.Chủ ngữ có cấu tạo như...
Đọc tiếp

Câu 1. Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Kể ra?                                             

Câu 2. So sánh là gì? Cho VD có sử dụng phép so sánh.                                

Câu 3. Thế nào là nhân hóa? Cho VD minh họa.

Câu 4. Ẩn dụ là gì? Cho VD minh họa.

Câu 5. Hoán dụ là gì? Cho VD minh họa.

Câu 6.Thành phần chính có vai trò gì trong câu?

Câu 7.Vị ngữ là gì? 

Câu 8.Chủ ngữ là gì?

Câu 9.Chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?

Câu 10.Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ?

Câu 11.Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?

Câu 12. Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là, cho ví dụ?

Câu 13.Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ?

Câu 14.Thế nào là câu miêu tả? Cho ví dụ?

Câu 15. Thế nào là câu tồn tại?

2
9 tháng 3 2018

Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

9 tháng 3 2018

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo

Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2. Một số phép so sánh thường dùng

– So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

– So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

11 tháng 2 2022

- Phương châm về lượng là: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ vd:  Bạn mua món này ở đâu đấy? -ngoài cửa hàng (vi phạm p/c về lượng)

- Phương châm về chất là: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ vd: Tôi thấy một cái cây cao đến tận trời xanh. (Vi phạm p/c về chất)

11 tháng 2 2022

Có 5 phương châm hội thoại chính gồm: Phương châm hội thoại về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

* Ví dụ 1: 

Người hàng xóm đến chơi mừng nhà mới của ông láng giềng. Nhìn lên mái nhà và nhìn quanh nhà, ông bảo: Nhà ta làm toàn bằng tre nứa loại tốt, nó mà cháy thì nổ to như đạn pháo

         Người nói vi phạm phương châm lịch sự, như có ý rủa nhà mới này sẽ cháy.

* Ví dụ 2 :

A hỏi B: Nhà cô giáo dạt Văn ở chỗ nào?

B đáp: Đâu như mạn bờ hồ Hoàn Kiếm

        B đã vi phạm phương châm về lượng ( câu trả lời không đúng yêu cầu của người hỏi)

...

HT

mình TL hơi thiếu nhưng mà mình chỉ biết đến đó thôi bạn ạ

sorry