K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Trước sự hy sinh không chỉ của những chiến sĩ ngoài mặt trận mà cả những người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, em cảm thấy mình thật may mắn vì được sống trong hòa bình. Không phải trải qua sự chia li sinh tử, sự chờ đợi vô vọng khi người thân yêu đi chiến đấu ngoài mặt trận. Đồng thời nó như nhắc nhở em phải biết gìn giữ, trân trọng nền độc lập này bởi nó được đổi lấy bởi sự bất hạnh của bao người.

Từ văn bản, tôi cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Nhưng cũng chính trong chiến tranh ta thấy bừng sáng tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân. Nó đã trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Thương lắm mùa nước nổi (Diệp Linh)

- Đâu rồi bóng tre (Đỗ Xuân Thu)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

7 tháng 3 2022

E nghĩ việc hòa bình là rất quan trọng, vì dịch nó bùng phát ghê lắm, mà nước như Trung Quốc đi đánh nước khác thì dồi ôi, dịch lây kinh

7 tháng 3 2022

giọng văn của bạn thặt là độc đáo

 Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia.  Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

  
4 tháng 9 2017

Người phụ nữ Việt Nam dù Kinh, dù Thượng cũng đều hiền hậu, dị dàng, hết lòng thương chồng, thương con, thương cháu, chịu đựng, hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.

* Người bà trong bài thơ “bếp lửa” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa, ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, hết lòng chăm nom cháu, để bố mẹ nó yên tâm công tác.

   + Nhớ về tuổi thơ, nghĩ về bếp lửa, tác giả lại nhớ, lại nghĩ đến hình ảnh người bà thương yêu- một hình ảnh xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng chập chờn lay động: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

   + Đặc biệt hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng đau thương vất vả. Mặc kệ “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng “đinh ninh” dặn cháu: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”! Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Dẫu có thế nào đi chăng nữa thì không có gì có thể lay chuyển được niềm tin dai dẳng của bà vào tương lai được:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Không còn là bếp nữa rồi, bây giờ là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói, cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì, ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, tâm hồn của bà như bao nhiêu người Việt Nam đó. Một niềm tin bất diệt lạ lùng truyền sang cho cháu một cách tự nhiên.

   + Nhà thơ khẳng định chắc chắn rằng bếp lửa là hoá thân cụ thể của bà và bà cũng chính là bếp lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ mà bà luôn nhóm: “nhóm bếp lửa ...... tuổi nhỏ”. Tình cảm của bà thật bao la, giản dị như khoai sắn, và cũng đậm đà như khoai sắn. Qua thời gian, qua bom đạn, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ân tình thuỷ chung....

- Hình ảnh của bà, tình yêu của bà, đức tin của bà qua hồi tưởng và suy ngẫm của đứa cháu đã lớn suy rộng ra là hình ảnh, tình yêu của quê hương đất nước đối với ta.

* Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “khúc hát ru......” là hình ảnh người phụ nữ Tà -Ôi miền Tây Thừa Thiên Huế, chịu đựng gian khổ, nuôi con, góp phần đánh Mĩ: tỉa bắp, giã gạo, địu con đi giành trận cuối, luôn mơ cho con những giấc mơ đẹp, trở thành chàng trai khoẻ mạnh, thành người tự do, thành người chiến sĩ Trường Sơn. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và những lời ru con của chính mẹ.

NK
21 tháng 12 2020

Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có sự hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để người khác được hạnh phúc hơn, để cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn. Ta có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì dân tộc, vì quê hương đất nước đã lần lượt lên đường ra chiến trường, cho dù có thể bỏ mạng cũng không hề chùn bước. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh đứa con của mình, không sợ nguy hiểm bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, tất cả cũng vì hòa bình của dân tộc. Hay có thể thấy, trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc, để lo cho con, mong con no đủ. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều người còn lối sống ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình,... đó vẫn còn là mảng tối trong xã hội hiện nay. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, giúp cho người với người lại gần nhau hơn, lòng yêu thương được lan tỏa, vì vậy chúng ta cần phải biết trân trọng và phải biết hi sinh vì người khác, tránh lối sống vô tâm, ích kỷ. Chúng ta cần rèn luyện đức hi sinh ngay khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người".

24 tháng 12 2020

Hi sinh là cho đi và nhận lại! Hi sinh được hiểu theo nhiều nghĩa như hi sinh một phần nho nhỏ cho đất nước xã hội thêm giàu mạnh. Hay những lần giúp nhưng người có hoàn cảnh khó khăn cũng là hi sinh dù nó chưa lớn. Nhưng hi sinh trong 'Bếp lửa' là cái hi sinh của một người bà, một người mẹ dành cho con cháu mà không phải ai cũng có thể làm được. Người bà ở đây sẵn sàng hi sinh mọi thứ 'bà dạy cháu làm bà chăm cháu học' dù bà học không cao nhưng được tác giả Bằng Việt thể hiện vào  trong bài thơ 'bà chăm cháu học'. Có thể hiểu được rằng đây là sự hi sinh vô giá nó không phải là hi sinh thông thường mà nó là sự hi sinh đầy vật chất. Mỗi người bà, người mẹ đều luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến cho con cháu của mình. Người mà họ đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, rồi chỉ mong nó nhớ đến mình như người đã sinh ra nó, nuôi lớn và dạy dỗ. Những người bà, người mẹ hi sinh tất cả cho con cái, họ có quyền được kì vọng vào nó!

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút rất thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông đều nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó chính là tác phẩm "Lặng lẽ sapa". Tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc qua nhân vật anh thanh niên. ANh thanh niên hiện lên với một công việc gian khổ và những phẩm chất tốt đẹp. ANh chính là biểu tượng tiêu biểu cho thanh niên thời bấy giờ.

     Bài Lặng lẽ sapa được Nguyền Thành Long sáng tác vào năm 1970, in trong tập truyện "Giữa trong xanh". Truyện "Lặng lẽ Sa Pa" kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi trên đỉnh núi sapa.  Qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước. Anh thanh niên là nhân vật chính trong câu chuyện, qua đoạn trích anh hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu công việc, hêt lòng với công việc cùng những phẩm chất tốt đẹp của con người. 

     Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. Cuộc sống của anh tách biệt gần như hoàn toàn với cuộc con người. Quanh năm chỉ làm bạn với công việc và sự cô đơn. Thậm chí ngay trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Ngay cái tên gọi ấy thôi cũng đã nói lên được hết sự buồn tẻ và cô độc của anh trên ngọn núi phủ đầy sương mù này. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. Công việc của anh không khó nhưng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác nhưng rất đơn điệu và nhàm chán. Ngày nào cũng vậy, anh phải đối mặt với các số liệu nhàm chán và vô vị ấy. Nó không những tẻ nhạt mà còn đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao.Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua nó bằng ý chí, nghị lực.  

      Sống trong hoàn cảnh và công việc gian khổ như vậy thì những phẩm chất đạo đức của anh lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết. Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Khi kể chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư anh nói với một thái độ rất hồ hởi, vui tươi, dường như người thanh niên này rất yêu công việc của mình. Sống trong sự cô đơn nên anh rất hiếu khách và quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ và sự hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Anh còn là một người có tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn hoàn thành công việc một cách chính xác nhất, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Anh thấy công việc của mình vẫn chưa là gì so với những người khác. Anh ước ao được cống hiến sức mình cho đất nước. Tóm lại với những phẩm chất trên, anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trẻ trong thời kỳ xây dựng XHCN. Họ là những người nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiên vì Tổ Quốc tươi đẹp.

    Bằng những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên với những nét đẹp về tinh thần và tình cảm, cách sống để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua đo, thế hệ trẻ chúng ta hiện nay hãy ra sức cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất để trở thành một người có ích, góp công xây dựng đất nước.

5 tháng 2 2022

Gợi ý cho em viết nhé, em có thể dựa trên các ý này để viết:

Nêu ra câu chủ đề (VD: Bảo vệ bản thân và gia đình trước những diễn biến và nguy cơ khó lường của dịch bệnh Covid19 là điều vô cùng quan trọng hiện nay...)

Thế nào là bảo vệ mình và công đồng?

Lợi ích của việc bảo vệ mình và công động

Biểu hiện

Trái ngược với những người biết bảo vệ mình và cộng đồng...

Liên hệ bản thân (Bản thân em đã làm dc gì để bảo vệ mình và cộng đồng?...)

Kết luận vấn đề. 

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

Đại dịch COVID-19 đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác trong cuộc sống hàng ngày của mình cho đến khi chúng ta có thể trở lại các hoạt động thường ngày. Mỗi chúng ta có thể thực hiện một số bước đơn giản để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

Dịch bệnh ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe, đời sống của người dân, khó khăn chồng chất khó khăn. Cùng chung mục đích chia sẻ khó khăn với người nghèo, thời gian qua đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện những việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.Chặng đường chống dịch thời gian qua cho thấy càng trong khó khăn, tinh thần tương thân, tương ái càng được khơi dậy. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương được kết nối, lan tỏa từ những tấm lòng vàng vẫn còn đọng lại mãi, người trao và người được nhận đều cùng nhau nở nụ cười hạnh phúc và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.