K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2021

 Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2) Đặc điểm : 

Luận điểm là quan điểm của người viết đưa ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe 1 tư tưởng,quan điểm nào đó.

Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

3) Bố cục:

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4) pp lập luận gồm:

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

+Phương pháp lập luận chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

+các bước làm bài văn lập luận chứng minh

-Tìm hiểu đề

-Xác định yêu cầu đề bài

-xác định luận điểm

-Lập dàn ý

-viết bài

-sửa bài

+bố cục:

-mở bài

-thân bài

26 tháng 4 2021

văn nghị luận giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc ( nghe) hiều rõ những điều họ còn chưa biết hay thắc mắc về một điều nào đó trong đời sống ( tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người

Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.

 

26 tháng 4 2021

*văn nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí phẩm chất quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người 

*cách làm bài văn lập luận giải thích: muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa

*bố cục của bài văn lập luận giải thích:

-mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và nhận ra phương hướng giải thích

-thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích cần sử dụng các lập luận ăn giải thích phù hợp

-kết bài: nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.

NG
14 tháng 9 2023

- Bài viết có 4 luận điểm

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nghệ thuật nghị luận của tác giả được tổ chức vô cùng mạch lạc và logic chặt chẽ, mở đầu đi thẳng vào vấn đề được nhắc tới là nhà thơ Nguyễn Khuyến và ba bài thơ của ông. Đồng thời đưa ra các luận điểm chính để phân tích và lập luận lí lẽ để chỉ ra tại sao mình lại nói như vậy và đan xen các câu nói chia sẻ của tác giả về các bài thơ khác nhau vừa tác ra cái chung và cái riêng ở trong mỗi bài thơ thu của Nguyễn kHuyến. Ngôn ngữ gần gũi, phân tích dễ tới với người đọc chặt chẽ và mang đậm dấu ấn làng quê đất nước. Đặc biệt tác giả sử dụng rất nhiều những câu từ mang tính chất dân tộc như mùa thu Việt Nam, nước ta, đất nước của mình,....

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Nhận xét về nghệ thuật nghị luận:

Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.

- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.

- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.

- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.

- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.

11 tháng 3 2023

- Khái niệm: văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định

- Đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện nay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học

21 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.