K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.                                            Bác để tình thương cho chúng con                                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son                                      Mong manh áo vải hồn muôn trượng                                      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.                                       Ôi Bác Hồ ơi, những xế...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

                                            Bác để tình thương cho chúng con
                                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
                                      Mong manh áo vải hồn muôn trượng
                                      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

                                       Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
                                       Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
                                       Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
                                       Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

                                                                          ( Tố Hữu – Bác ơi)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

b. Tìm, chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ trên và đặt 1 câu trần thuật có chức năng tương tự. (1 điểm)

c. Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…” Em hiểu “ còn non nước…” có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

d. Câu thơ Một đời thanh bạch, chẳng vàng son giúp em hiểu gì về con người của Bác?  Trình bày ý kiến của mình trong 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

Câu 2 (2 điểm) :

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) khuyên các bạn học sinh không nên hút thuốc lá.

Câu 3 (4 điểm):

Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói đó.

ĐỀ 3

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!

Việt Nam anh dũng sáng ngời
          Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung.

                                               Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
                                               Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!
                                               Tự do đã nở hoa hồng
                                              Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam...”

( Tố Hữu – Ba mươi năm đời ta có Đảng)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

b. Tìm và chép lại một câu cảm thán có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu với từ cảm thán mà em vừa tìm được. (1 điểm)

c. Theo em, tác giả kêu gọi mọi người đứng lên để làm gì? (0,5 điểm)

d. Em ấn tượng nhất câu thơ nào trong đoạn trích? Hãy giải thích bằng 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

1
3 tháng 5 2022

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

=> Bộc lộ cảm xúc , tình cảm và suy nghĩ của nhà thơ đối với Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng biết ơn to lớn , tình yêu thương da diết của tg đối với Bác .

b. Tìm, chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ trên và đặt 1 câu trần thuật có chức năng tương tự. (1 điểm)

câu trần thuật: Bác để tình thương cho chúng con

Đặt câu : Mẹ ra đi để lại cho con muôn vàn điều hối hận .

c. Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…” Em hiểu “ còn non nước…” có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

= > có nghĩa là còn đất nước Bác phải lo , còn tương lai , sự tự do , sự độc lập của nước nhà.

d. Câu thơ Một đời thanh bạch, chẳng vàng son giúp em hiểu gì về con người của Bác?  Trình bày ý kiến của mình trong 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

Câu văn em tự làm chị chỉ đưa ý thôi nhé! .

Giúp em hiểu về con người Bác là:

+ Bác là người sống quan minh chính trực , không làm bất cứ một điều gì đáng hổ thẹn cả . 

+ Bác là người thanh minh , không sợ bất cứ một điều gì tố cáo bản thân mình .

+ Bác là người sống giản dị , không xa hoa giàu có .

Câu 2 ; Câu 3 đoạn và bài văn e tự làm nhé!

Đề 3 :

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

= > thể hiện niềm tự hào vô bờ của tác giả đối với Đảng ta. 

+ bộc lộ cảm xúc , suy nghĩ của một con người yêu quê hương nước Việt về Việt Nam ta .

b. Tìm và chép lại một câu cảm thán có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu với từ cảm thán mà em vừa tìm được. (1 điểm)

Chép câu cảm thán :

Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!

Đặt lại câu : Ôi mẹ ơi , muôn đời mẹ tuyệt vời !

c. Theo em, tác giả kêu gọi mọi người đứng lên để làm gì? (0,5 điểm)

= > Đó là lời kêu gọi sự tự do để mọi người ai ai cũng có sự tự do của bản thân và cho nước nhà qua đó đề cao sự độc lập vĩ đại .

d. Em ấn tượng nhất câu thơ nào trong đoạn trích? Hãy giải thích bằng 5,6 câu văn. (1,5 điểm) 

Em ấn tượng nhất với câu thơ :

      Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
     Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!
     Tự do đã nở hoa hồng
    Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam...”

Giải thích : Vì đó là câu thơ ca ngợi , kêu gọi tinh thần , cái nét tinh túy đáng tự hào nhất của người Việt Nam ta , của dân tộc Việt ta từ lịch sử đến ngày nay .

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ men"

(Trích Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung)

a. Nhân vật được nhắc đến ở đoạn văn trên giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 8 học kì 1? Tác giả là ai? (2đ)

b. Hãy nêu suy nghĩ của em về nội dung văn bản em vừa tìm được. (1đ)

c. Em hãy xác định trợ từ trong câu gạch chân của đọan văn trên. (1đ)

d. Từ tác phẩm em vừa tìm được, liên hệ với thực tế xã hội ngày nay về phẩm chất của con người.  (2đ)

giúp mik với mn.!

0
Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!Việt Nam anh dũng sáng ngời          Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung.                                               Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ                                               Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!                                               Tự do đã nở hoa...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!

Việt Nam anh dũng sáng ngời
          Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung.

                                               Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
                                               Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!
                                               Tự do đã nở hoa hồng
                                              Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam...”

( Tố Hữu – Ba mươi năm đời ta có Đảng)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

b. Tìm và chép lại một câu cảm thán có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu với từ cảm thán mà em vừa tìm được. (1 điểm)

c. Theo em, tác giả kêu gọi mọi người đứng lên để làm gì? (0,5 điểm)

d. Em ấn tượng nhất câu thơ nào trong đoạn trích? Hãy giải thích bằng 5,6 câu văn. (1,5 điểm )

1
3 tháng 5 2022

đợi hơn mấy tiếng hẵng đăng nx cj trl r nghe=))

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèToả nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam nước...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

(Tế Hanh -Nhớ con sông quê hương)

a.      (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

b.     (1,5 điểm) Xác định kiểu câu và cho biết chức năng của câu:

                     Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

 - Đặt một câu có chức năng tương tự

c.   (0.5 điểm) Tác giả đã miêu tả con sông quê như thế nào?

d.  (1,5 điểm) Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? (Viết 5,6 câu)

1
4 tháng 5 2022

a.Nội dung:Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm tuổi thơ.

b.Câu đó là câu cảm thán

-Chức năng:Bộc lộ cảm xúc

- Đặt một câu có chức năng tương tự:

Hỡi biết bao con người kia ơi!

c.Tác giả miêu tả con sông quê hương là: Một con sông xanh biếc

d.Em thích nhất khổ thơ:

 

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Vì:

-Bài thơ có sức cuống hút người đọc,nêu rõ con sông như thế nào,làm ta hòa vào cảnh sông nước đó

\(#Tai\)

Bài tập 3:  Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:       “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song...
Đọc tiếp

Bài tập 3:  Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

       “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”     (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản thuộc kiểu nghị luận nào?

Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?

Câu 3: Trong câu văn: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.”,  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ “quả tim và  thi ca” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.

 

2
20 tháng 3 2021

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

 

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

 
20 tháng 3 2021

Câu 1: 

Trích: ''Ý nghĩa văn chương''.

Tác giả: Hoài Thanh

Thuộc kiểu nghị luận văn chương

Câu 2:

PTBĐ: nghị luận, tự sự, biểu cảm

Câu 3:

BPNT: liệt kê

⇒ nêu nguồn gốc của thi ca

Câu 4: 

Quả tim là nơi cảm nhận cảm xúc, là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm mà con người cảm nhận được. Từ những cảm xúc ấy ta mới đúc kết ra được những dòng văn dòng thơ tuyệt dịu để truyền lại cho đời và Thi Ca hình thành.

Câu 5:

Nội duch chính: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài".

Câu 6: 

Tham khảo:

Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.

Câu 1:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý...
Đọc tiếp

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
b. Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 2:

Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

1
30 tháng 3 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

PTBĐ: Nghị luận

Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống. 

b, Nghệ thuật: 
Dùng biện pháp liệt kê 

Lời lẽ trang trọng, tôn kính

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...

Ý nghĩa:

Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác

2. 

Khái niệm:

Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Tác dụng: 

Bộc lộ cảm xúc

Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đềubiết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Báckhông để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắpxếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều
biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác
không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp
xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của
con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
(Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập một, NXB GD, 2016)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn trích đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Câu 3: Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng
một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự giản dị trong cuộc sống.

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo? Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  

        Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?

 Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…

 Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.

 Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thắng Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy”.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)  Câu 1. Văn bản trên có nội dung gì?

Câu 2. Tìm một câu nghi vấn, một câu cầu khiến trong văn bản trên và cho biết tác dụng

Câu 3. Em hãy cho biết vai trò của lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo? Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  

        Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?

 Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…

 Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.

 Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thắng Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy”.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)  Câu 1. Văn bản trên có nội dung gì?

Câu 2. Tìm một câu nghi vấn, một câu cầu khiến trong văn bản trên và cho biết tác dụng

Câu 3. Em hãy cho biết vai trò của lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống

mình cần xong trong tối nay nên mọi người gíup mình ạ , mình cảm ơn !!

 

1
8 tháng 3 2022

1. ND chính: biểu hiện của lòng nhân đạo và cần phải phát huy lòng nhân đạo.

2. Câu nghi vấn: Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?

=>Tác dụng: đặt câu nghi vấn để đưa ra vấn đề

Câu cầu khiến: Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình với mọi người xung quanh.

=> Tác dụng: đưa ra yêu cầu, việc cần làm.