K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

TK

Vào những ngày giáp Tết, gia đình em ai cũng bận rộn. Anh trai giúp bố dọn dẹp phòng khách, sân vườn. Em giúp mẹ dọn dẹp phòng bếp, rửa hoa quả để bày lên mâm ngũ ba. Ai cũng bận rộn nhưng lại thật vui vẻ. Bố đã đi mua chậu hoa đào từ hôm hai tám Tết. Ngoài vườn, muôn loài hoa khoe sắc đã được anh trai tưới nước. Đến ngày hai chín Tết, sau khi cả nhà gói xong bánh chưng, tối hôm đó, em cùng anh trai thức canh nồi bánh chưng. Chiều ba mươi Tết, mọi người trong gia đình cùng ăn bữa cơm tất niên, đón chờ giao thừa để xem pháo hoa. Những ngày tết sau đó, cả nhà em đi chúc Tết ông bà, họ hàng. Tết là những ngày đoàn tụ gia đình thật ý nghĩa.

11 tháng 4 2022

tham khảo

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
 

18 tháng 4 2016

Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung.

Thân bài: HS có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( theo trình tự thời gian hoặc không gian song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

- Cảnh vật trong thời khắc giao mùa: thời tiết (se lạnh, trời trong sáng), cây cối đâmchồi nảy lộc....

- Không khí: trong gia đình, ngoài đường...

- Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng...

- Hoạt động: mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tụctruyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới,lì xì...) và những người đi hái lộc, đi xông nhà.... vào thời khắc giao thừa. 

Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình (miêu tả tâm trạng).Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi. 

Kết bài: Cảm xúc của em, .......

18 tháng 4 2016

tra loi ho cau nay nha

 

28 tháng 12 2021

em đã đi về quê rồi.Em đi bắt hải sản là tôm cá ghẹ .Đi về nhà ăn cơm .Bỏ thịt cá . ok .ha ha tôi hok nói .ha.

16 tháng 2 2016

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
 

25 tháng 1 2017

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

ta-canh-giao-thua-o-gia-dinh-em

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

29 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

29 tháng 3 2018

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an. 

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người. 

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

Tham khảo :

- Nói về gia đình :

Gia đình của em có ba người: bố em, mẹ em và em. Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố em là chủ một xưởng gỗ có tiếng trong tỉnh. Bố chính là trụ cột của gia đình em. Bố làm việc rất say mê. Có những lúc mải mê với số liệu, sổ sách bố quên luôn đã đến giờ cơm trưa. Bố em luôn dẫn em ra xưởng tham quan, nói cho em về những loại gỗ khác nhau. Bố hay dạy em học bài vào mỗi tối. Mẹ em năm nay đã ở tuổi ba mươi chín. Mẹ em là một bà nội trợ vô cùng đảm đang. Ngày ngày mẹ ở nhà lo cơm nước, chăm sóc gia đình. Mẹ nấu ăn ngon lắm. Mẹ em rất khéo tay nữa. Tối nào mẹ cũng ôm em vào lòng, kể em nghe những câu chuyện ngày xưa. Em là cô học sinh lớp Ba, là con một trong nhà nên luôn được bố mẹ cưng chiều. Bố mẹ rất quan tâm, lo lắng cho em. Bố mẹ hay cho em đi chơi để thư giãn sau mỗi kỳ học căng thẳng. Em rất thích những giây phút gia đình em vui vẻ bên nhau, tiếng cười tiếng nói rộn vang. Em trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc ấy. Em rất yêu quý gia đình em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

(Link:Viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em (15 mẫu) - Tập làm văn lớp 3)

- Nói về người bạn thân :

Em và An không ở cùng khu tập thể, thế nhưng ngay từ khi đi học lớp một chúng em đã rất thân nhau. Chúng em ngồi cùng bàn, mặc những bộ quần áo giống nhau và mỗi buổi đi học về chúng em lại cùng nhau đi chung một con đường, bạn An thường chia tay em trước bởi nhà bạn gần trường hơn nhà em. Song có một điều đã giúp chúng em thân nhau hơn là bởi chúng em rất ham học. Sau giờ học ở trường, chúng em lại đến nhà nhau để ôn bài và cùng nhau giải những bài toán khó.

Bạn An của em rất xinh, trái ngược với nước da bánh mật của em thì bạn lại có nước da trắng mịn, lúc nào cũng phơn phớt hồng như được đánh một lớp phấn mỏng. Nhất là vào những ngày hè da của bạn lại càng như đẹp hơn. Bạn còn có khuôn mặt tròn bầu bĩnh trông rất đáng yêu, chiếc mũi nhỏ nhắn thẳng tắp trông thật thanh tú, cặp môi đỏ tươi như vừa được thoa son. Nụ cười của bạn cũng rất tươi, mỗi khi bạn cười lại khoe chiếc răng khểnh rất duyên. Chơi với nhau đã khá lâu, ấy vậy mà lúc nào nhìn thấy bạn em cũng thấy bạn thật xinh thật đáng yêu. Bạn An của em còn có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường có văn nghệ bạn An lại tham gia. Trong buổi ca nhạc giọng hát của An luôn được các bạn trong trường yêu thích và thường tặng cho bạn những tràng pháo tay to nhất.

Hơn thế, An còn là một người rất tình cảm, em nhớ có lần bị ốm em phải nghỉ học mấy ngày, An đến mang vở về chép bài hộ em sau đó bạn còn đến giảng lại bài cho em hiểu. Và có lần em bị đau chân không tự mình đi học được, An cũng đến giúp em đi. Về vấn đề học hành thì em và An mỗi đứa lại có một sở trường riêng. An thì đam mê các môn tự nhiên, còn em thì thích học Văn. Và một câu chuyện đã xảy ra như thế này. Hôm đó có tiết bài tập Toán, ấy vậy mà tối hôm trước do mải mê xem phim hoạt hình em không kịp làm hết bài tập, đến lớp em rất lo lắng, lỡ đâu cô giáo lại gọi lên kiểm tra vở thì em sẽ bị điểm kém. Thế là em đành đánh liều mượn vở của An với ý định chép bài. Em cứ tưởng An sẽ vui vẻ cho em mượn vì chúng em là bạn thân của nhau cơ mà. Nhưng thật bất ngờ An đã không đồng ý và bạn nói:

- Mình không muốn bạn trở thành người không trung thực.

Lúc đó đang lo lắng về chuyện bị cô phạt nên em rất tự ái, sau buổi học đó em không đợi bạn về cùng. Ngay buổi chiều hôm đó An xuống nhà em chơi. Bạn vui vẻ gọi em ra và sau khi nghe bạn phân tích em hiểu bạn đã đúng. Việc mượn vở bạn để chép bài là sai. Em thầm cảm ơn vì An đã giúp em hiểu hơn về lòng chân thực. Chúng em lại chơi thân với nhau như xưa. Ngay chiều hôm đó em và An rủ nhau đi ăn chè món chè mà em với bạn rất thích. Hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi, em đã xin phép bố mẹ An cho bạn về cùng. En và An vô cùng sung sướng khi được bố mẹ An đồng ý. Thế là chúng em lại có những ngày hè ở bên nhau và thời gian dường như càng giúp em và An hiểu nhau hơn, yêu quý nhau hơn.

(Link : Tả bạn thân - Tập làm văn lớp 5 (36 mẫu))

#H

 
5 tháng 2 2021

de 1:Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh Bến Tre. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba ngành quản trị kinh doanh. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp 8 trường thcs thanh lang. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương chị gái.                                                                                                                          DE 2:

Lớp em có bạn Linh được nhiều người quý mến, Linh không đẹp gái lắm nhưng khá xinh và có nhiều nét tốt.

Linh sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đều là thấy cô giáo. Nhà có hai chị em gái, chị của Linh đã học đại học, còn Linh năm nay học lớp Năm với em. Linh có dáng người dong dỏng không mập, cũng không gây, gương mặt thanh tú, mang dáng vẻ của một “tiểu thơ” đài các. Nổi bật nhất ở Linh là bạn có một làn da mịn màng như trứng gà bóc. Đôi mắt là râm với hàng lông mi cong cong tạo cho Linh có một cái nhìn thật dễ thương. Hàm răng trắng đều như bọt biển lại thêm có một chiếc răng khểnh bên trái khiến cho nụ cười của Linh vừa duyên dáng, vừa cởi mở chân tình. Linh cởi mở, chan hòa dễ gần gũi. Trong sinh hoạt, học tập bao giờ cũng thực hiện theo một thời gian biểu quy định. Không đua đòi đàn đúm la cà ở dọc phố, túm tụm quà bánh ở cổng trường hoặc nói năng bừa bãi ở chỗ đông người, Linh sống có nền nếp kỹ cương gia giáo nhưng lại rất hòa đồng. Linh vui vẻ, hồn nhiên, cởi mở, bạn bè quý mến Linh còn bởi lòng độ lượng, tính bao dung, thương người của Linh. Em nhớ có lần trên đường đi học về, em và Linh gặp một bà lão yếu ớt chống gậy đi trên vỉa hè, bất ngờ bà lão khụy xuống. Thấy vậy, Linh chạy đến đỡ bà cụ dậy, đưa bà cụ vào bóng râm bên đường, rồi vội vã đi mua túi nước chanh cho bà uống, cho đến lúc bà cụ tỉnh táo, khỏe khoắn, chúng em mới chia tay bà cụ ra về. Rồi một lần khác có hai bạn gái trong lớp cãi nhau kịch liệt, Linh đến kéo hai bạn ra chỗ khác dàn hòa. Trong học tập, Linh là một người bạn tốt, vốn học giỏi lại chăm chỉ nên Linh thường giúp các bạn yếu kém bằng cách trao đổi và trả bài cho nhau. Nhờ vậy mà vài bạn học yếu đã vươn lên trung bình và khá.

Cuộc sống và tình cảm của Linh là vậy đó. Linh thật xứng đáng là đứa con ngoan trò. giỏi được bạn bè và thầy cô quý mến. Sống với Linh ai cũng học tập được ở bạn rất nhiều những đức tính tốt. Em cũng sẽ cố gắng để được như Linh; được mọi người quý mến.

7 tháng 1 2023

ta có sơ đồ:On a Friday at school, my friends and I were playing and talking happily when suddenly the teacher came to announce the good news that Tet was coming. arrived. I was surprised because I didn't notice this date until my teacher came to tell me this. Therefore, after knowing the story, I had to run home to help my parent from my parents. cleaning the house to welcome the new year because only tomorrow we will celebrate the new year At the same time, I received a lot of lucky money from everyone and relatives. We visited relatives and brothers in the neighborhood very happily, and together we celebrated New Year's Eve this year, happily and peacefully.
cạn lời quá ghi đại-=))

TK

Tet, also known as Lunar new year festival, is the biggest traditional festival in Viet Nam. Tet is usually from the end of January to early February. Before Tet, Vietnamese prepare many things for the three main days. They clean their house and decorate with flowers such as kumquat tree or peach blossom. A huge amount of food will be bought before Tet for making traditional dishes. Banh Chung, Banh Tet, Gio cha, Xoi and Mut, and candies are the foods that must have on Tet holidays. During Tet, people visit their relatives’ homes and give wishes. However, the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year, people never enter any house on the first day without being invited first. Another custom is giving lucky money, which is put into a red envelope as a symbol of luck and wish for a new age. Traditionally, elders will give lucky money to children and the oldest people in the family. However, nowadays, people can give it to anyone including friends, parents, neighbors. Besides, Vietnamese usually go to pagodas or temples to pray for health, wealth, success. To Vietnamese, Tet is the happiest time of all year around, members in a family can gather together, which is a meaningful messages of Lunar New year festival. All in all, Tet is all about back to origins, be good to others, enjoy the precious moment, and wish for the best to come.

22 tháng 1 2022

TK

Traditional Tet is one of the most important festivals of Vietnam. Just like in Western countries that follow Christianity, Christmas is a sacred and important holiday, so is the traditional New Year's Day. Traditional New Year's Day is called Lunar New Year or Lunar New Year, and is considered the most important moment of a year. The time starts on the 1st day of the 1st lunar month of the new year. The Lunar New Year usually falls between the end of January and the middle of February of a calendar year. Normally in Vietnam, every occasion to prepare for the Lunar New Year, everyone, whether working or going to school, has a holiday schedule. Normally, the time off is from one working week or more (for employees) and two to three days before December 30. To prepare for the important Tet holiday of this year, every family often buys a lot of new things, cleans the house, prepares a tray of rice to worship ancestors. And yet, on the traditional New Year's Day, there is also a custom to visit the elderly, family members, friends and neighbors every time Tet comes. At that time, homeowners or adults will give lucky money to children and elders with wishes at the beginning of the new year of peace, prosperity, and everything as desired. This is not only a custom but also a cultural beauty of the Vietnamese people, to show concern and hope for a full and peaceful life for everyone.