K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo 

 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

16 tháng 3 2022

Ở địa phương em , theo em được biết di sản văn hoá tại địa phương em là Chử Đồng Tử và Tiền Dung  , là một di sản quốc gia nổi tiếng tại tỉnh Hưng Yên . Nơi đây , gắn liền với nhiều ý nghĩa và công ơn của Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Con người bắt đầu lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn . Cũng vì vậy , để thể hiện được lòng biết ơn , em đã góp phần giữ gìn , bảo vệ di sản văn hoá : 

- Lau dọn vệ sinh .

- Quét dọn nơi di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cũng người dân , để bảo vệ và giữ gìn khu di sản văn hoá.

- Nghiêm túc thực hiện .

 

27 tháng 4 2022

Tham khảo:

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau

Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
Tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương
Lên án, tố cáo những kẻ có hành vi phá hoại di sản văn hóa.

thik chọn cái nào thì chọn :>

27 tháng 4 2022

1. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử , văn hóa, khoa học , được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác .

Việc em đã làm góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá:

+ Tuyên truyền mọi người không phá hoại, vẽ bậy lên các di sản văn hóa vật thể

+ Dọn dẹp vệ sinh ở xung quanh các khu di tích lịch sử - văn hóa

21 tháng 3 2020

Bài làm:

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Tham khảo

21 tháng 3 2022

giúp mình nay mình thi nè :(

21 tháng 3 2022

`a.`

4 di sản văn hóa thuộc văn hóa phi vật thể ở tỉnh Gia Lai mà em biết là:

- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

- Hơ-mon ( Sử thi ) của người Ba Na

- Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui- *Mình biết mỗi 3 cái thoi à, cái 4 bn tự tìm nke:( *

4 di sản văn vật thể ở Gia Lai mà em biết là: 

* Cài này mình cx k píc, xl pạn -.-''*

`b.` Để bảo vệ và phát huy các loại hình di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở Gia Lai, em sẽ:

- Tham gia, vẽ tranh,.... các sự kiện có chủ đề bảo vệ và phát huy các văn hóa vật thể và phi vật thể ở Gia Lai

- Tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể

- Quảng bá văn hóa ở địa phương em cho các địa phương khác

- Tích cực bảo vệ các văn hóa, không để người xấu làm xấu văn hóa

-..... 

18 tháng 3 2022

Di sản văn hóa là những hiện vật, những công trình, phong tục văn hóa, di tích, tác phẩm,... có giá trị về lịch sử lâu dài và gắn bó với dân tộc.

5 di sản văn hóa vật thể có thể kể đến như:

+Hoàng thành Thăng Long

+Vịnh Hạ Long

+Phong Nha Kẻ Bàng

+Quần thể di tích cố đô Huế

+Khu đền tháp Mỹ Sơn

...

5 di sản văn hóa phi vật thể có thể kể đến như:

+Hát chèo

+Hát tuồng

+Nhã nhạc cung đình Huế

+Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

+Dân ca Quan họ Bắc Ninh

...

Là học sinh thì em cần:

+Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay góp phần bảo vệ các di sản văn hóa

+Quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể và vật thể đến với bạn bè du khách nước ngoài

+Tham gia vào các phòng trào bảo vệ các di sản văn hóa

...

18 tháng 3 2022

tham khảo

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa, văn hóa phi vật thể và di sản tự nhiên. 

Tên di sảnLoại hìnhThời gian được công nhận

Hội đua bò Bảy NúiLễ hội truyền thống2016
Hội Gióng ở đền Phù Đổng  đền SócLễ hội truyền thống2012
Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt NamNghệ thuật trình diễn dân gian2012
Hội Minh thệ thôn Hòa LiễuLễ hội truyền thống

2017

 một học sinhđể bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau: + giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương. + tham gia các lễ hội truyền thống.

 

 

16 tháng 3 2021

Câu 1

/Quần thể di tích Cố đô Huế .../Phố cổ Hội An. .../Thánh địa Mỹ Sơn. .../Hoàng thành Thăng Long. .../Thành Nhà Hồ .../Nhã nhạc cung đình Huế .../Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. .../Dân ca Quan họ 
16 tháng 3 2021

Câu 2

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

Câu 3   Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Câu 4

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

     - Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng...

     - Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

     - Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

Câu 5

-  Phải trông nom, giữ gìn cẩn thận 

- Thường xuyên di tu bảo dưỡng, tôn tạo và nâng cấp 

- Mỗi người, mỗi tổ chức cần phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng di mọi di sản văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể.

- Như vậy ta mới có thể gìn giữ những di sản văn hóa từ đời này sang đời khác và luôn giữ được vẻ đẹp cùng với sự vững bền mãi với thời gian.

 

11 tháng 5 2022

giúp với mình đang cần gấppp

 

Câu 1: di sản văn hóa là gì?kể tên một số di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc và địa phương em(Hải Phòng) 

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Còn cái các di sản văn hóa bạn tự nêu nhé. Tôi ở Bình Dương chứ ko phải Hỉa Phòng!!

Câu 2: Nhà nước đã có những quy định gì về góp phần bảo vệ di sản văn hóa

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 3: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo? Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do,tín ngưỡng của ng khác ntn?

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.

 

Sở dĩ ta phải tôn trọng tự do tín ngưỡng là vì tôn trọng quyền tự do của mỗi công dân. Ta không dám xen vào vì tôn giáo là bản chất của sự huyền bí, linh thiêng mà không thể chứng minh.

Câu 4: Giải thích vì sao nhà nước CHXHCNVN là nhà nước đc phân thành những loại cơ quan nào?

Ko biết. Cũng ko hiểu câu hỏi nó hỏi cái gì?