K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của tác phẩm, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.

Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.

Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu – cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “…nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.

Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.

Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.

Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.

Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.

Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.

Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.

Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.

Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.

Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.

Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.

Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.

4 tháng 11 2018

Viết mở bài:

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -1945, với các tác phẩm chủ yếu nói về người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội cũ. Các sáng tác của ông phản ánh chân thực, sâu sắc tình cảnh của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao xây dựng nhiều hình tượng độc đáo mang giá trị nhân đạo sâu sắc của ông, Trong đó lão Hạc là một trong những nhân vật có sức sống bền chặt trong lòng độc giả. Một ông lão nhà nông hiền lành, vị tha lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của nghèo đói đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân.

1 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

*MB: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học hiện thực phê phán đầ thế kỉ XX. Sáng tác của ông thường tập trùn vào 2 đề tài: người trí thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nhắc đén hình ảnh người nông dân, ta không thể quên tác phẩm "Lão Hạc", là một trong những tác phẩm tiê biểu cho Nam Cao nói riieng cũng như văn học hiện thực phê phán nói chung. 

*TB:

 Tác giả đã khắc họa hình ảnh lão Hạc hiện lên với tất cả hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Vợ mất sớm, lão Hạc sống trong cảnh “Gà trống nuôi con”. Đó là 1 nỗi đau lớn trong cuộc đời lão. Thế nhưng vì hoàn cảnh của lão lại quá nghèo, và cũng vì quá nghèo không đủ tiền thách cưới mà không lấy được vợ cho con trai. Anh con trai lão phẫn chí, bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su.  Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về vì “Sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”. Thế nhưng, dân ta đã có câu: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Lúc này, lão Hạc phải chịu thêm nỗi đau lớn thứ 2 trong đời bởi lão phải rời xa con. Lão sống lủi thủi một mình từ đó.  Không còn vợ, con cũng chẳng có nhà, lão Hạc chỉ có một niềm vui duy nhất đó là con chó vàng- con vật nuôi gắn bó với con trai lão và bây giờ là với lão. Lão yêu con nó, coi nó như người thân. 

 
1 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé:

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.

 

 

Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

 
6 tháng 5 2020

như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu

5 tháng 6 2016

MB : Ngày xửa ngày xưa, trên trái đất xinh tươi có một đàn chim ca hót chào đón cô giáo chủ nhiệm mới... Thiên sứ đã giao nhiệm vụ cho cô giáo ấy phải đưa những cô, cậu bé lần lượt lên đò sang bờ bên kia của kiến thức và đỉnh cao của thành đạt.... Đều đặn hằng năm cô giáo ấy lại đón rồi đưa, lại chắp thêm đôi cánh cho những khóa học trò vừa ngoan vừa dễ thương và hãy còn ngây ngô khờ khạo bay vào bầu trời xanh...Và giờ đây khi những năm cũ đã qua, năm nay cô giáo đó lại tiếp tục đưa tôi - một đứa học trò nhỏ đến bến bờ vô tận của tri thức.

KB :

Đó là toàn bộ những tình cảm của tôi đối với "mẹ ThanhTịnh" của tôi! Còn bạn thì sao? Bạn chắc chắn phải có một thời cắp sách đến trường, dù là ở đâu, dù bao lâu thì chắc chắn bạn cũng có những kỷ niệm về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Kỷ niệm vui, buồn, hồi ức về thầy cô, bạn bè, trường lớp, đều đáng để nhớ và trân trọng. Có lẽ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không ai trong chúng ta cảm nhận được hết hơi ấm từ bạn bè, từ những lời răn dạy của những tâm hồn trên bục giảng. Một số người trong chúng ta, thấy những lời răn đe, trách móc của thầy cô là thừa và lấy làm khó chịu vì tất cả những điều đó, chỉ muốn nhanh thật nhanh tốt nghiệp để bay xa thật xa những ngày tháng gò bó bên những thầy, cô với bảng đen và phấn trắng. Nhưng thế rồi? Khi đã xa, bạn sẽ cảm thấy như mình đã đánh mất thứ gì đó rất lớn trong đời. Chẳng còn những lời răn đe, chẳng có trách phạt và chẳng thể lớn lên thêm được nữa. Không còn những người hướng dẫn trong đời, chúng ta phải tự học hỏi, tự rút tỉa kinh nghiệm từ những bài học có thật trong cuộc sống. Và những bài học thực tế của cuộc sống thì không còn khô khan nữa, nó sinh động, nó nóng hổi và chúng ta không có nhiều cơ hội để làm sai, vì khi làm sai chúng ta phải trả giá chứ không đơn giản là lời răn đe ngọt ngào vô hại. Đến khi đó bạn mới hỏi: “Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa…?” Lúc đó phải chăng là muộn lắm không? hãy quý trọng những năm tháng học trò, hãy cố gắng tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời mình. Có thể bạn không tin tôi, nhưng những thầy giáo, cô giáo đang đứng trên bục giảng kia, họ không chỉ có bảng đen và phấn trắng, họ còn có tình yêu vô bờ dành cho bạn, cho tôi và cho những ai được gọi là học trò. Họ có cái gọi là tâm huyết với mỗi phần tương lai nhỏ bé. Chịu khó cảm nhận đi, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy một định hướng cho tương lai của mình từ nơi thầy cô của bạn. Vì từ những bài học và lời răn dạy chúng ta sẽ lớn lên mạnh mẽ, sẽ góp nhặt được nhiều điều cho cuộc sống và những va chạm thực tế trong cuộc đời phía trước. Hãy sống hết mình cho những năm tháng quý báu mà các bạn sẽ có, đang có, và đã có các bạn nhé!Cuối bài viết này, tôi không thể quên nói lên lời tri ân đối với cô chủ nhiệm của tôi cùng với các thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng trồng người. Tôi kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều đóa hoa tươi thắm trong sự nghiệp của mình.

5 tháng 6 2016

MB : 
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.

KB :

 Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tayThầy dạy em học chữBụi phấn nào bay bayVương tóc thầy trắng xóa.Bao mùa thu đi quaThầy xưa nay đã giàKhai trí em thêm sángCho cây đời nở hoa.
19 tháng 9 2021

Tham khảo:

- BÀI HỌC:

Cha mẹ là những người cho chúng ta cuộc sống này. Trải qua bao tháng năm cuộc đời, mẹ không quản ngại mọi gian khó để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi nói điều gì, không được nói những lời lẽ vô lễ, thiếu tôn trọng cha mẹ. Những lời nói vô tình của chúng ta sẽ khiến mẹ buồn và tổn thương rất nhiều. Cần hiếu thảo, kính trọng và biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Hãy trân trọng những giây phút cha mẹ còn ở bên cạnh mình bởi cuộc đời này rất ngắn. Đừng để nước mắt mẹ cha phải rơi vì những phút giây vô tâm của mình bạn nhé!

- SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI BỐ:

Từ ghép đẳng lập: tình cảm.

Từ ghép chính phụ: ông bố.

Bố của En-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con. Bố đã giúp En-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho En-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, Bố là một ông bố rất  kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương con.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo.

 

23 tháng 12 2021
Câu 5:Viết đọan văn ngắn từ (3 đến 5 câu) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện kiến và ve sầu