K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

1)

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Thời Lý, Trần, Hồ:

- Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

- Nhà Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

- Nhà Trần:

+ Giáo dục ngày càng mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

- Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

- Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

- Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

- Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

 

23 tháng 2 2021

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

- Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

 

17 tháng 6 2018

- Thời Lý – Trần, Nho giáo chưa ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Đạo Phật giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến. Vì :

     + Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

     + Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.

- Đến thời Lê sơ, đạo Phật suy dần. Vì thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn để củng cố và bảo vệ vương quyền; ban hành nhiều điều lệnh nhằm phát triển sự phát triển của Phật giáo.

18 tháng 3 2021

vì thời lê sơ,nhà nước tôn chữ trung và chữ hiếu còn phật giáo thì ko

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

 vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. - Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

12 tháng 4 2017

Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần đến thời Lê sơ lại không phát triển vì :

- Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm, những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với truyền thống của người Việt nên được tiếp thu và phổ biến rộng rãi, dần dần có ảnh hưởng kín trong xã hội. Các nhà sư có vị thế cao và có nhiều đóng góp cho đất nước.

- Thời Lý, Trần các nhà sư dược triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước. Vua quan và nhiều người theo đạo Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi.

- Đến thời Lê sơ :

+ Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

+ Nhà nước phong kiên đã ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

5 tháng 2 2020

Phật giáo phát triển thời Lý Trần vì:

- Phật giáo vốn vào nước ta từ sớm, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống nhân dân.

- Nền tảng văn hóa được xây dựng, ảnh hưởng từ Phật giáo là rất mạnh, rất rộng rãi trong nhân dân.

- Phật giáo đã trở thành hệ tư tưởng lớn trong thời Lý Trần.

- Nho giáo, đạo giáo chưa thực sự phát triển mạnh.

- Vua nhà Lý còn xuất thân từ trong chùa, vua nhà Trần thậm chí xuất gia.

- Phật giáo giúp hài hòa đời sống, góp phần làm yên dân chúng, hạn chế nổi loạn.

Thời Lê, phật giáo không phát triển vì:

- Nho giáo được độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính.

- Những hạn chế từ Phật giáo đã bộc lộ từ thế kỷ trước đó.

- Nhà nước chủ trương độc tôn Nho giáo.

25 tháng 3 2022

Tình hình Phật giáo:

- Ở thời Lý-Trần, Phật giáo phát triển.

- Ở thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế do sự phát triển của Nho giáo.

Phật giáo phát triển ở thời Lý- Trần vì:

- Nhiều người theo đạo này.

- Đạo Phật đã du nhập vào nước ta từ lâu.

- Các nhà sư được tôn trọng.

Phật giáo bị hạn chế ở thời Lê sơ vì:

- Các vua triều Lê muốn phát triển nền quân chủ, mà Nho giáo lại là công cụ để làm việc ấy.

- Nhà Lê đã hạ thấp quyền lực của các nhà sư, phá bỏ chùa chiền, đưa đạo Phật xuống hàng thứ yếu.

Liên hệ: Hiện nay, người dân được tự do tín ngưỡng-tôn giáo.

Còn thời phong kiến thì phải theo tôn giáo của triều đình.

 

25 tháng 3 2022

TK

Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:

 vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.

- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.

 

12 tháng 4 2017

Tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Trần, Hồ, Lê sơ:

- Thời Đinh, Tiền Lê :

+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

- Thời Lý, Trần, Hồ :

+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.



24 tháng 7 2018

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

15 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: Thời Trần nhà nước quan tâm, có nhiều chính sách phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân. Xã hội ổn định, nhân dân có điều kiện tập chung phát triển kinh tế, văn hóa.

27 tháng 12 2021

A