K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

điểm khác nhau giữa Trái Đất và Sao Hỏa: Bán kính sao hỏa bằng 0,53 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng Sao Hỏa bằng 0,11 lần khối lượng Trái Đất và gia tốc trên Trái Đất là 9,8 m/s^2 còn gia tốc trên sao hỏa chỉ 3,8m/s^2 :3

22 tháng 2 2021

1. Sao Hỏa cũng có 4 mùa

Giống như Trái Đất, Hỏa Tinh cũng có 4 mùa. Nhưng khác với mỗi mùa kéo dài trong khoảng 3 tháng như ở Trái Đất, thời gian từng mùa của Sao Hỏa phụ thuộc vào mỗi bán cầu.

Một năm Sao Hỏa kéo dài 687 ngày (22,6 tháng), tức là gần gấp đôi so với một năm của Trái Đất. Ở bán cầu bắc của Sao Hỏa, mùa xuân kéo dài trong 7 tháng, mùa hè là 6 tháng, mùa thu là 5 tháng và gần 4 tháng còn lại là thời gian của mùa đông.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 1

Đồi cát Patchy Frosted ở Sao Hỏa vào mùa đông. Ảnh: NASA.

Mùa hè ở bán cầu bắc Sao Hỏa cực kỳ lạnh, nhiệt độ không bao giờ cao quá –20°C nhưng ngược lại lúc bấy giờ ở bán cầu nam có mức nhiệt vào khoản 30°C. Sự tương phản rõ ràng về điều kiện thời tiết của mùa ở hai bán cầu là một trong những lý do khiến Sao Hỏa thường xuất hiện những cơn bão bụi khổng lồ bao trùm cả hành tinh.

2. Sao Hỏa cũng có cực quang

Cực quang là những dải ánh sáng rực rỡ đầy màu sắc xảy ra khi các hạt điện tích từ Mặt Trời tương tác với khí quyển của Trái Đất. Nhưng không chỉ ở địa cầu mới xảy ra hiện tượng này, ở Sao Hỏa và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng chứng kiến điều tương tự.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 2

Không giống với cực quang ở Trái Đất chỉ diễn ra ở vùng cực, cực quang trên Sao Hỏa xuất hiện trên khắp hành tinh. Ảnh: NASA.

Nhưng khác với ánh sáng quang học từ cực quang của Trái Đất, cực quang ở Sao Hỏa phát ra ánh sáng cực tím – nghĩa là nó hoàn toàn vô hình nếu có con người ở đó quan sát. Các nhà khoa học đã quan sát được cực quang của Sao Hỏa qua thiết bị quan sát ánh sáng cực tím được trang bị trên tàu vũ trụ MAVEN của NASA, chúng cũng mềm mại tựa những dải lụa như cực quang ở Trái Đất.

3. Thời gian một ngày ở hai hành tinh gần bằng nhau

Thời gian của một ngày ở một hành tinh được xác định bởi thời gian mà hành tinh đó tự quay một vòng quanh trục của mình. Trên Trái Đất, một ngày có 24 giờ bởi Trái Đất tự quay quanh trục của mình mất 24 giờ. Ở Sao Hỏa, thời gian này là 24 giờ 40 phút, chỉ dài hơn Trái Đất khoảng 40 phút.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 3

Mặt Trời mọc ở Sao Hỏa. Hình ảnh được chụp vào 25/08/2008, nhằm sol 90 (ngày thứ 90) và cũng là ngày cuối cùng của sứ mệnh Phoenix thăm dò Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thời gian một ngày khác nha. Sao Kim có ngày dài 116 ngày Trái Đất và 18 giờ, một ngày ở Sao Mộc kéo dài 9 tiếng 55 phút, trong khi Sao Thổ hoàn thành một vòng quay quanh trục mất 10 giờ 42 phút. Thời gian của một ngày ở các hành tinh là khác nhau, vậy mà của Trái Đất và Sao Hỏa lại gần nhau đến như vậy. Thật là một sự trùng hợp thú vị.

4. Sao Hỏa cũng có nước

Năm 2008, tàu thăm dò quỹ đạo MRO đã phát hiện ra dòng nước chảy xuống từ một sườn núi ở Sao Hỏa. Nước chỉ chảy vào mùa hè vậy nghĩa là nó đã bị đóng băng vào mùa đông lạnh giá. Nhưng mùa hè ở Sao Hỏa lạnh hơn mùa hè ở Trái Đất nhiều, nhiệt độ lúc đó vào khoảng –23°C, vậy tại sao nước lại chảy?

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 4

Hình ảnh chụp qua bước sóng hồng ngoại cho thấy nước lỏng chảy ở một thác đổ tại miệng núi lửa Garni trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về điều này. Họ đặt ra giả thuyết rằng đó là nước có hàm lượng muối cao nên điểm đóng băng của nó sẽ khác so với nước nguyên chất, hoặc muối bằng cách nào đó đã xuất hiện và tương tác với băng khiến chúng tan chảy thành nước.

Dù sao đi nữa, giới khoa học vẫn chưa trực tiếp lấy được mẩu nước ở nguồn nước chảy đó để nghiên cứu sâu hơn, nên tất cả chỉ là giả thuyết. Có thể đó là nước ngầm hoặc hơi nước từ bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh đỏ.

5. Sao Hỏa cũng có núi tuyết và sông băng

Cũng giống ở Trái Đất, hai cực bắc nam của Sao Hỏa được bao phủ bởi những lớp băng vĩnh cửu và những ngọn núi tuyết cao vút. Hỏa Tinh cũng có những con sông băng và chúng không chỉ nằm ở vùng cực, mà còn xuất hiện rải rác ở những vùng có vĩ độ thấp.

Trước đây chúng ta không phát hiện thấy những con sông băng này bởi khí bụi dày đặc đã che khuất chúng. Bụi có thể là nguyên nhân khiến băng ở sông băng không thể hóa lỏng. Áp suất khí quyển ở hành tinh này là rất thấp, khiến băng hay nước lỏng ở bề mặt nhanh chóng bốc hơi ngay mà bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 5

Núi tuyết ở cực bắc Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học ước tính Sao Hỏa chứa hơn 150 tỷ mét khối băng đá, số lượng này nếu trải phẳng ra thì sẽ bao phủ được toàn bộ hành tinh đỏ và tạo nên một lớp băng dày 1 mét. Băng ở Sao Hỏa được tạo thành từ nước, bùn, carbon dioxide. Nước tạo thành băng ở Sao Hỏa có giống nước ở Trái Đất? Các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được.

6. Sao Hỏa cũng có thác đổ

Qua phân tích hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò quỹ đạo MRO của NASA, các nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của một thứ giống như thác nước ở Trái Đất. Nhưng thay vì nước lỏng, các thác đổ của Sao Hỏa được lấp đầy bởi đá nóng chảy và dung nham.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 6

Những đụn cát ở miệng núi lửa Russell trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Dung nham được phun trào ra từ bốn xuất phát điểm nằm dọc theo miệng núi lửa rộng 30 km thuộc cụm núi lửa Tharsis, tạo ra cảnh quan giống thác nước ở Trái Đất. Dung nham ở Sao Hỏa lỏng hơn so với dung nham ở Trái Đất, nhưng nó có tốc độ chảy chậm hơn và dễ bị thay đổi nhiệt độ hơn.

7. Sao Hỏa là hành tinh có thể hỗ trợ sự sống duy nhất ngoài Trái Đất

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được chia làm hai loại, một là các hành tinh rắn được tạo nên từ đất đá như Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa; hai là các hành tinh khí được tạo thành từ khí độc và không có bề mặt rắn gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Các hành tinh khí ngoài vấn đề không có bề mặt rắn để sinh sống, thì ngập tràn ở chúng là chất khí độc và những cơn bão cực kỳ khắc nghiệt. Sao Thủy có nhiệt độ rất cao bởi vì nó nằm gần Mặt Trời, nhưng Sao Kim càng nóng hơn nữa vì bầu khí quyển carbon monoxide của nó giữ lại nhiệt độ từ Mặt Trời ở bên trong hành tinh. Khí quyển của Sao Kim rất dày đặc và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 7

Khu vực miệng núi lửa Gale, nơi tàu thăm dò Curiosity đang hoạt động và phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể hỗ trợ phát triển sự sống. Ảnh: NASA.

Nhìn chung, trừ Trái Đất ra thì Sao Hỏa là hành tinh thích hợp hơn cả dẫu nó chưa hoàn toàn phù hợp. Nếu được trang bị những thiết bị đặc biệt, chúng ta có thể sinh sống ở đó. Giới khoa học đề xuất những ý tưởng như tạo ra từ trường nhân tạo bằng cách đặt một máy phát điện khổng lồ giữa Mặt Trời và Sao Hỏa để bảo vệ hành tinh đỏ khỏi những cơn gió Mặt Trời và giúp giữ lại bầu khí quyển của nó.

Khi gió Mặt Trời không tác động sâu lên Sao Hỏa, áp suất khí quyển của hành tinh sẽ tăng cao lên. Đổi lại, điều này giúp nhiệt độ tăng lên gây tan chảy băng ở hai cực. CO2 được giải phóng và kích thích hiệu ứng nhà kính làm nước chảy khắp hành tinh. Nghe thú vị và đầy khả quan, nhưng thực tế chúng ta không đủ năng lực để tạo ra từ trường nhân tạo cho cả hành tinh lớn như vậy.

8. Sao Hỏa cũng có quá trình tạo thành đảo

Những tưởng địa hình của Trái Đất ngày nay là cố định, nhưng thật ra trong vòng 150 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành của 3 hòn đảo mới. Các hòn đảo này được tạo ra sau quá trình phun trào núi lửa ở sâu thẳm dưới đáy đại dương.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 8

Địa hình của Sao Hỏa vẫn chưa cố định, vẫn thường xảy ra các hoạt động tạo đảo và phân chia địa hình. Ảnh: NASA.

Gần đây nhất là hòn đảo Hunga Tonga-Hunga Ha’apai, bất ngờ được hình thành ở ngoài khơi bờ biển Tonga, phía nam Thái Bình Dương. NASA đã theo dõi quá trình hình thành hòn đảo này và dự đoán nó sẽ chìm xuống biển sau thời gian ngắn, nhưng nó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.

Quá trình tương tự cũng diễn ra ở Sao Hỏa, địa hình của hành tinh vẫn chưa thật sự cố định mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự tạo thành các lục địa mới hoặc chia cắt lục địa.

9. Sao Hỏa cũng có thể tồn tại sự sống

Mặc dù chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất cứ dạng sống nào trên Sao Hỏa, nhưng có nhiều phát hiện khiến giới khoa học phải nghi ngờ về khả năng này. Tàu thăm dò Curiosity dạo bước trên Sao Hỏa từ năm 2012, đã tìm thấy sự tồn tại của các phân tử hữu cơ trong vài tảng đá ở miệng núi lửa Gale, vốn là một hồ nước vào 3,5 tỷ năm trước.

Mỗi sinh vật sống đều phải chứa 4 phân tử hữu cơ: protein, acid nucleic, chất béo và carbonhydrate. Không có chúng, sinh vật sẽ không thể tồn tại (theo cách chúng ta biết). Mặc dù đã tìm ra phân tử hữu cơ, nhưng không loại trừ khả năng những phản ứng hóa học ngẫu nhiên từ các thứ không sống cũng tạo ra chúng.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 9

Mật độ khí methane ở Sao Hỏa vào mùa hè, cao hơn nhiều so với thời điểm mùa đông. Ảnh: NASA.

Ngoài ra, NASA cũng tìm thấy methane (mê-tan). Những sinh vật sống tạo ra methane, phần lớn khí methane ở Trái Đất cũng được tạo ra bởi những sinh vật sống. Bầu khí quyển Sao Hỏa chứa đầy methane nhưng chỉ tồn tại trong vài năm rồi biến mất. Điều này có nghĩa là, có một thứ gì đó đã giải phóng methane vào khí quyển Hỏa Tinh.

Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng methane được tạo ra từ các phản ứng hóa học của một số loài vi khuẩn. Thật kì lạ, methane ở Sao Hỏa được tăng nhiều đột biến vào mùa hè và giảm sút nhanh chóng vào mùa đông, đây là điều chưa từng được chứng kiến ở Trái Đất.

10. Chúng ta cũng có thể trồng cây ở Sao Hỏa

Trong một thử nghiệm với đối tác ở Peru, NASA đã cho trồng khoai tây trên vùng đất khô cằn được tiệt trùng tối đa cùng điều kiện khí hậu giống hệt như ở Sao Hỏa, kết quả cho thấy khoai tây vẫn nảy mầm và phát triển tốt. Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một trang trại khoai tây ở Sao Hỏa.

Những điểm giống nhau đến kì lạ giữa Trái Đất và 'người anh em' Sao Hỏa - 10

Đồ họa mô phỏng một nhà kính trồng thực vật ở Sao Hỏa trong tương lai. Ảnh: NASA.

Tuy vậy, vấn đề là chúng ta không thể vận chuyển hạt và củ khoai tây giống lên Sao Hỏa mà không gây hư hại tế bào. Đó là chưa kể đến lượng ánh sáng Mặt Trời mà Sao Hỏa nhận được ít hơn gần một nửa so với ở Trái Đất, cũng như bức xạ cực tím rất cao bởi Sao Hỏa không có bầu khí quyển dày để che chắn.

Phần 37 . Wolf 1061cWolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành...
Đọc tiếp

Phần 3

7 . Wolf 1061c

Wolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành tinh đá, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ sự sống như chúng ta đã biết.

8 . Gliese 832c

Hành tinh này có khảng cách đến Trái đất xa hơn nhưng nó thể hiện rất nhiều đặc điểm tương tự cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.

Gliese 832c nằm cách Trái đất 16 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể sinh sống được cuả ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Hành tinh này mất 36 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay xunh quanh ngôi sao trung tâm của nó.

Gliese 832c được các nhà khoa học gọi là “siêu Trái đất”, vì nó lớn hơn trái đất ít nhất là 5 lần. Nó là hành tinh thứ 2 được tìm thấy quay quanh ngôi sao Gliese 32. Tuy nhiên, một hành tinh khác là Gliese 832b là cũng là một hành tinh khổng lồ nhưng không thể hỗ trợ sự sống.

9 . TRAPPIST-1d
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh – sao lùn ultracool, gọi là TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Aquarius. TRAPPIST-1d cũng nằm trong vùng có thể sống được xung quanh ngôi sao của nó.

10 . Sao Hỏa

11 . Gliese 163b

12 . Proxima b

Các bạn nhớ tìm nhé

1
12 tháng 6 2018

proxima b có thể sống nhưng lại hơi nguy hiểm vì các điều kiện trên bề mặt có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tia cực tím và bức xạ tia X từ ngôi sao do quỹ đạo gần của nó — vượt xa cường độ mà Trái Đất hứng chịu từ Mặt Trời

SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ? Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình....
Đọc tiếp

SỰ SỐNG RA ĐỜI TRONG VŨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO ?

Quá trình hằng tinh sinh ra bắt đầu từ các đám mây vật chất, dưới lực hấp dẫn tự thân các vật chất này bị ép lại thành một hình chậu, trung tâm của chậu là một hằng tinh bắt đầu sáng, xung quanh nó là các vật chất hình vòng, các hình vòng này phân giải hình thành nên các hành tinh mà sự hình thành hệ Mặt Trời là một ví dụ điển hình. Trái Đất - hành tinh màu xanh - cũng quay như các hành tinh khác nhưng nó được nước do các sao chổi mang đến và rất có thể chớp điện là chất xúc tác để sinh ra sự sống. Thời kỳ đầu, trong không khí có một lớp cacbonic rất dày, có lượng lưu huỳnh và phôtpho phong phú và đối với tế bào sống thì đây là những nguyên tố cơ bản nhất. Khi các tế bào đó tiến hóa thành các dạng sống cao hơn, thực vật nhả ra một lượng oxy lớn vào bầu không khí và Trái Đất biến thành cái nôi tuyệt vời cho sự sống: nhiệt độ không nóng cũng không lạnh, khoảng cách ngày đêm phù hợp. Nếu đem so sánh với sao Hỏa thì sao Hỏa không có những điều kiện tốt như vậy vì đó là một nơi khô và lạnh lẽo, lạnh đến mức mà ngày ấm nhất nhiệt độ cũng không vượt lên khỏi 0 độ C. Trong suốt gần một nửa thế kỉ, một số nhà thiên văn học đã từng tin rằng trên sao Hỏa có sự sống bởi hình như trên sao Hỏa có các sông đào. Tiếc rằng nước của sông đào đó chưa bao giờ tưới lên được mầm sống nào và thậm chí nếu trên sao Hỏa đã từng có đại dương thì cũng chưa chắc ở đó đã có vi sinh vật. Đại đa số mọi người cho rằng đại dương trên sao Hỏa biến mất là do sao Hỏa quá nhỏ, lực hút yếu nên vật chất không ngừng tản vào không gian làm mất tầng giữ nhiệt. Những gì nhìn thấy được trên sao Hỏa hiện nay chính là dấu tích của thời cổ đại. Vẫn còn nhiều nhà thiên văn học tin rằng phía dưới bề mặt sao Hỏa vẫn còn một lượng nước phong phú dưới dạng băng và biết đâu sẽ có sự tồn tại của vi sinh vật, thậm chí là còn có những hóa thạch nữa.

0
Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động...
Đọc tiếp

Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)

2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động vật đó thích nghi với môi trường sống nào?( cơ quan di chuyển bằng vây hay cánh, hay bằng chi. Vì sao ở môi trường đó chúng lại có đặc điểm thích nghi như vậy? Hãy dùng kiến thức vật lí để phân biệt và so sánh sự khác nhau của môi trường nước, môi trường trên mặt đất và một số loài chuyên bay trên không. Gợi ý: Trái đất hình cầu, và có lực hút vạn vật vào tâm trái đất đó là trọng lực . sinh vật ở cạn, có mặt đất nâng đỡ tạo sự cân bằng lực, ( di chuyển bằng chủ yếu bằng chi, hô hấp bằng phổi hoặc hệ thống ống khí ở sâu bọ) ở nước có sức nâng của nước đó là lực đẩy Ácsimet ( di chuyển chủ yếu bằng vây, hô hấp chủ yếu bằng mang). Sinh vật bay trên không phải luôn thắng lực hút của trái đất, khác với sinh vật hoạt động trên mặt đất và sinh vật sống dưới nước,( cơ thể nhẹ, có cánh, diện tích cánh đủ rộng, năng lượng đủ lớn, có hệ thông hô hấp cung cấp một lượng ooxxxi lớn hơn các sinh vật sông trên mặt đất)

3/ Quan sát các hình thức dinh dưỡng của động vật. Cấu tạo cơ thể phù hợp với việc tìm mồi, dinh dưỡng

4/ Mối quan hệ hai mặt giữa động vật và thực vật. 

5/ Hiện tượng ngụy trang của động vật về hình dạng, cấu tạo, màu sắc hoặc tập tính như giả chết, co tròn, tiết độc, tiết mùi hôi...

6/ Hãy cho biết động vật nào có số lượng nhiều nhất ở nơi quan sát và động vật nào có số lượng ít nhất. Gải thích vì sao? 

0
Cho các phát biểu sau: (1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng. (2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li. (3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. (4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau. (5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng.

(2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li.

(3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.

(4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau.

(5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.

(6)   Theo quan điểm cổ điển chọc lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của loài.

(7)   Loài người có thể tạo ra từ loài tổ tiên là vượn người hóa thạch do cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể.

(8)   Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia làm hai giai đoạn là tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

Trong các phát biểu trên số ý kiến phát biểu sai là:

A. 1

B. 2 

C.

D. 3

1
7 tháng 2 2017

Chọn B.

Các phát biểu sai gồm có: 6 và 8.

6 sai vì CLTN là nhân tố quy định tiến hóa của loài là theo quan điểm tiến hóa hiện đại.

8 sai vì quá trình tiến hóa sự sống trên trái đất có thể chia ra làm các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

1
3 tháng 4 2019

c, Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

không phải hành tinh thế bạn cần sống trên trái đất làm gì ?

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích Những tia vũ trụ năng lượng cao đến từ đâu?Theo trang Wikipedia định nghĩa thì những tia vũ trụ năng lượng cao chính là những hạt nhỏ di chuyển cực nhanh vì chúng được bắn xuống từ ngoài không gian với năng lượng cao. Các Positron (một phản hạt của electron) có chiếm một phần nhỏ trong số những hạt này và các nhà khoa học chưa rõ chúng hình...
Đọc tiếp

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

Những tia vũ trụ năng lượng cao đến từ đâu?

Theo trang Wikipedia định nghĩa thì những tia vũ trụ năng lượng cao chính là những hạt nhỏ di chuyển cực nhanh vì chúng được bắn xuống từ ngoài không gian với năng lượng cao. Các Positron (một phản hạt của electron) có chiếm một phần nhỏ trong số những hạt này và các nhà khoa học chưa rõ chúng hình thành như thế nào hay đến từ đâu. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi vào năm 2008, tàu thăm dò PAMELA hoạt động trên quỹ đạo phát hiện, số lượng positron năng lượng cao dội xuống Trái Đất lớn hơn nhiều so với ước tính của các nhà khoa học. Cho đến nay đây vẫn là một bí ẩn vũ trụ mà các nhà khoa học chưa tìm được lời giải thích.

Vũ trụ sẽ kết thúc như thế nào?

Các nhà thiên văn ước tính Mặt trời sẽ tiêu diệt Trái đất sau khoảng sáu tỷ năm. Tuy nhiên, theo giả thuyết động lực học, vũ trụ có thể bị diệt vong, tiêu tan toàn bộ hành tinh, ngôi sao thiên hà ở một cột mốc thời gian nào đó. Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng vũ trụ lại tiếp tục mở rộng hơn nữa. Điều này sẽ khiến lực hấp dẫn vũ trụ đạt đỉnh điểm và sau cùng là nó sẽ bị co lại thành một khối đặc.

Cũng theo Wikipedia, cho đến lúc này các nhà vật lý đã vẽ ra khoảng sáu kịch bản mà vũ trụ sẽ kết thúc. Chúng gồm Big Freeze (Vụ đóng băng lớn), Big Crunch (Vụ co lớn), Big Bounce (Vụ dao động lớn), Big Change (Vụ thay đổi lớn), Big Rip (Vụ Xé lớn) và Multiverse (Đa vũ trụ). Mỗi kịch bản xảy ra tuỳ theo sự thay đổi của một số yếu tố cơ bản như năng lượng tối (dark energy), lực hấp dẫn đến từ vật chất có khối lượng hoặc năng lượng "ma" (phantom dark energy)...

Sao Hỏa liệu có từng có sự sống?

📷

Bằng chứng là năm 2011, các nhà khoa học công nhận màu đỏ trên sao Hỏa có thể là kết quả của một vụ nổ hạt nhân lớn hay các hình ảnh ghi lại được cho thấy sao Hỏa giống như hành tinh sống sót sau những cuộc tấn công hạt nhân.

Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về vật thể lạ, con sông, đại dương, vết tích lũ lụt tìm thấy trên sao Hỏa nhưng việc có hay không từng có một cuộc sống nào đó trên sao Hỏa thì khoa học vẫn chưa khẳng định được. Tất cả chỉ đang dừng lại ở các bằng chứng, nghi vấn, giả thuyết...

Bên trong lỗ đen nó là gì?

Bên trong lỗ đen vũ trụ thực chất là gì thì chưa ai có được câu trả lời. Chúng ta chỉ biết rằng, hố đen có sức hút cực lớn và bất cứ hành tinh nào khi bị hút vào lỗ đen cũng sẽ biến mất không còn một dấu vết. Và có quan điểm khoa học ngược lại cho rằng, hành tinh không hề bị phá hủy khi lọt vào trong lỗ đen.

Trên đây là tổng hợp bốn bí ẩn vũ trụ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm nhưng kết quả vẫn chưa thu được gì nhiều. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa các nhà khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời.

0