K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm

- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.

- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…

Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh

- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.

- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.

- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…

- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.

- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.

- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.

Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử

- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.

- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

   + Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.

   + Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.

Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân

- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.

- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:

   + Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.

   + Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.

   + Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

mik cần gấp 

 

21 tháng 3 2022

Bạn tham khảo:

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về ăn mặc, sinh hoạt thì nhu cầu giải trí của con người cũng tăng lên. Và để đáp ứng điều này, vô số trò chơi tiêu khiển đã ra đời. Nhưng đáng buồn thay, những trò chơi dân gian bổ ích và đậm đà bản sắc dân tộc lại mai một, rồi dần dần có nguy cơ biến mất, thay vào đó là sự bùng nổ và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của trò chơi điện tử. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy bởi việc lạm dụng trò chơi điện tử và lún sâu vào thế giới ảo.

 

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử. Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của mạng internet đã đem đến một số tiện ích cho cuộc sống con người như tìm kiếm thông tin nhanh hơn, giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, làm việc hiệu quả hơn,.... Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển này còn tạo tiền đề và nền tảng tốt cho sự ra đời của trò chơi điện tử. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính, laptop kết nối internet thì người dùng có thể lựa chọn một trò chơi tiêu khiển mà mình yêu thích trong vô vàn những trò chơi bằng hình thức online.

 

Và hiện nay, số lượng các quán game, quán net mọc lên hàng loạt, và cảnh tượng thường thấy tại các địa điểm này là sự đông đúc. Đặc biệt, tỉ lệ số người sử dụng trò chơi điện tử chủ yếu rơi vào đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên, và chủ đề chính xuất hiện trong những cuộc nói chuyện giữa các bạn trẻ thường là những trò chơi điện tử nổi tiếng và có sức hấp dẫn như Liên quân, Liên minh huyền thoại,....

 

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự ra đời của trò chơi điện tử đã giúp con người giải tỏa bớt được những căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc. Trò chơi điện tử cũng vô cùng phong phú và đa dạng, người dùng có thể thoải mái lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu cũng như độ tuổi của bản thân. Như vậy, khi biết cách sử dụng một cách hợp lí về cách thức cũng như quỹ thời gian, trò chơi điện tử sẽ đem đến những lợi ích nhất định cho người chơi.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, con người đang lạm dụng cũng như đầu tư nhiều thời gian cho những trò chơi điện tử và vô tình khiến chúng trở thành những mối nguy hại. Trước hết, nghiện chơi điện tử sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc, còn đối với thế hệ trẻ, điều này sẽ làm giảm hứng thú, kết quả học tập. Khi dạo ngang qua các quán internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ tập trung cao độ vào màn hình máy tính, đắm mình trong những thế giới ảo.

 

Không ít bạn học sinh sẵn sàng nói dối bố mẹ, thầy cô để trốn học, thậm chí, khi không còn tiền để đầu tư vào các trò game, các bạn sẵn sàng thực hiện những hành động vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật như trộm cắp, cướp giật tài sản. Như vậy, bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, trò chơi điện tử lại trở thành những mối nguy hại và là một trong những con đường dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.

 

Trò chơi điện tử ngày càng gia tăng và phát triển cả về số lượng, chất lượng, khiến cho người dùng dễ dàng đắm mình vào thế giới ảo và quên đi thế giới thực tại. Lâu dần, con người sẽ không quản lí và làm chủ được quỹ thời gian của bản thân, rồi trở thành những con nghiện game. Sự cám dỗ của những trò chơi điện tử vô cùng hấp dẫn cũng như hậu quả mà nó để lại đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh và đáng báo động. Đứng trước thực trạng này, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để phòng tránh và ngăn chặn.

 

Trước hết, ta cần tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó. Để tránh được điều này, con người cần biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển vô bổ. Đồng thời, chúng ta nên giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao. Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.

 

Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin nói chung và của mạng truyền thông, thiết bị điện tử thông minh nói riêng, con người cần có bản lĩnh để vững vàng trong việc sắp xếp, sử dụng quỹ thời gian hợp lí. Là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn điều này để không sa vào tệ nạn xã hội.

21 tháng 3 2022

Tham khảo qua đây nhé bạn: https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-tro-choi-dien-tu-193720

Chúc bạn học tốt!

Tham khảo nha bn ~~

Nguồn : H7

1/ Xác lập luận điểm
-Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
-Chúng ta khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết.

2/ Tìm luận cứ
-Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
-Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
-Sách đem lại nhiều lợi ích. Nó bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
-Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
-Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
-Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
-Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
-Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.

3/ Xây dựng lập luận
-Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.
-Kết luận mỗi người đều phải cố gắng đọc sách.
-Coi sách là một người bạn lớn.

17 tháng 5 2018

1)

1. Mở bài: 

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. 

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại... 

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. 

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội. 

2. Thân bài: 

a) Tại sao phải nói "không!" 

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... 

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. 
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu: 

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. 

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người. 

* Cờ bạc: 

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ. 

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng. 

- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. 

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. 

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau. 

* Thuốc lá: 

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. 

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... 

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. 

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. 

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người. 

* Ma túy: 

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. 

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. 

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. 

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... 

* Văn hóa phẩm độc hại: 

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. 

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật. 

3. Kết bài: 

*Chúng ta cần: 

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội 

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời 

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

2)

I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi điện tử
Ví dụ:
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự tiếp xúc khoa học công nghệ của nhưunxg đứa trẻ ngày càng gần và nguy hại. chính bởi những khoa học công nghệ đã biến con người thành nô lệ của nó và gây nên hiện tượng nghiện trò chơi điện tử.
II. Thân bài: nghị luận về trò chơi điện tử
- Thực trạng hiện nay về trò chơi điện tử

  • Các quán chơi game mọc lên càng nhiều, những quảng cáo mời gọi của các tiệm internet ngày càng thú vị và lôi cuốn
  • Những dứa trẻ bỏ học do nghiện game ngày càng tăng lên
  • Nhiều người bỏ ăn, bỏ ngủ để đến quán internet ngồi hàng ngày, hàng giờ

- Nguyên nhân của tình trạng nghiện trò chơi điện tử:

  • Do sự hấp dẫn và lôi cuốn của trò chơi điện tử
  • Đây là một trò chơi vui thú rẻ tiền, dễ sử dụng và không cần di chuyển xa hay tốn nhiều công sức
  • Do bản thân suy nghĩ nông cạn, chưa ý thức được thời gian và tiền của

- Tác hại của trò chơi điện tử:

  • Tốn thười gian, tiền của
  • ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra nhiều bệnh về mắt
  • sẽ dễ bị ảo giác, liên tưởng
  • có nhiều hệ lụy không đáng có nếu nghiện trò chơi điện tử

- giải pháp phòng tránh nghiện trò chơi điện tư:

  • tuyên truyền, giáo dục về tác hại của trò chơi điện tử
  • tự ý thức được hành động của mình
  • phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con em mình
  • tránh xa các thiết bị di động và công nghệ

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi điện tử
ví dụ:
trò chơi điện tử không phải là trò chơi nguy hại nếu chúng ta biết chơi một cách phù hợp, đúng cách. Hãy tự bảo vệ bản thân mình bởi những cám dỗ của công nghệ.

3 ) Mk ko biết lm.

4)

I- Mở bài
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II- Thân bài
.Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thong vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
Hậu quả của tai nạn giao thong vô cùng nghiêm trọng. Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. Các bạn biết ko, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...) Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây ko nh~ gây thg mà còn làm cho cha mẹ buồn long, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III- Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

17 tháng 5 2018

minamoto làm đúng rồi

4 tháng 2 2021

Luận điểm: việc học thầy và học bạn. Luận điểm đưa ra toàn bộ nội dung chính mà bài hướng đến, tạo cớ sở cho luận cứ, lập luận. 

Luận cứ: Học thầy qua câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên. Học bạn qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn

Lập luận: phân tích vai trò của việc học thầy, khẳng định học thầy là quan trọng nhất, sau đó đưa ra và phân tích học bạn cũng có vai trò quan trọng như phụ trợ, bổ sung; đưa ra kết luận về hai vấn đề này là bổ sung cho nhau. Sức thuyết phục: phân tích cụ thể và từ đó đưa ra kết luận khiến bài viết chặt chẽ hơn và bạn đọc cũng dễ dàng nắm bắt thông tin. 

THAM KHẢO NHA BN

Luận điểm: việc học thầy và học bạn. Luận điểm đưa ra toàn bộ nội dung chính mà bài hướng đến, tạo cớ sở cho luận cứ, lập luận.

Luận cứ: Học thầy qua câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên. Học bạn qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn

Lập luận: phân tích vai trò của việc học thầy, khẳng định học thầy là quan trọng nhất, sau đó đưa ra và phân tích học bạn cũng có vai trò quan trọng như phụ trợ, bổ sung; đưa ra kết luận về hai vấn đề này là bổ sung cho nhau.

=>Sức thuyết phục: phân tích cụ thể và từ đó đưa ra kết luận khiến bài viết chặt chẽ hơn và bạn đọc cũng dễ dàng nắm bắt thông tin.

Tham khảo thôi nhé!