K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

24 tháng 1 2021

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”

+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.

Tác dụng:  Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa

Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn

19 tháng 8 2023

Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.

Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn. 

22 tháng 10 2018

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Nhân hóa: giếng nước “nhớ”, hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể (giếng nước, gốc đa để nói về quê hương).

6 tháng 10 2021

A

 

28 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”

+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.

Tác dụng:  Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

Tác dụng:

- Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Góp phần thể hiện dụng ý của bài thơ: mượn lời con hổ nói lên khát vọng được tự do của nhân dân ta lúc bấy giờ.

- Con hổ - tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh, đứng trên muôn loài. Do vậy, nhân hóa con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt cũng là muốn nói đến những người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phát triển thì lại bị lũ thực dân đàn áp, bóc lột, giam giữ về cả vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, góp phần làm khắc họa rõ nét tâm trạng của tác giả nói chung và tất cả những người dân mất nước nói chung.

- Biện pháp tu từ: So sánh

- Tác dụng:  Diễn tả nỗi đau thương và sự cảm nhận bao quát về cuộc đời, phẩm chất và đức độ của lãnh tụ.