K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2019

    Sinh ra và lớn lên ở làng chài nghèo khó ven biển của xã Bình Dương- mảnh đất anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Bảy hội tụ những phẩm chất thật thà, chất phát và đầy nghị lực của người dân nơi đây. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc người thanh niên Nguyễn Văn Bảy lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ hành trang trở về chỉ với chiếc ba lô bạc màu với bộn bề những khó khăn thiếu thốn của gia đình, quê hương trong nền kinh tế bao cấp. Nhưng được học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông quyết tâm lao động sản xuất, tiếp tục cùng với bà con ngư dân ra khơi bám biển bằng nghề truyền thống để xóa cái nghèo cái khó của gia đình, xây dựng quê hương.


Ảnh: Ông Nguyễn Văn Bảy đang phơi cá bò tại xưởng chế biến hải sản của mình 
ở thôn 6, xã Bình Dương.

     Kể về câu chuyện buổi đầu lập nghiệp của người lính khi rời quân ngũ, ông Bảy chia sẻ: Năm 1983 tôi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà có câu “Trong cái khó ló cái khôn”. Trăn trở với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, nhận thấy nghề đánh bắt khai thác hải sản nếu phát triển mở rộng thì đòi hỏi phải có công tác hậu cần chế biến, thu mua để giải quyết số lao động dư thừa chưa có công ăn việc làm tại địa phương. Năm 2004, vợ chồng tôi quyết định vay mượn 100 triệu đồng để xây dựng phân xưởng chế biến hải sản, trong đó có chế biến cá bò xuất khẩu với diện tích hơn 1.000m2,sử dụng từ 30- 50 lao động chế biến cá mỗi ngày, từ đó, đời sống kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển.
     Để có điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động dư thừa của làng quê ven biển, thôi thúc ông tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng lớn hơn. Năm 2008, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 500 triệu, mở rộng quy mô diện tích 3.000 m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho 120-150 lao động, thu nhập mỗi lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Xưởng chế biến cá bò của ông ngoài việc nhận hàng gia công chế biến cá bò xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Vũng Tàu, xưởng còn thu mua cá cơm, cá nục của địa phương để hấp, sấy và đóng thùng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm chi phí xong vợ chồng ông lãi khoảng từ 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang đầu tư xây dựng thêm kho đông lạnh để bảo quản hàng xuất khẩu. Kinh tế gia đình ông giờ thuộc hộ khá giả của xã, nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài.
     Trách nhiệm người lính Cụ Hồ
     Không quên trách nhiệm của một Cựu chiến binh nên ông luôn giành thời gian tham gia công tác Hội, công tác địa phương, vận động gia đình bà con hàng xóm, hội viên tham gia lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát huy vai trò gương mẫu CCB, ông tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương, nhất là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Ở phân xưởng của ông, hầu hết người lao động tại xưởng là vợ, con của hội viên Hội Cựu chiến binh trong thôn, xóm. “Tôi luôn động viên chị em trong phân xưởng thi đua sản xuất, tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Trước đây hầu hết vợ con ngư dân chỉ trông chờ vào thu nhập trên biển, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có phân xưởng chế biến hải sản này đời sống các hộ gia đình ổn định, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn”- ông Bảy nói. Bản thân ông cũng là người tích cực với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già yếu ốm đau bệnh tật. “Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nghèo khó đi lên nên thấu hiểu cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những trường hợp khó khăn”- ông Bảy tâm sự. Vào dịp giáp Tết, ông còn mua 500kg gạo để hỗ trợ cho 50 hộ nghèo, hộ neo đơn của địa phương để bà con có điều kiện ăn Tết tươm tất.


Ảnh: Ông Bảy (thứ 6 từ trái qua) được khen thưởng tại Đại hội thi đua 
Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình lần thứ V

     Với những phấn đấu không mệt mỏi và sự cống hiến của bản thân, ông đã được bầu chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gia đình văn hóa 5 năm liền, và mới đây tại Đại hội thi đua Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình, ông đã được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến bình gương mẫu” của địa phương trong 5 năm qua.
     Tin rằng với bản lĩnh từ những ngày trong quân ngũ, cùng với sự nhạy bén, năng động của mình, ông sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian đến, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, hội viên và bà con nông dân thôn 6, xã Bình Dương.

9 tháng 12 2017

 Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động

9 tháng 12 2017

bn lên mạng kiếm thì có chứ j

10 tháng 10 2016

 

Mở bài:+ giới Thiệu trường và người bạn ; lớp học mới

Thân bài:+ vị trí của lớp trong trường 

 + Màu sơn cua lớp ; gạch hoa

+ Có bao nhiêu của 

+Trang trí xung quanh lớp 

+Bàn trong lớp 

+ Lớp mới có gì khác 

Kết bài: cảm giác khi ơ lớp mới

 

23 tháng 3 2016

bà ơi là một tiếng kêu gọi bình dị nhưng trong đó chưa biết bao tình cảm. hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống , hiền hậu , ôn tồn dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải.người bà luôn yêu thương , lo lắng , quan tâm cho đứa cháu của mình. ta có thể bắt gặp người bà này trong bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh. đoạn một bài thơ 5 chữ tự do cho ta thấy kỉ niệm ấu thơ , tình bà cháu nồng hậu và tình yêu nước của anh chiến sĩ. trên đường hành quân xa anh vô tình nghe thấy tiếng gà trưa . tiếng gà trưa là sợi dây liên kết hình ảnh , điểm nhịp cho dòng cảm xúc. làm sao anh có thể quên được hình ảnh người bà được thể hiện ở khổ thơ 2.khi được mua quần áo mới anh chiến sĩ ko hề chê ống rộng vì anh thấu hiểu được sự vất vả và tình thương của bà dành cho mình. và cũng vì người cháu hiếu bà chắt chiu dành từng tí để nuôi cháu. ôi tình bà cháu thật sâu nặng và tha thiết biết bao! bà là người rất tốt luôn yêu thương chăm sóc cháu mình. hình ảnh nhân hậu của bà đại diện cho tất cả những người bà trong nước việt nam chúng ta.

25 tháng 3 2016

Viết dài lắm

29 tháng 11 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

14 tháng 8 2016

2. đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!

Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.

Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…

Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:

 

Em chào cô giáo ạ!

Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:

Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.

Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:

Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!

Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:

Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!

Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.

Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:

Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?

Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:

Người gáy hay nhất là ấy đấy!

Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.

Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…

Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.

 
23 tháng 8 2018

đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!

Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.

Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…

Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:

Em chào cô giáo ạ!

Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:

Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.

Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:

Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!

Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:

Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!

Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.

Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:

Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?

Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:

Người gáy hay nhất là ấy đấy!

Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.

Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…

Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.

2 tháng 2 2017

Bây h lm đc ko???

4 tháng 2 2017

ok bn. Thanks bn nhìu nha