K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc.Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn. 
18 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).

Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc.

Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn. 

17 tháng 6 2017

- Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” là một sự phát triển, càng ngày càng trân trọng cảm thông sâu sắc, theo sự việc xảy ra:

* Ban đầu: Nghe chuyện của lão với thái độ thờ ơ, dửng dưng so sánh với việc lão quý con chó, không thể nào bằng mình quý những quyển sách được. Đó cũng là sự hiển nhiên.

* Sau đó: Khi nghe câu chuyện của lão, ông giáo đã thốt lên: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây”.

* Khi thấy lão Hạc khóc: “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước”. Nhân vật “tôi” đã động viên an ủi chia sẻ với lão những buồn đau, ngấm ngầm giúp đỡ lão những ngày túng thiếu.

* Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc: Nhân vật “tôi” đã vô cùng cảm động, hứa trước vong linh lão làm tròn những điều mà lão gửi gắm để lão yên tâm nhắm mắt ra đi.

→ Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.

28 tháng 9 2021

+) Lão Hạc nhờ ông giáo mảnh vườn; và 30 đồng bạc lo hậu sự.

+) Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. ... Ông giáo cũng là người hiểu rõ tâm tư tình cảm những nỗi đau niềm yêu thương, tấm lòng nhân hậu, lương thiện của một lão nông nhân hậu, một người cha thương con.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

1
10 tháng 3 2019

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:_Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    -   Em có nhận xét gì về tâm trạng...
Đọc tiếp

4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:
_Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.
a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?
b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    
-   Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc ở hai thời điểm: 
+ trước khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
+ sau khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn nói tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó?           
* Với ông giáo:
c. Lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo điều gì? Từ đó em hiểu tình cảm của lão Hạc đối với ông giáo ntn?
d. Với hàng xóm khi được ngỏ ý giúp đỡ lão Hạc phản ứng như thế nào ? Cho thấy tính cách gì ở lão ?

 

1
28 tháng 9 2021

cảm ơn các bạn

tức giận và tất cả những gì mà ông lõa ước đều biến mất 

like cho tui nhá

31 tháng 7 2021

Tham khảo:

 Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc. Nhưng khi đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

25 tháng 11 2017

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?