K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B

giúp mik nha

 

1 tháng 12 2021

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời:“Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người(Lời dẫn trực tiếp)

=> Chuyển sang gián tiếp: Vị giáo sĩ trả lời ông nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

https://vndoc.com/cach-dan-truc-tiep-va-cach-dan-gian-tiep

" Nó cứ làm in như nó trách tôi. Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:

=> Đây là lời dẫn trực tiếp

" A! Lão già tế lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? "

=> Đây là lời dẫn gián tiếp

18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. BPTT: Ẩn dụ

Hoán dụ: Đổ máu => Hình ảnh của chiến tranh

Tác dụng: Nhấn mạnh sự tàn khốc đau thương của chiến tranh gây ra cho nhân dân Việt Nam, thể hiện tình yêu con người, yêu quê hương của tác giả.

2. 

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

18 tháng 8 2021

Mik cần đoạn văn chứ bạn ns thế thì mik chịu 

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ​Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ​Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam... Câu 1: Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Hãy nêu rõ tên tác giả. Câu 2: Ca Huế rất đa dạng. Theo em sự đa dạng và phong phú ấy được thể hiện qua những điểm nào? Các làn điệu dân ca Huế nói lên những tình cảm nào của con người. Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng? Câu 4: Qua văn bản trên, em thấy tác giả là người như thế nào?

1
26 tháng 7 2021

lần sau nhớ trình bày câu hỏi sao cho cẩn thận nhé 

Câu 1 : Đoạn văn trên nằm trong văn bản Ca Huế trên sông Hương  

Hà Ánh Minh là tác giả

Câu 2 : Ca  Huế rất đa dạng. Theo em sự đa dạng và phong phú ấy được thể hiện qua những điểm :

+ Thể hiện qua điểm có nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, sáo, tì bà

+thể hiện qua những từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn

+Các điệu hò vô cùng đa dạng và phong với với nhiều bài ca hay và nổi bật.

Các làn điệu dân ca Huế đã nói lên tình cảm của con người là thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng của người dân Huế về các làn điệu dân ca độc đáo đó.

Câu 3 : 

BPTT : liệt kê

tác dụng : Phép liệt kê không chỉ cho người đọc thấy sự phong phú của nghệ thuật ca Huế mà còn thấy sự phong phú của tâm hồn người Huế.

Câu 4 :

Qua văn bản trên, em thấy tác giả là một người rất yêu thích quan sát và nghe Ca Huế , Nhờ có sự yêu thích đó mà tác giả có thể quan sát và miêu tả Ca Huế một cách cẩn thận và chi tiết nhất

 

26 tháng 7 2021

Cảm ơn nha!!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.” Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng của biện pháp đó? “ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.” Khái quát nội dung chính đoạn văn trên bằng một câu văn

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạp, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam."    

Từ văn bản của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) bàn về việc: “Em sẽ làm gì để bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc?”

 

1
20 tháng 3 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)

Khái niệm di sản văn hóa?

Vai trò của di sản văn hóa?

Thực trạng của di sản văn hóa?

Dẫn chứng?

Trái với bảo vệ di sản VH dân tộc?

Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ di sản VH dân tộc?

Kết luận.

https://img.hoidap247.com/picture/question/20210822/large_1629601831565.jpg    Xem hình ảnh đó nhé 

Mình đăng đó ssss

 

Câu 1. Đọc bài ca dao sau và lần lượt trả lời các câu hỏi: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô… Vạn Long dệt cửi kéo hoa An Phú nấu kẹo mạch nha ngọt đường Trung Kính thì lễ vàng hương Nghĩa Đô làm giấy để làng tả văn. a. Chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong bài ca dao trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. b. Việc sử dụng tên các địa danh có thật...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc bài ca dao sau và lần lượt trả lời các câu hỏi:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…
Vạn Long dệt cửi kéo hoa
An Phú nấu kẹo mạch nha ngọt đường
Trung Kính thì lễ vàng hương
Nghĩa Đô làm giấy để làng tả văn.
a. Chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong bài ca dao trên và cho biết tác dụng
của biện pháp tu từ đó.
b. Việc sử dụng tên các địa danh có thật trong bài ca dao trên đem lại
tác dụng gì?
c. Xác định chủ đề của bài ca dao trên, sưu tầm 2-3 bài ca dao khác
cùng chủ đề với bài ca dao trên.
d. Bài ca dao trên đã hun đúc cho em tình cảm, cảm xúc gì?
Câu 2. Viết đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày ý kiến của em về vấn
đề Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?. Trong
đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ Hán Việt, chỉ rõ và giải thích nghĩa từ
Hán Việt đó.

0