K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắc khe với bản thân trước những lời tự...
Đọc tiếp
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắc khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiếu thấu đáo việc mình đang làm. Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng…những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc phát triển đang bắt đầu diễn ra. (Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.57)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

Câu 2:Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?

Câu 3:Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm.
Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng... Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP HCM, tr 57)
1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?

4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
5. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.

1
29 tháng 2 2020

1. Hai con người đối lập trong văn bản mà tác giả nhắc đến là: Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như "Việc mình làm có đúng hay không?", "Quyết định như thế đã chính xác chưa?"

2. Theo tác giả, khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm việc đó, việc đó không xứng đáng để ta bận lòng.

3. Văn bản đề cập đến vấn đề con người để hoàn thiện bản thân, đối diện với những tiếng nói bên trong của bản thân mình.

4. Học sinh đồng ý/ không đồng ý.

Giải thích cụ thể.

5. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 8-10 câu

- Nội dung: mối quan hệ giữa thay đổi và thành công trong cuộc sống con người.

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾTrong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó...
Đọc tiếp

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾ

Trong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”
Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó khăn, nghiêm khắc quá. Nhưng sao hôm nay tôi lại cảm thấy từng lời, từng câu thầy nói ra rất chân thật và sâu sắc bằng tất cả sự chiêm nghiệm của một người đã hai màu tóc, đã đi được nửa đời người . Tôi cứ băn khoăn mãi.. Vậy thế nào mới là tử tế?
Sự tử tế với tôi là cách đối xử giữa con người với nhau một cách chân thực, nói không với sự lừa dối. Sự tử tế làm cho người ta sống đúng đắn với bản thân, gia đình và xã hội với cái tâm trong sáng và lòng hướng thiện. Và ta có nên xem sự tử tế như một thước đo về lẽ sống và lòng ngay thẳng, sự trung thực và tốt đẹp bên trong “ phần người” của một ai đó?
Tôi nhớ cô giáo dạy Văn năm lớp 9 đã cho một bài tập rằng: “ Đừng quên cái ác vỗ vai cái thiện, cả hai cùng cười tiến về tương lai” và chúng tôi sẽ phải bình luận về câu nói trên. Vậy nếu như ta sống tử tế, có phải ta sẽ phần nào xóa nhòa đi cái ác trong tâm, có khả năng loại trừ đi con rắn độc về lòng đố kị, ganh ghét, tị nạnh nhau. Ta ươm mầm hạt giống thiện để có một cuộc đời hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Và khi đối đãi với nhân gian bằng cái tâm trong sáng và tử tế, lòng con người sẽ cảm thấy bình an hơn.. Cho đi những sự tốt đẹp và nhận lại điều tương tự, bạn đồng ý không?
In trong tâm trí tôi là dáng lưng cao gầy đang chạy xe lên dốc cầu cao vô tình thấy người phụ nữ khó nhọc đạp chiếc xe bán hàng dường như đang “đình công”, không ngừng phát ra những tiếng cót két khó chịu của mình. Người đó không ngại ngần dùng phần chân trái làm lực đẩy đưa chiếc xe ấy lên cầu, san sẻ bớt phần nào sức nặng với người phụ nữ. Năm đó tôi tầm 6 tuổi, ngồi sau lưng chú nhìn thấy toàn bộ sự việc ấy. Trong cuộc sống của chú sau này không thuận lợi, dường như đã đưa chú tôi thành con người khác hơn, mọi người ít nhiều có sự xa lánh. Nhưng sự tử tế mà chú cho tôi thấy năm nào tôi vẫn còn nhớ.. À thì ra, đối đãi tử tế với người khác không chỉ khiến mình và người được giúp cảm thấy hạnh phúc và tốt đẹp hơn, mà còn có thể để lại cho người thứ ba nào đó một bài học khắc cốt ghi tâm.
“ Các em phải làm người tử tế..”

Ngày hôm nay, lời thầy còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tôi chọn cách sống tử tế. Còn bạn?
Diệu Tâm

0
1. Sự hiểu lầmTại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.Một hôm...
Đọc tiếp

1. Sự hiểu lầm
Tại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.
Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.
Một hôm người cha để con chó ở nhà trông chừng đứa bé, khi ông trở về nhà bỗng thấy khắp miệng con chó toàn là máu, nguyên nhân là vì….
Người đàn ông ra ngoài có việc, để con chó ở nhà trông đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy.
Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác chết của một con cho sói đang nằm bên cạnh góc tường.
Cảm ngộ: Có rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã đúng như những gì bạn nghĩ. Trong việc đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học cách lắng nghe, nên cho người khác có cơ hội để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta tránh được nhiều điều khiến ta phải hối tiếc sau này.
Ngược lại nếu chúng ta không hỏi, không nói, không giải thích mà đã vội vã hành động hay phán xét thì đây không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
2. Sự nóng giận
Một cậu bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng:
“Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi.
Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.
Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy.
Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Cảm ngộ: Con người khi cáu giận thường trút giận dữ lên những người thân yêu ở quanh mình, bởi vì họ biết những người thân yêu của chúng ta sẽ luôn bao dung và tha thứ cho chúng ta.
Nhưng những lời nói khi tức giận luôn giống như những chiếc đinh làm tổn thương người khác. Có thể bạn chỉ là vô tâm nhưng vết thương đó cũng giống như lỗ hổng trên hàng rào vậy, nó đã tạo thành những vết thương nghiêm trọng. Vì vậy nhất định đừng lãng phí tình yêu thương mà những người thân yêu dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ lại là một sự tổn thương lớn.
3. Sự khoan dung
Câu chuyện kể về một người lính Mỹ, cuối cùng đã được trở về nhà sau trận chiến đấu vô cùng ác liệt ở Việt Nam.
Từ San Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn, con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”.
“Chắc chắn rồi, con trai yêu quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ rất muốn gặp bạn con”.
“Nhưng có một điều con muốn nói trước với ba mẹ”, chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và một chân. Anh ấy không có nơi nào để về, và con muốn anh ấy đến sống với chúng ta…
“Ồ, ba mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để sống…”
“Không, ba mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng ta”.
“Con à“, người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng của mình chứ, ba mẹ không thể để một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm được cách lo liệu cho cuộc sống của mình thôi…”
Lúc đó, người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh sát San Francisco. Con trai của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng đó là một vụ tự sát.
Cha mẹ người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà xác thành phố để nhận diện thi thể của con trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của mình. Nhưng đột nhiên họ khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy một điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và một chân.
Những giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất cả đã quá muộn màng.
Cảm ngộ: Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người khác, bạn sẽ không biết được người thực sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với bản thân mình!. Nếu mỗi người chúng ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho những người lạ như cho chính người thân của mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.
Bởi vì với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức biến một người tầm thường hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.
Nguồn: sưu tầm ( diendan.hocmai.vn)

0
 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:“Tại sao...
Đọc tiếp

ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!

Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?

Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:

“Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”

Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người "quân tử" nên đã lẳng lặng rút lui

Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!

Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: "Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...". Và chúng ta cũng đã đồng ý!

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy thất bại. Và chúng ta cũng đồng ý luôn !!!

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình

Điều Kỳ Lạ... là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp

Điều Kỳ Lạ... là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn

Điều Kỳ Lạ… là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta

Hãy chia sẻ thông điệp này, nếu bạn nghĩ nó đáng được gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu!

Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng bao giờ than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống

2
30 tháng 11 2021

Ôi! Hay quá!

16 tháng 12 2021

mình nghỉ nó ko phải văn lớp 1 nhưng nó hay quá

1+1=?ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:“Tại...
Đọc tiếp

1+1=?

ĐIỀU KỲ LẠ CỦA CHÚNG TA!

Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại để mặc nó xảy ra mà không làm gì cả?

Đó là một thắc mắc tương tự hậu biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, khi đó, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và MC đã hỏi cô ta như sau:

“Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”

Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người "quân tử" nên đã lẳng lặng rút lui

Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý!

Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: "Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...". Và chúng ta cũng đã đồng ý!

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy thất bại. Và chúng ta cũng đồng ý luôn !!!

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một thai nhi, một người thân hay chính mình

Điều Kỳ Lạ... là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói

Điều Kỳ Lạ... là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp

Điều Kỳ Lạ... là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn

Điều Kỳ Lạ… là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta

Hãy chia sẻ thông điệp này, nếu bạn nghĩ nó đáng được gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu!

Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng bao giờ than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống

0