K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2018

Đáp án cần chọn là: C

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

26 tháng 12 2021

Về đoạn văn em tự viết nhé, em nên sử dụng hành văn của mình và nhờ người khác góp ý thôi. Anh sẽ gợi ý nhé, "thế giới kỳ diệu" ở đây chính là môi trường học đường, một môi trường văn minh và đầy tri thức. Tại đây học sinh là những đứa trẻ, chúng không còn chỉ ở nhà, trong sự quản thúc và chăm sóc của cha mẹ, mà chúng phải học những kĩ năng mới, làm quen với những người bạn mới, phải học cách làm việc và học tập khi không có cha mẹ cạnh bên, là nơi để trẻ em dần trưởng thành. Nơi đây sẽ mang tới rất nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm, tình cảm và sự yêu thương bởi lẽ đó mà không lí do nào mà không thể bảo đó là một "thế giới kỳ diệu" trong mắt trẻ.

26 tháng 12 2021

a sn nhiu zạy==''

8 tháng 1 2018

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

8 tháng 1 2018
Chơi cờ
6 tháng 11 2019

ắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
 
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
 
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
 
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
 
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
 
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình..  Sách giải.com 

2 tháng 9 2021

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

12 tháng 11 2021

tham khảo

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này cơ mà.Tiếp theo, mẹ là người dõi theo từng quá trình lớn lên của chúng ta. Mẹ là người thầy uốn nắn cho con những bài học làm người đầu tiên. Mẹ còn là người bạn luôn ở bên lắng nghe giúp đỡ chúng ta bất cứ khi nào có thể. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Chao ôi!Mọi sự thành công của chúng ta đều có mẹ ở bên hy sinh thầm lặng, cổ vũ và động viên. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.

12 tháng 11 2021

Tại sao người biên soạn lại đặt tên đoạn trích trong chương XVIII của tác phẩm "tất đèn"(Ngô Tất Tố) là"tất nước vỡ bờ"( SGK N.Văn8).Em hãy lí giải cụ thể đều này . Giúp mik với mn

16 tháng 3 2022

tham khảo

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ.