K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LŨY LÀNG​    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn,...
Đọc tiếp

LŨY LÀNG​

    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.

    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

       (4) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây quần cảnh thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cảnh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...

      (5) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

(Ngô Văn Phú)

Những đoạn văn nào miêu tả các vòng của lũy làng?

Đoạn (1).

Đoạn (2).

Đoạn (3).

Đoạn (4).

Đoạn (5).

1

 Những đoạn văn miêu tả vòng của Lũy Làng là:

Đoạn (2)

Đoạn ( 3)

Đoạn (4)

K cho mik nhé! Chúc bn hok tốt!

21 tháng 1 2018

a, Cái gì là nơi hội tụ của đám học trò chúng tôi ?

b, Lũy tre là gì đối với làng ?

c, Ai là một tướng giỏi đời Trần ?

giúp mình với, mình cần gấp.Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng...
Đọc tiếp

giúp mình với, mình cần gấp.

Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:

Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:

Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. 

Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt…

Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

Luỹ giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn.  Tre hóa óng chuốt mọc thẳng, ngọn không dày và rậm như tre gai. Cả năm xanh một màu xanh thẫm, đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi những trận gió mùa đến lay gốc, cả một tầng lá trút xuống, bay theo từng dải vàng. Và trong tôi lưu đọng mãi một vẻ đẹp, một nỗi buồn, của một vật thể hết một vòng đời đang vùng vẫy, đắm đuối với trời cao, mây gió và ngang tàng với mưa bão, với lốc bụi phải trở về với đất, theo lẽ hoàn toàn tự nhiên . Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!…

Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

 

 
1
14 tháng 5 2020

Nôi dung của các phần:

  • Phần 1:bao quát ngoài lũy tre làng: từ đầu đến màu xanh của lũy: giới thiệu về lũy tre làng
  • Phần 2:tả chi tiết từng cây tre,lũy tre: tiếp theo đến được bồi đắp lúc nào không rõ:miêu tả cụ thể ba vòng tre tạo thành luỹ làng;
  • Phần 3: vật quanh tre và cảm trưởng:Còn lại:  miêu tả măng tre, thể hiện cảm nghĩ về loài tre. 
21 tháng 5 2023

kỉ niệm sâu sắc ạ, em viết nhầm, mọi người giúp em với, gấp lắm rồi ạ, em cảm ơn mọi người rất nhiều nhiều trước ạ

21 tháng 5 2023

Giúp em đi mà, cầu xin mọi người đó 

Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con...
Đọc tiếp

Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp từ lúc nào không rõ!...”

(Trích “Lũy làng”, Ngô Văn Phú)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 điểm)

b. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn trích?(1.0 điểm)

c. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó?(0.75 điểm)

d. Nội dung chính của đoạn trích? (0.75 điểm)

0
7 tháng 7 2018

Tả luỹ tre làng

Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnh quen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phai mờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quê em.
Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họ hàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê. Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọc thẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía. Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất là cành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thon nhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì rào trong gió.
Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa, dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương.
Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc này hàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả, nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹ làng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.
Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùng người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu sao lòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngày chớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. là lúc luỹ tre làng thay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trong như ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốn phương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéo co, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơn cả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuống dòng sông chở bao ước mơ không tuổi.
Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắn bó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thay nhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngay thẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt.

7 tháng 7 2018

      Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnhquen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹ tre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phaimờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quêem.Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họhàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xa nhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọcthẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bà kể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre tròn lẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất làcành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thon nhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì ràotrong gió.Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tre dầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịu lan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tre đùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương. Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc nàyhàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả,nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹlàng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùngngười anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu saolòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngàychớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. Ấy là lúc luỹ tre làngthay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trongnhư ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôiđộng. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốnphương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng saunhững giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéoco, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơncả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuốngdòng sông chở bao ước mơ không tuổi.Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắnbó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thaynhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngaythẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dânđất Việt.

 

19 tháng 7 2018

Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

19 tháng 7 2018

 Có nhà thơ đã viết:

                         Thân gầy guộc, lá mong manh

                       Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

12 tháng 7 2018

Có nhà thơ đã viết: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi! Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc. Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện. Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì. Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng,lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

12 tháng 7 2018

lang mk ko co luy tre

25 tháng 9 2021

Nơi ở của t có lũy tre xanh

Bố của hòa là một công nhân trong nhà máy diện

cô chủ về là chú chó đóm vui mừng chào đón

>_<

25 tháng 9 2021

thế nhé