K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.

Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.

2.

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” không hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”, …

Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận được khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.

Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi gặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.

2 tháng 3 2020

bạn ơi mình chỉ nói là vt đoạn thôi nha

6 tháng 11 2021

Lên gg tra được mà

 

6 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 " Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu  trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn ''

27 tháng 8 2018

dễ mà bn

lập dàn ý như hôm đó làm gì, cảm giác thế nào, câu chuyện đáng nhớ là gì và kể nó

dùng những câu từ có văn chương,làm khoảng 2/3 trang là có điểm7, 8

thêm một số chi tiết li kì như nhân hóa, ẩn dụ,biện pháp tu từ để hay hơn

hok tốt nhé

27 tháng 8 2018

       " Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức nhớ về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. "

       Có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh này trong tác phẩm " Tôi đi học " của nhà văn Thanh Tịnh. Khi đọc tác phẩm này, không ai trong chúng ta có thể không nhớ đến hình ảnh của chính mình trong ngày đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Tuy bây giờ mọi thứ đều đã khác với ngày xưa, trước ngày khai giảng, chúng tôi đã được đến trường để gặp bạn mới, thầy cô mới, nhưng cái ngày đến nhận lớp ấy cũng để lại rất nhiều kỉ niệm.

       Hôm đó cũng là một ngày bình thường như bao ngày khác. Nhưng không hiểu sao mãi đến sáng hôm đó, tôi mới  biết là hôm nay sẽ đến trường. Sáng sớm, mẹ gọi tôi dậy, đưa tôi một bộ quần áo và bảo rằng hôm nay con phải đi học. Thật bất ngờ biết bao ! Hôm trước, tôi vẫn còn đang nô đùa với mấy đứa bạn trong khu phố, đi chơi với chúng đến chiều muộn mới về, vậy mà hôm nay tôi đã phải đi học . Tôi không thích chút nào. Nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về sự thú vị ở trường, tôi không còn thấy chán nản nữa. Biết đâu, khi đến trường, tôi sẽ gặp được điều gì thú vị như mẹ tôi kể thì sao. Tôi ăn xong bữa sáng và rồi bố đưa tôi học. Ồ ! Ngôi trường này rộng quá ! Nó khác xa với trí tưởng tượng của tôi và đương nhiên nó rộng hơn ngôi trường mẫu giáo của tôi rất nhiều. Trong sân trường, có rất đông các bác phụ huynh đưa con đi học. Có cả những anh chị lớp trên, cao hơn tôi hẳn một cái đầu. Bỗng, tiếng trống trường vang lên. Cái trống đó thật to và đẹp, nó còn được sơn giống như cái trống mẹ đã đưa tôi đi xem ở viện bảo tàng. Chắc người đánh cái trống đó phải khỏe lắm ấy nhỉ. Sau tiếng trống, tất cả học sinh xếp hàng thẳng tắp rồi lần lượt đi vào lớp, giống như các chú bộ đội đang diễu hành vậy. Vào trong lớp tôi còn thấy tuyệt vời hơn nữa, lớp của tôi còn trang trí rất đẹp. Tường được sơn trắng tinh, được dán những mẩu giấy trang trí tuyệt đẹp. Trên dó còn có dòng chữ : " Chào mừng các con vào lớp " đầy màu sắc. Cái bảng đen to tướng treo trước mặt thật sạch sẽ, trong khi cái bảng con con mà mẹ dùng để dạy tôi học chữ, tôi lau mãi mà nó cứ trắng bệch ra. Chỉ một lúc sau, có một cô giáo đi vào lớp, cô cất giọng hiền từ nói :

        - Bây giờ cô sẽ điểm danh xem các em đã đến đủ chưa, bạn nào có tên thì nói có nhé !

       Thế rồi, cô đọc tên từng người một. Từng tiếng " dạ " to tướng cứ vang lên. Những đứa ngồi gần bắt đầu nói chuyện với nhau. Có thể dễ dàng nghe thấy những câu nói như " bạn tên là gì ? " , " nhà bạn ở đâu ? "  nhốn nháo trong lớp học. Quả đúng như những gì mẹ tôi nói, đi học cũng vui lắm chứ. Tôi được gặp bạn mới, ngắm nhì ngôi trường mới, gặp thầy cô mới. Không biết sau này tôi sẽ học được những gì ở trường.Hôm đó quả là một ngày đáng nhớ.  

 
21 tháng 1 2021

Water pollution is among one of the most concerning problem facing the world today. The most common cause of water pollution is the direct disposal of industrial and human waste into the surface water. A reason worth mentioning is the oil spill. Another cause of water pollution is human waste. Various kinds of pathogenic bacteria live in human feces, and they may cause gastrointestinal infection if they appear in the water supply. To summarize, water pollution is mostly the result of oil spills and industrial or human waste disposal, which severely affects the environment and subsequently the life of animals and human.

4 tháng 8 2021

Tham khảo nha em:

Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc không chỉ xót thương cho số phận người nông dân lam lũ, mà còn bày tỏ sự căm phẫn đối với nhân vật ông Quan phụ mẫu - một kẻ độc ác, vô trách nhiệm trước mạng sống của người nông dân. Trong đêm mưa gió, khi dân tình đang lao đao vì đê vỡ, đe dọa tính mạng người dân, thì quan phụ mẫu - một người quyền hành trách nhiệm lại không hề mảy may mà đang ung dung trong thú vui cờ bạc của mình. Có lẽ đối với ông, cái trò đỏ đen ấy còn quan trọng hơn tính mạng của những người nông dân. Thông qua nhân vật viên quan phụ mẫu, tác giả Phạm Huy Tốn đã phơi bày toàn bộ sự thối nát, tiêu cực của xã hội phong kiến Việt Nam.

Trạng ngữ: In đậm nghiêng

Tham khảo:

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay"( Trạng ngữ ), thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

12 tháng 5 2022

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"

"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.

"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.

Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.

Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mẫu 3

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

9 tháng 10 2018

His beloved school high school named tri secondary basis. My school is divided into two infant schools, house 1 to school, house 2 to where the teachers stay. Behind the school is one very beautiful lawns with flowers, the playground was built of concrete. On the pitch there are many trees and flower tubs. in the garage is divided into two parts for the first class to place the car, on the beautifully painted walls. in the classroom was beautifully decorated and at each door cs 1 lottery is very fresh little flower pots watered by you. Tables and chairs are told very neat and clean. MY VERY LOVE YOUR SCHOOL

k nha , chúc học tốt 

  

9 tháng 10 2018

Bài luận 1 viết đoạn văn miêu tả ngôi trường mái trường của bạn bằng tiếng Anh
My secondary school is a place that bears all the hallmarks of my childhood memories. It is placed in the center of my district. Surrounded by a paddy-field, it enjoys lined- trees and colorful garden, which creates a wonderful view. Moreover, this school was designed with a large- scale plan. It is a 2 storied building of u shape with capacity of 1000 people and it was invested heavily in infrastructures with well- equipped classrooms. In a good environment, students are given many precious chances to discover and develop their inner talents. Besides modern facilities, this school is also well- known for enthusias and qualified teachers who are always dedicated and devoted themselves to teaching career. In conclusion, studied in this school for four years, it has become an indispensable part in my life.

Dịch:
Trường cấp hai là nơi đã in dấu biết bao kí ức của tuổi thơ tôi. Ngôi trường nằm ở vị trí trung tâm của huyện. Được bao quanh bởi cánh đồng lúa, với những hàng cây xanh và khu vườn đầy sắc màu của ngôi trường, tất cả đã tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời. Ngoài ra ngôi trường được thiết kế với một kế hoạch quy mô. Đó là ngôi trường với các toà nhà hai tầng được xếp theo hình chữ u với sức chứa khoảng 1000 người và ngôi trường được đầu tư chu đáo về mặt cơ sở hạ tầng với những lớp học hiện đại. Được học tập trong một môi trường tốt, học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá và phát triển những tài năng còn ẩn sâu của mình. Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, ngôi trường còn được biết đến bởi những người thầy, người cô đầy tài năng và nhiệt huyết, những người luôn tận tâm và cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Tóm lại, học tập ở ngôi trường này trong vòng bốn năm, ngôi trường dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.

Bài luận 2 viết đoạn văn tiếng anh tả trường học của em
My high school is always kept in my mind, not simply as a place to gain knowledge, but more importantly it is an indispensable piece of my juvenility. It is a great construction built by french in battle and then years after, rebuilt by vietnamese citizens. It is in the center area of the city with many facilities surrounding. It follows the well-closed architecture with buildings arranged in O shape and a schoolyard inside. I has considered this school as home because I was mentally brought up here. I had enthusias and considerate teachers, and understanding and sympathe friends. that explains why this school has been of great significance to me.

Dịch:
Hình ảnh trường cấp ba luôn được lưu giữ trong tâm trí mình, không chỉ đơn giản là một nơi để lấy kiến thức, nhưng quan trọng hơn nó là mảnh ghép không thể thiếu trong quãng thời gian tuổi trẻ của mình. Đó là một công trình vĩ đại được xây bởi người pháp trong chiến tranh và những năm sau đó được xây lại bởi người việt. Ngôi trường được đặt tại khu vực trung tâm thành phố với nhiều cơ sở vật chất xung quanh. Ngôi trường theo kiểu kiến trúc khép kín với những dãy nhà được sắp xếp theo hình chữ O và sân trường ở bên trong. Mình luôn coi ngôi trường như nhà mình bởi mình được nuôi dưỡng về mặt tâm hồn ở đây. Mình có những cô giáo nhiệt huyết và ân cần, có những người bạn luôn thấu hiểu và thông cảm. Chính vì những lí do ấy mà ngôi trường đã trở nên rất quan trọng với mình.

Bài luận 3 viết đoạn văn ngắn giới thiệu miêu tả ngôi trường học bằng tiếng Anh
My primary school is a paradise with fresh air, picturesque surroundings and beloved people around. It is situated in the countryside among far-flung green fields. Its simple design with two buildings perpendicular to each other and a variety of shade trees and flowers gave me the feeling of closeness. Besides, there was a vacant plot for students to play soccer every afternoon after school. Moreover, all the teachers were extremely whole-hearted and dedicated. In addition, I had close friends who were always by my sides to help me whenever I had difficulties. To put it briefly, this school has had a great impact on my childhood experiences and all memories about this primary school will always be in my deep affection and never fade in my thoughts.

Dịch:
Trường tiểu học của mình thực sự như một thiên đường với bầu không khí trong lành, cảnh vật xung quanh đẹp như tranh và những con người đáng mến bên cạnh. Ngôi trường được đặt ở vùng nông thôn giữa những cánh đồng xanh rộng bát ngát. Thiết kế đơn giản với hai toàn nhà vuông góc với nhau và nhiều loại cây bóng mát và hoa cho mình cảm giác thật gần gũi. Bên cạnh đó, có một mảnh đất trống cho học sinh chơi bóng đá buổi chiều mỗi khi tan học. Hơn nữa, tất cả giáo viên đều rất hết lòng và tận tụy. Thêm vào đó, mình có những người bạn thân luôn bên mình và giúp đỡ mình mỗi khi mình gặp khó khăn. Tóm lại, ngôi trường đã để lại dấu ấn vô cùng đẹp đẽ của những trải nghiệm tuổi thơ của mình và kí ức về ngôi trường sẽ không bao giờ phai mờ trong suy nghĩ của mình.

Hãy vt 1 đoạn văn tàm 2-4 câu nói về cái khổ ngày tết của nhà mn đi !!!!!!! 

Bài làm :

   Đối với em , mỗi khi đến Tết là coi như là ngày mà em phải làm việc vất vả nhất . Ngày Tết chứa đựng bao cái khổ nhọc , nào thì : quét nhà , dọn mâm cỗ cúng trên bàn thờ,....

27 tháng 1 2020

Năm mới đến cái khổ của nhà em rất gần.Trước Tết thì phải dọn nhà như lao công,mà chỉ có ba mẹ con dọn thôi,còn bố thì không chịu dọn,trong Tết thì bố mẹ phải lì xì,nhưng bù lại được uống bia chúc mừng năm mới,còn mình thì được nhận tiền nhưng lại gánh vác nỗi lo sợ bố say lại xe loạng choạng gây tai nạn giao thông!Sau Tết là thời kì "than thở",mấy đứa nhỏ thì than hết Tết rồi,phải đi học lại,còn người lớn vừa than hết Tết mà còn than hết tiền!Tết nó khổ thế đấy!