K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ô, ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của...
Đọc tiếp

Câu 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

(1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ô, ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng.) (12)Nàng mới ra chân trời ngó xem ,rồi bảo chàng :để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng.(13)Nhưng đất dồn lại nên sinh ra đất ra khe.(14)Bâ giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng Biên Ải)

A ) Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt dùng trong đoạn văn

b)Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được

1
28 tháng 2 2020

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

(1)Ngày xửa ngày xưa .(2)Ôi! ngày xưa là lúc nào nhỉ ?(3)Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời chưa có đất, chưa có loài vật ấy.(4)Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống .(5)Nàng dệt hoa.(6) Chàng dệt gấm.(7)Tấm vải hoa của nàng là đất.(8)Mảnh gấm của chàng là trời.(9)Nàng khéo tay, dệt nhanh.(10)Chàng vụng tay, dệt chậm.(11)Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng.) (12)Nàng mới ra chân trời ngó xem ,rồi bảo chàng :để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng.(13)Nhưng đất dồn lại nên sinh ra đất ra khe.(14)Bâ giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng Biên Ải)

a)

*Câu rút gọn: Là cái thời chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống.

*Câu đặc biệt: Ôi!.

b)

*Tác dụng câu rút gọn trên:Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

*Tác dụng câu đặc biệt trên: bộc lộ cảm xúc.

Chúc bạn học tốt!

ngữ văn nhé:1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm....
Đọc tiếp

ngữ văn nhé:

1) Ngày xửa ngày xưa. (2) Ô, ngày xửa ngày xưa là lúc nào nhỉ? (3) Ngày xửa ngày xưa là cái thời chưa có trời, chưa có đất, chưa có loài vật ấy. (4) Là cái thời mới chỉ có hai người là nàng Gầu A và chàng Đrầu Ống. (5) Nàng dệt hoa. (6) Chàng dệt gấm. (7) Tấm vải hoa của nàng là đất. (8) Mảnh gấm của chàng là trời. (9) Nàng khéo tay, dệt nhanh. (10) Chàng vụng tay, dệt chậm. (11) Thế là đất của nàng rộng hơn trời của chàng. (12) Nàng mới ra chân trời ngó xem, rồi bảo chàng: để em dồn đất của em cho khớp với bầu trời của chàng. (13) Nhưng đất dồn lại nên sinh ra núi ra khe. (14) Bây giờ họ lại phải đo trời đo đất.

(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)

Chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm)

Nêu tác dụng của những câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 2. Nối một vế câu ở cột (A) cho phù hợp với vế câu ở cột (B)? (2,0 điểm)

(A)

 

(B)

1. Trạng ngữ chỉ thời gian.

 

a. Vì cái quý giá trong sạch của trời. (Thach Lam)

2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

 

b. Bao giờ cũng vậy, sự cùng quấn khiến người ta hay nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài)

3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

 

c. Bất thình lình trời đổ mưa.

4. Trạng ngữ chỉ cách thức.

 

d. Trong cái vỏ xanh kia (Thạch Lam)

Câu 3. Hãy biến đổi câu sau: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ." thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt. (2,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu nói về miền quê hương em, trong đó có ít nhất 3 câu dùng trạng ngữ (gạch chân dưới những trạng ngữ được dùng). Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó?

2
8 tháng 3 2019

Câu 1 (2,0 điểm)

Chỉ ra được

  • Câu rút gọn được dùng trong đoạn: câu (4).
  • Câu đặc biệt được dùng trong đoạn: câu (1).
  • Tác dụng của câu rút gọn: làm cho câu gọn hơn, tránh lặplại cụm từ Ngày xưa ở câu (3).
  • Tác dụng của câu đặc biệt: xác định thời gian, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thời gian đó.

Câu 2 (2,0 điểm)

1-b; 2-a; 3-d; 4-c

Câu 3 (2,0 điểm): Biến đổi câu: "Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ" thành hai câu trong đó có một câu đặc biệt bằng cách thay dấu phẩy (,) bằng dấu chấm (.) như sau: "Ngày ngày đến lớp. Tôi đi trong rừng cọ."

- Ngày ngày đến lớp. (câu đặc biệt)

Câu 4 (4,0 điểm)

  • Yêu cầu: Biết viết đoạn văn (miêu tả, biểu cảm,...) về miền quê hương, biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
  • Sử dụng hợp lí 3 trạng ngữ.
  • Nêu tác dụng của những trạng ngữ đó.
25 tháng 2 2020

bài bạn trên làm là đúng nha

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể 

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với

 

ĐỀ BÀII. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)        Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Con Rồng cháu TiênNgày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI

I. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)

        Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Con Rồng cháu Tiên

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

Câu 1. (0,5 điểm). Nêu thể loại của văn bản.

Câu 2. (0,75 điểm) :

-         Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ.

-         Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản.

Câu 3. (0,75 điểm). Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Câu 4. (1.0 điểm). Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của chi tiết Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện để  kể lại một truyền thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.

add_a_photo
Chụp ảnh

0
ĐỀ 4Phần I: Đọc – hiểu (7điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi...
Đọc tiếp

ĐỀ 4

Phần I: Đọc – hiểu (7điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

         Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

                                                      ( Trích truyện cổ tích Thạch Sanh)

Câu 5: Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên.

2
25 tháng 12 2021

Thi tự làm ạ

25 tháng 12 2021

mn giúp tui ik  . tui đang cần gấp

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúngQUẢ BẦU TIÊNNgày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới...
Đọc tiếp

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng

QUẢ BẦU TIÊN

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.

Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:

– Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.

Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én đang chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.

Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.

Nguồn: Internet

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp quả báo.

2
22 tháng 3 2022

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp

22 tháng 3 2022

1. B, 2. A, 3. D, 4. B, 5. C &D, 6. D, 7. C, 8. D

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã quá mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

         Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

                                                      ( Trích truyện cổ tích Thạch Sanh)

Câu 1: Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6 câu nêu suy nghĩ của em về đoạn văn trên.

1
25 tháng 12 2021

mn giúp mình với ạ . mình đang cần gấp

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy...
Đọc tiếp

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.

     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp, vỗ về con Én nhỏ. Chú quyết định mang chú chim Én tội nghiệp về nhà chăm sóc và làm cho nó một cái tổ khác, hàng ngày chăm cho con Én ăn, hết mực yêu thương và quan tâm đến Én nhỏ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã dần lành vết thương.

    Cuối thu, trời lạnh dần. Hằng ngày, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: “Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.” Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én  mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên được chú bé.

        Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ thay, cây bầu rất tươi tốt nhưng chỉ có mỗi một quả. Hàng ngày, chú bé vẫn yêu quý, chăm sóc cây bầu.

       Đến mùa thu hoạch, chú bé muốn đem quả bầu về nhà. Nhưng quả bầu to quá, cả nhà chú bé phải cùng nhau khiêng mới đưa được về nhà. Ai nấy đều vui.  Khi bổ quả bầu ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu nhiều không kể xiết. Gia đình chú bé vui mừng gọi bà con hàng xóm sang và chia sẻ cùng họ số vàng bạc, châu báu có trong ruột quả bầu tiên.

       Trong làng, có một tên địa chủ tham lam, độc ác. Hắn nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều hạt bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

       Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

     Con Én khốn khổ bay đi. Kì diệu thay, mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Hắn bắt người hầu trong nhà ngày đêm chăm sóc quả bầu, không được lơi lỏng. Quả bầu cũng lớn nhanh như thổi, to dần, to dần…

      Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra ngoài. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên, hí hửng với số vàng bạc châu báu sắp có. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc châu báu chẳng thấy đâu, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra khiến lão hoảng sợ, ngã ngửa người ra và bị rắn rết cắn chết. Thật đáng đời kẻ tham lam độc ác.
Câu Hỏi:

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản có cùng thể loại như vậy.

 

Câu 2. Việc làm của chim Én với chú bé có đáng khen không? Nó nhắc nhở con điều gì trong cuộc sống?

Câu 3. Con sẽ làm gì khi thấy một người nào đó hay một con vật rơi vào hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ? Hãy viết khoảng ba câu văn lý giải vì sao con làm như vậy.

Giúp mik với. mik cảm ơn 

 

3
13 tháng 3 2022

ét o ét

13 tháng 3 2022

Câu 1

Thể loại : Truyện cổ tích 

Cùng thể loại với " quả bầu tiên " là cây tre trăm đốt

 

8 tháng 10 2017

trạng ngữ trên không được gọi là câu vì nó không đủ chủ ngữ ,vị ngữ

nếu là giải thích trạng ngữ thì nó cho biết thời gian

8 tháng 10 2017

Nhầm rồi bạn ơi thế đêm khuya, khuya khoắt đâu phải chỉ thời gian mà là xác định sự nhấn mạnh vào từ "đêm"