K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

Đừng kick sai cho mình nha , mình đang làm việc đúng đó !

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

STUDY WELL !

14 tháng 9 2023

Bài nói tham khảo

Nụ cười là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều phát ngôn ấn tượng về ý nghĩa của nụ cười. Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”; M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”; F. Rabelais bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khỏe, một phương pháp trị bệnh” hiệu quả… Tuy nhiên, có phải lúc nào tiếng cười cũng phát huy tác dụng trong đời sống? Và phải chăng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng cười cũng cần được khuyến khích?

Cười là một phản xạ tự nhiên của con người. Từ lúc lọt lòng mẹ, con người đã biết cười, biết thể hiện cảm xúc qua tiếng cười. Nụ cười bộc lộ niềm vui thích hoặc một thái độ, tâm trạng, tình cảm nào đó của con người.

Nụ cười là một tài sản, một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Một nụ cười thân thiện có thể xua tan đau buồn, hàn gắn vết thương, nhân đôi niềm vui, chia đôi nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn… Một nụ cười đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng của tiếng cười lạc quan trong việc điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau trong điều trị các bệnh ung thư và khớp cũng như cải thiện nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Người Việt Nam rất hay cười nhận xét của một sinh viên người Bulgaria trong câu chuyện nêu trên không phải hoàn toàn cảm tính. Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á. Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười là một nhận định có cơ sở.

Tuy nhiên, cũng như đời sống, tiếng cười rất đa dạng về sắc thái. Mỗi sắc thái, mỗi kiểu cười có một cách thể hiện và ý nghĩa khác nhau như: cười duyên, cười nụ, cười mỉm, cười xòa; cười khẩy, cười ruồi, cười nhạt, cười nửa miệng, cười khinh khỉnh; cười đau khổ, cười ra nước mắt, cười như mếu, cười lặng, cười thầm; cười vô duyên, cười trên đau khổ của người khác, cười hô hố, cười đồng loã, cười hềnh hệch, cười hồng hộc, cười toe toét… Có những nụ cười mang lại niềm vui, tình yêu thương, sự khích lệ lớn lao nhưng cũng có những kiểu cười giết chết cả tin yêu, gieo rắc hoài nghi, khích lệ người ta sa ngã, phạm tội ác. Cười một cách vô tâm, vô duyên là một trong những kiểu cười tai hại đó.

Cười một cách vô tâm là cười vui khoái trá bất chấp người trong cuộc đang ở trong một trạng thái hoặc tình huống khó khăn, cần được chia sẻ, giúp đỡ. Cười một cách vô duyên là cười không đúng lúc đúng chỗ, cười hô hố, thiếu tế nhị, cười vui trong những trường hợp, tình huống trớ trêu, cần sự thông cảm. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam, kể cả người lớn tuổi thường rất hay cười trong những tình huống không đáng cười như: nhìn thấy người trượt ngã (như câu chuyện nêu trên), đánh rơi đồ vật giữa đường, vô ý bị vấp u đầu, quần áo lấm lem mực hoặc bùn đất, bộ dạng của những người bị mất trí, bị bệnh tâm thần. Thậm chí, họ có thể cười khi thấy trẻ con đánh nhau rất đau, nhà người khác bị cháy, người bị tai nạn xe ngã trên đường…

Hậu quả của những cái cười vô tâm, vô duyên đôi khi không thể đo đếm hết. Nó thể hiện sự vô cảm, ích kỷ, thiếu tình người và trình độ văn hoá giao tiếp, ứng xử thấp kém của con người. Nó có thể làm cho người trong cuộc cảm thấy đau khổ, bẽ bàng, mất tự tin, mất niềm tin, đau lòng, thậm chí tuyệt vọng. Cười trên đau khổ của người khác, cười một cách vô tâm, vô tư trước sự trớ trêu, khốn khổ của người khác, khi người ta cần sự thông cảm, giúp đỡ là mầm mống, là biểu hiện của cái ác.

Nụ cười rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Cười với tấm lòng chia sẻ, đồng cảm, yêu thương rộng mở mới là “thang thuốc bổ” đáng quý, đáng trân trọng. Nó làm giàu có cho những ai được đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Biết sử dụng nụ cười phù hợp với những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau là biểu hiện của sự lịch thiệp và văn hoá trong giao tiếp chìa khóa của hạnh phúc và thành công.

“Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharsky). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (như sự việc nêu trên chẳng hạn), hành động cần thiết hơn ánh mắt và nụ cười, dù đó không phải là nụ cười ác ý. Hãy chạy thật nhanh đến mức có thể để đỡ người bị ngã đau đứng dậy; hãy ra tay giúp người trong những tình huống khó khăn, bất trắc, trớ trêu thay vì ngạc nhiên đứng nhìn và quay Video clip tung lên mạng như một thành tích với một nụ cười vô tâm khoái trá. Hãy biết trao những nụ cười thân thiện, cởi mở để nhận được những nụ cười đồng cảm, yêu thương đáp lại, để cuộc đời như những khúc ca.

14 tháng 9 2023

Nụ cười là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều phát ngôn ấn tượng về ý nghĩa của nụ cười. Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”; M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”; F. Rabelais bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khỏe, một phương pháp trị bệnh” hiệu quả… Tuy nhiên, có phải lúc nào tiếng cười cũng phát huy tác dụng trong đời sống? Và phải chăng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng cười cũng cần được khuyến khích?

Cười là một phản xạ tự nhiên của con người. Từ lúc lọt lòng mẹ, con người đã biết cười, biết thể hiện cảm xúc qua tiếng cười. Nụ cười bộc lộ niềm vui thích hoặc một thái độ, tâm trạng, tình cảm nào đó của con người.

Nụ cười là một tài sản, một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Một nụ cười thân thiện có thể xua tan đau buồn, hàn gắn vết thương, nhân đôi niềm vui, chia đôi nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn… Một nụ cười đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng của tiếng cười lạc quan trong việc điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau trong điều trị các bệnh ung thư và khớp cũng như cải thiện nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Người Việt Nam rất hay cười nhận xét của một sinh viên người Bulgaria trong câu chuyện nêu trên không phải hoàn toàn cảm tính. Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á. Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười là một nhận định có cơ sở.

Tuy nhiên, cũng như đời sống, tiếng cười rất đa dạng về sắc thái. Mỗi sắc thái, mỗi kiểu cười có một cách thể hiện và ý nghĩa khác nhau như: cười duyên, cười nụ, cười mỉm, cười xòa; cười khẩy, cười ruồi, cười nhạt, cười nửa miệng, cười khinh khỉnh; cười đau khổ, cười ra nước mắt, cười như mếu, cười lặng, cười thầm; cười vô duyên, cười trên đau khổ của người khác, cười hô hố, cười đồng loã, cười hềnh hệch, cười hồng hộc, cười toe toét… Có những nụ cười mang lại niềm vui, tình yêu thương, sự khích lệ lớn lao nhưng cũng có những kiểu cười giết chết cả tin yêu, gieo rắc hoài nghi, khích lệ người ta sa ngã, phạm tội ác. Cười một cách vô tâm, vô duyên là một trong những kiểu cười tai hại đó.

Cười một cách vô tâm là cười vui khoái trá bất chấp người trong cuộc đang ở trong một trạng thái hoặc tình huống khó khăn, cần được chia sẻ, giúp đỡ. Cười một cách vô duyên là cười không đúng lúc đúng chỗ, cười hô hố, thiếu tế nhị, cười vui trong những trường hợp, tình huống trớ trêu, cần sự thông cảm. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam, kể cả người lớn tuổi thường rất hay cười trong những tình huống không đáng cười như: nhìn thấy người trượt ngã (như câu chuyện nêu trên), đánh rơi đồ vật giữa đường, vô ý bị vấp u đầu, quần áo lấm lem mực hoặc bùn đất, bộ dạng của những người bị mất trí, bị bệnh tâm thần. Thậm chí, họ có thể cười khi thấy trẻ con đánh nhau rất đau, nhà người khác bị cháy, người bị tai nạn xe ngã trên đường…

Hậu quả của những cái cười vô tâm, vô duyên đôi khi không thể đo đếm hết. Nó thể hiện sự vô cảm, ích kỷ, thiếu tình người và trình độ văn hoá giao tiếp, ứng xử thấp kém của con người. Nó có thể làm cho người trong cuộc cảm thấy đau khổ, bẽ bàng, mất tự tin, mất niềm tin, đau lòng, thậm chí tuyệt vọng. Cười trên đau khổ của người khác, cười một cách vô tâm, vô tư trước sự trớ trêu, khốn khổ của người khác, khi người ta cần sự thông cảm, giúp đỡ là mầm mống, là biểu hiện của cái ác.

Nụ cười rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Cười với tấm lòng chia sẻ, đồng cảm, yêu thương rộng mở mới là “thang thuốc bổ” đáng quý, đáng trân trọng. Nó làm giàu có cho những ai được đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Biết sử dụng nụ cười phù hợp với những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau là biểu hiện của sự lịch thiệp và văn hoá trong giao tiếp chìa khóa của hạnh phúc và thành công.

“Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharsky). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (như sự việc nêu trên chẳng hạn), hành động cần thiết hơn ánh mắt và nụ cười, dù đó không phải là nụ cười ác ý. Hãy chạy thật nhanh đến mức có thể để đỡ người bị ngã đau đứng dậy; hãy ra tay giúp người trong những tình huống khó khăn, bất trắc, trớ trêu thay vì ngạc nhiên đứng nhìn và quay Video clip tung lên mạng như một thành tích với một nụ cười vô tâm khoái trá. Hãy biết trao những nụ cười thân thiện, cởi mở để nhận được những nụ cười đồng cảm, yêu thương đáp lại, để cuộc đời như những khúc ca.

15 tháng 3 2018

Đáp án D

Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần

xã sinh vật và môi trường sống của nó.

Vì vậy, trong 4 tổ chức sống nói trên

thì chỉ có hệ sinh thái mới có thành

phần của môi trường. Xác sinh vật là

chất hữu cơ, nó thuộc môi trường vô sinh

nên nó là một thành phần cấu trúc 

của hệ sinh thái.

3 tháng 10 2018

Đáp án D

Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó. Vì vậy, trong 4 tổ chức sống nói trên thì chỉ có hệ sinh thái mới có thành phần của môi trường. Xác sinh vật là chất hữu cơ, nó thuộc môi trường vô sinh nên nó là một thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

28 tháng 1 2016

leo lên cục nước đá để tự tử,chết thì cục đá cũng tan rùi 

tick nhé 

28 tháng 1 2016

leo lên cục nước đá tự tử

tick mk đi bn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, khăng khít với nhau; lí lẽ và bằng chứng xác thực, đáng tin cậy đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm.

- Để lí giải cho luận điểm 2 tác giả đưa ra lí lẽ: Nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công suốt đời cũng không làm được điều gì quá lớn để gửi lại thì chúng ta cũng không nên nản chí mà tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu.

+ Tác giả lấy dẫn chứng: mỗi một viên gạch không tạo nên điều gì cả, nhưng khi chúng chồng lên nhau chúng tạo thành bức tường … vững chắc có thể che sóng, ngăn chiều…

14 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.

 

- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:

+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

 

-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời"

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

 

-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

"Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:

- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả

- Hình ảnh đẹp, giản dị

- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm

- So sánh và ẩn dụ sáng tạo

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

b,

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Lí tưởng sống là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Bàn luận

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:

Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.

+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.

+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay

- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)

c, 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.

II. Thân bài:

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Cống hiến là gì?

- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

c. Lật lại vấn đề

- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

III. Kết bài:

Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.

 Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục...
Đọc tiếp

 

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

 
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.

Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn".

Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.

Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.

Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.

Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho.

6
11 tháng 5 2018

có 4 chữ, bởi vì từ TRÊN có 4 chữ.

11 tháng 5 2018

1500 chu

k nha ~