K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

mình nghĩ nên chọn chủ đề hợp tác quốc tế

26 tháng 3 2019

Mk nghĩ bạn nên chọn phần kĩ năng sống, giá trị sống vì hiện tại giáo dục kĩ năng sống là một việc làm rất cần thiết

I) Kỹ năng sống là gì ?

- Là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

- Kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn.

II) Ý nghĩa, vai trò của kĩ năng sống :

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những KNS cần thiết và hữu ích.

Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình.

Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

Cuộc đời là một hành trình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn kỹ năng sống chính là động lực đẩy con người vươn lên tầm cao thành đạt.

Cần lưu ý rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, không phải vì kỹ năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh sinh viên nhiều chuyên đề mang tính lý thuyết. Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

Thế hệ trẻ thường xuyên chịu các tác động từ môi trường sống xung quanh. Đây cũng là thời đoạn bồi bổ nhân cách, thói quen, ước mơ của mỗi con người. Tuy vậy, thế hệ trẻ luôn phải chiến đấu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu kỹ năng sống, giới trẻ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bạo lực, các hành vi tiêu cực , lối sống không lành mạnh, ích kỷ, dễ bị dụ dỗ, hoặc phát triển sai lệch về nhân cách. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ là khôn xiết cấp thiết để các em có khả năng đối phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ vững bền trong gia đình và ngoài xã hội, có lối sống lành mạnh, hài hòa, tích cực, chủ động.

III) Một số kỹ năng sống cần thiết

– Kỹ năng giải quyết vấn đề

– Kỹ năng đưa ra quyết định

– Tư duy sáng tạo

– Kỹ năng giao tiếp, tương tác với mọi người

– Tư duy phản biện

– Kỹ năng quyết đoán

– Tự nhận thức về bản thân

– Khả năng phục hồi tâm lý

– Kỹ năng thoát hiểm

– Sự cảm thông, chia sẻ

– Kỹ năng đối mặt với stress

Bên cạnh đó, còn có các kỹ năng như: Quản lý thời gian, tiền bạc; thuyết phục người khác; khám phá cuộc sống, sống tập thể, teamwork…

IV) Các cách giáo dục kĩ năng sống :

- Giáo dục kỹ năng sống qua những công việc thường ngày trong gia đình

- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình

Hãy để con bạn được nói lên ý kiến của mình đặc biệt là với những trẻ nhút nhát rụt rè. Đó có thể là những suy nghĩ hết sức ngây ngô thậm chí có phần khó hiểu tuy nhiên lại là cơ hội để trẻ thể hiện bản thân và bạn có thể chỉ bảo uốn nắn con mình.

Nhờ đó kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể làm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể trong gia đình, khu phố và cho trẻ làm “thủ lĩnh”, điều này sẽ giúp trẻ tự tin, hoạt bát và thể hiện được cá tính bản thân như: các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, thi kể chuyện, thi ứng xử…

- Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí

Đó có thể là những buổi đi chơi, dã ngoại, tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng, thăm quan vườn bách thảo, bách thú hay một làng nghề. Qua đó trẻ sẽ có cơ hội giao tiếp và học hỏi rất nhiều điều trong thực tế. Ngoài gia đây cũng là cơ hội để bạn và trẻ cùng cải thiện kiến thức xã hội nữa đấy.

- Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Đây là điều vô cùng quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phải luôn đảm bảo trẻ được học kỹ năng sống cả ở trường và ở nhà. Giáo viên và phụ huynh cần thường xuyên giữ liên hệ với nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về sự phát triển, thay đổi của trẻ ở từng giao đoạn khác nhau để từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Và còn rất nhiều biện pháp khác

Nếu có gì thiếu hay sai sót thì bạn bổ sung nhé

13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

16 tháng 6 2018

- Sai

- Năm 1976, Nguyễn Duy vào sống và công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, là biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của bán Văn nghệ ở phía Nam.

16 tháng 8 2023

(*) Sơ đồ tham khảo

Từ thông tin bài học, hãy vẽ sơ đồ tư duy

 

 

13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

4 tháng 2 2023

a/ So sánh

Lĩnh vực

Nội dung

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Kinh tế

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ…

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

Giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. 

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.