K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

Bạn ghi thiếu đề rồi, cái này đáng lẽ câu hỏi là ''thế nào là tóm tắt văn bản tự sự'' mới đúng, còn nếu câu hỏi là ''thế nào là văn bản tự sự'' thì không các đáp án A,B,C,D ở tển không có đáp án nào đúng nhé, còn nếu đề như mình sửa lại thì chọn (A) hay (D) thì đều đúng nhé! <3

3 tháng 10 2018

D

25 tháng 11 2021

D

25 tháng 11 2021

D

C. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.

25 tháng 11 2021

B

B. Ghi lại...tự sự.

25 tháng 11 2021

Tham khảo :

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

 

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

 

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

     Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo sang đô hộ . Chúng làm nhiều điều bạo ngược coi dân ta như cỏ rác . Lòng dân vô cùng oán hận

     Bấy giờ ở Lam Sơn có nghĩa quân nổi dậy , nhưng vì thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại . Dân ta thân trâu làm ngựa . Thấy vậy đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh giặc.

   Một đêm nọ , ở tỉnh Thanh Hóa , có một dân chài tên Thận đi thả lưới . Sau khi quăng lưới xuống thì kéo lên được một thanh sắt . Lê Thận quăng thanh sắt đi rồi ra chỗ khác để thả lưới . Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ thanh sắt , chàng quăng xuống . Lần thứ 3 vẫn thanh sắt ấy . Lấy làm lạ , Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.​

13 tháng 3 2023

Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây.

- Bối cảnh: Khi được giao viết về ước mơ của em.

- Nhân vật: Bum, bố mẹ, cô giáo

- Sự kiện chính:

+ Bum được ông nội trồng cho một cây ổi từ khi còn trong bụng mẹ.

+ Gia đình Bum chuyển nhà từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, xa bạn, xa cây ổi.

+ Cô giáo giao bài văn viết về ước mơ của em.

+ Bum ước mơ trở thành cây ổi.

+ Cô giáo gọi cho bố mẹ Bum.

+ Bố mẹ quyết định mang cây ổi lên trồng và cho các bạn xuống chơi với Bum.

- Chi tiết quan trọng:

+ Bài văn Bum viết về ước mơ biến thành cái cây

+ Cô giáo gọi kể cho bố mẹ Bum nghe về ước mơ ấy.

3 tháng 10 2016
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò.     Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
3 tháng 10 2016
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người . Chính vì vậy , những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.Ngày khai trường đầu tiên của các bạn như thế nào?Còn với tôi, đó là một buổi sang mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sang cho cả nhà. Nhì mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủminhf phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!” Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải luôn mồm thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói “Cứ từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã” Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay , các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lêntrong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãivaf khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn câyvowis đủ các lời hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình. Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiếuao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn mầu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắnghocj tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏnhuw các anh chị ấy. Sauk hi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn hopcj sinhnhieemj vụ năm học mới . Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra…mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em bé ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chi lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên . Tôi vừa nói, giọng nói nghen ngào trong tiếng khóc “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…” Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học song thì mẹ sẽ tới đón” Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học song hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ” “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!” Nói rồi chi chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên, nhưng cái hình ảnhcao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chiij đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi. Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả : Lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới . Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhôn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền,…” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
5 tháng 3 2023

* Những sự kiện chính trong văn bản gồm:

+ Trận chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, gồm 2 hiệp đấu.

- Hiệp đấu đầu tiên: Hai bên múa khiên Mtao Mxây múa trước tỏ ra yếu ớt, kém cỏi. Đến lượt Đăm Săn, chàng tỏ ra mạnh mẽ và tài giỏi hơn hẳn nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên ⇒ Đăm Săn đã đâm trúng Mtao Mxây nhưng không đâm thủng được áo giáp của hắn.

 

- Hiệp thứ hai: Được trời giúp, Đăm Săn đã ném chày trúng tai Mtao Mxây và đâm thủng được giáp của hắn.

+ Sự kiện Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

⇒ Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ về và cắt đầu Mtao Mxây bên ra đường khiến quân lính của Mtao Mxây bái phục và đi theo mình. Dân làng trong làng Mtao Mxây ngưỡng mộ và theo Đăm Săn về làng mới.

* Lời người kể chuyện: là những phần giới thiệu về bối cảnh, người kể truyện là người biết tất cả. Ví dụ:

- Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hinh Mặt Trăng, đầu cầu thang đếo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một chẻ đuế vẫn không sợ chật.

- Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiến hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ảnh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tọn như một vị thần, Hắn đóng một cái khổ sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dây nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.

 

+ Đăm Săn rung khiến múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ 69, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thi bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.

* Lời nhân vật: ví dụ

- Lời của Đăm Săn: Bở diễng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

- Lời của Mtao Mxây: Ta sợ ngươi đàm ta khi ta đang đi lắm.

- ….

* Chi tiết thần kì trong đoạn trích:

- Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

- Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng.

 

- Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Sự kiện chính:

+ Mtao Mxây đã đến phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ.

+ Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến để cứu người vợ của mình.

+ Đăm Săn và MtaoMxay giao tranh

+ Nhờ Trời giúp đỡ, Đăm Săn ném một cái chày tròn vào tai của kẻ địch, nên giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường.

+ Dân làng mở tiệc mừng chiến thắng của Đăm Săn và đón chào những dân làng mới.

- Lời người kể chuyện: Các lời miêu tả, giới thiệu về hoàn cảnh, tính cách, hành động nhân vật

- Lời nhân vật: đánh dấu bằng tên nhân vật in đậm ở đầu, có dấu gạch đầu dòng

- Chi tiết thần kì:

+ Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh, Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây

+ Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội

+ Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc

+ Ông Trời xuất hiện giúp Đăm Săn lấy cái chày mòn ném vào Mtao Mxay

+ Các chi tiết miêu tả ngoại hình kì vĩ của Đăm Săn