K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

k giùm nha :v

10 tháng 9 2018

ok mik cay cho

26 tháng 6 2018

số cây cà phê đội đó trồng được là:

1800 x 60 :100=1080 (cây)

số cây cao su đội đó trồng được là:

1800 x 10 : 100=180 (cây)

số cây hồ tiêu đội đó trồng được là:

1800-1080-180=540 (cây)

Đ/S:...

chúc bạn học tốt nha

26 tháng 6 2018

lý thuyết :tổng :100 nhân % thì ra kết quả

Số cây cao su là : 1800:100 nhân 10%=180 (cây)

Số cây cà phê là: 1800:100 nhân 60% =1080(cây)

Số cây hồ tiêu là: 1800-(180+1080)=540(cây)

Đáp số :cao su 180 cây

             cà phê 1080 cây

             hồ tiêu 540 cây

Nhớ cho mình nhé

28 tháng 10 2017

Sửa đề:

bon lop 7a , 7b , 7c , 7d lao dong trong cay va trong duoc 172 cay biet rang so cay cua lop 7a , 7b ti le voi 3, 4 so cay cua lop 7b , 7c la 5 , 6 so cay cua 7c , 7d la 8 , 9 . tinh so cay cua moi lop

Giải:

Gọi số cây trồng được của bốn lớp 7a, 7b, 7c, 7d lần lượt là a, b, c, d.

Theo đề ra, ta có:

\(a+b+c+d=172\)

\(\left\{{}\begin{matrix}a:b=3:4\\b:c=5:6\\c:d=8:9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}\\\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{6}\\\dfrac{c}{8}=\dfrac{d}{9}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{15}=\dfrac{b}{20}\\\dfrac{b}{20}=\dfrac{c}{24}\\\dfrac{c}{24}=\dfrac{d}{27}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\dfrac{a}{15}=\dfrac{b}{20}=\dfrac{c}{24}=\dfrac{d}{27}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\dfrac{a}{15}=\dfrac{b}{20}=\dfrac{c}{24}=\dfrac{d}{27}=\dfrac{a+b+c+d}{15+20+24+27}=\dfrac{172}{86}=2\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{15}=2\\\dfrac{b}{20}=2\\\dfrac{c}{24}=2\\\dfrac{d}{27}=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=30\\b=40\\c=48\\d=54\end{matrix}\right.\)

Vậy số cây trồng được của bốn lớp 7a, 7b, 7c, 7d lần lượt là 30 cây, 40 cây, 48 cây và 54 cây.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 10 2017

182 cay ma sao ban lai sua lai

30 tháng 11 2017

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

16 tháng 4 2016

Diện tích đất trồng cây cao su bằng số phần trăm đất trồng cây cà phê là :

480 : 320 = 1,5 = 150%

Diện tích đất trồng cây cà phê bằng số phần trăm đất trồng cây cao su là :

320 : 480 = 0,6666 = 66,66%

Đ / S : A : 150%

          B : 66,66%

16 tháng 4 2016

Diện tích đất trồng cao su so với diện tích trồng cà phê là:

                                                   480:320 =1.5=150%

Diện tích trồng cà phê so với diện tích trồng cao su là:

                                                      320: 480=0.3333333333....=33.333%

10 tháng 2 2018

Bài 3:

Gọi số hs trồng cây là x (hs)

Số hs làm vệ sinh là: 40 - x(hs)

Theo đề ra ta có:

x - (40 - x) = 8

<=> x - 40 + x = 8

<=> 2x - 40 = 8

<=> 2x = 48

<=> x = 24

Vậy số hs trồng cây là 24 ( hs)

28 tháng 9 2014

Lúc đầu số cây Na nhiều hơn số cây nhãn là:

82-28=54(cây)

số cây na là:

(602+54)/2=328(cây)

số cây nhãn là:

602-328=274(cây)

14 tháng 2 2016


Đổi 75%=3/4.Vậy số cam bằng 3/4 số bưởi.
Tổng số cây bằng số phần cây bưởi là: 3/4+3/4+1=5/2
Số cây bưởi là:30:5/2=12(cây)
Số cây cam=số cây chanh=3/4 số cây bưởi là: 3/4*12=9(cây)

14 tháng 2 2016

có ? cây mỗi loại

2 tháng 1 2016

544 cây và 328 cây

tick nhé

12 tháng 9 2016

giai han ra chu thi moi hieu duoc ngu qua kudo sinichi a !

23 tháng 3 2018

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.

Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.

Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.

Nhung bai van ta cay hoa phuong hay nhat hoc sinh lop 5

23 tháng 3 2018

tui giúp rồi đó mà câu tả lời đang chờ duyệt bấm ở dưới xem đi