K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2019

Đáp án B

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thể kỉ XIX.

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân triều đình đã phối hợp cùng nhân chống Pháp gây cho chúng nhiều khó khăn, khiến quân Pháp bị cầm chân tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 tháng.

- Khi Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình có chiến đấu nhưng tan rã nhanh chóng. Hơn nữa, nhân lúc Pháp gặp khó khăn lại chủ trương phòng thủ bằng cách xây dựng đại đồn Chí Hòa. Tư tưởng chủ hòa trong triều đình xuất hiện làm lòng người li tán. Sau đó lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

- Khi Pháp tấn công Bắc Kì lần 1 (1873) và Bắc kì lần 2 (1883) một số nhận vật tiêu biểu như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng thất bại. Triều đình vẫn nuôi ảo tưởng chống lại Pháp bằng con đường hòa hoãn. Lần lượt kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) rồi Hácmăng (1883) cuối cùng là Patơnốt (1884), Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Pa tơ nốt đánh dấu hoàn thành quá trình đầu hàng từng bước của triều Nguyễn cũng là đánh dấu sự hoàn thanh quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

18 tháng 9 2017

Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, triều đình Nguyễn đã thi hành chính sách cấm đạo, giết đạo. Điều này đã tạo ra cái cớ bảo vệ những người theo Thiên chúa giáo bị nhà Nguyễn đàn áp để liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

26 tháng 10 2018

Đáp án B

- Trước khi chiến tranh bùng nổ, Việt Nam và Pháp đã cùng nhau kí kết bản hiệp ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946. Trong khi phía Việt Nam nghiêm túc thực hiện hiệp định thì phía Pháp lại luôn tìm cách phá hoại, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi.

- Đặc biệt, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Pháp đã gửi tối hậu thư đòi phía Việt Nam phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động. Nếu phía Việt Nam tiếp tục nhân nhượng có nghĩa là đầu hàng. Để giành thế chủ động, phía Việt Nam đã quyết định phát động cuộc toàn quốc kháng chiến

=> Cuộc chiến tranh Việt- Pháp bùng nổ từ 19-12-1946 do phía Việt Nam phát động không chứng tỏ Việt Nam là kẻ hiếu chiến. Đây chỉ là hành động tự vệ để bảo vệ độc lập dân tộc

9 tháng 12 2019

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

25 tháng 4 2022

 THAM KHẢO

*  Về chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

Về kinh tế

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

- Về tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Về văn hóa và giáo dục 

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít. Đặc biệt càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.

23 tháng 3 2021

Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

23 tháng 3 2021

 - Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

 

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

 

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

 

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

 

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

 

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

 

- Kết quả: Đều thất bại

 

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

21 tháng 3 2018

Trong bối cảnh thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, thôn tính được nhiều vùng đất ở Đông Nam Á thì thực dân Pháp phải nhanh chóng tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương để biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp; làm căn cứ để tiến vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh hưởng của Anh ở khu vực

Đáp án cần chọn là: C