K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017

Đoạn thơ trên, ca ngợi tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp 1 cách lạ kì! Qua bao nhiêu gian nan thử thách , sức sống của dân tộc ta càng mãnh đẹp, càng tôn lên vẻ đẹp chân chất. Hình ảnh so sánh tổ quốc- bà mẹ là 1 phép so sánh gợi cảm, bình dị mà ý nghĩa sâu sắc. Tổ quốc cũng như bà mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho đứa con yêu của mình, suốt đời mẹ cucuwj khổ nuôi con mà vẫn im lặng, bình thản, không 1 lời thở than...

23 tháng 11 2017

bn coi ở đường link này nhé đây là câu hỏi của bn Hồ Linh Chi

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/171600.html
3 tháng 5 2021

Nêu cảm nghĩ của em về hai câu từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay tôi hứng

3 tháng 5 2021

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.

 

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Trước hết, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của chính nhà thơ với cậu bé này:

“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè”

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”

Nhìn dáng vẻ trẻ con, hồn nhiên của Lượm ai nghĩ được cậu bé có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn của mình. Nhưng đến câu thơ này vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giả phóng quân thực thụ, dù không khí mưa bom bão đạn xung quanh, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào nhưng cậu bé không hề sợ, không phải cậu bé không sợ chết mà vì thư cậu bé đang mang có đề “Thượng khẩn” tức là những thông tin mật rất gấp rút không thể chậm chễ vì vậy mà cậu bé bất chấp lao vào vòng đạn đạo “Sợ chi hiểm nghèo”. Những hành động của chú bé Lượm khiến người đọc không thôi cảm phục vì còn nhỏ nhưng chí khí lại không nhỏ chút nào.

“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi”

Khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu thể hiện sự bàng hoàng trước sự ra đi của chú bé Lượm, đó là khi nhà thơ chứng kiến cảnh Lượm bị trúng đạn địch và ra đi. Hình ảnh “dòng máu đỏ tươi” thật gây ám ảnh. Nó không chỉ làm cho nhà thơ mà cả người đọc cũng hết sức bàng hoàng, thương xót đến cực hạn, hình ảnh chú bé ngây thơ, yêu đời nằm đó, trên những bông lúa thật gây xúc động, đánh động vào tâm can của người đọc:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Vậy là chú bé Lượm đã ra đi, sự hồn nhiên yêu đời của chú bé chỉ còn lại trong hồi ức của nhà thơ cũng như trong tâm trí của người đọc. Hình ảnh Lượm nằm trên lúa khiến cho người đọc rơi nước mắt vì thương cảm, đau lòng vì chú bé đáng yêu ấy đã hi sinh sinh mạng bé nhỏ của mình, đó là sự dâng hiến cho quê hương, cho đất nước, dù có mất đi rồi thì hồn của cậu bé vẫn vương vấn nơi cánh đồng thơm mùi lúa. Dù mất đi rồi thì Lượm vẫn cậu bé Lượm mãi sống trong tâm trí của người đọc, đó là một hình ảnh thật đẹp.

BÀI VĂN

 

2 tháng 5 2021

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng 5 câu văn                                                                                                                                        "-À mẹ ơi con có con dế                                                                                                                                                                                         Luôn trong bao diêm con đây                                                         ...
Đọc tiếp

nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng 5 câu văn                                                                                                                                        "-À mẹ ơi con có con dế                                                                                                                                                                                         Luôn trong bao diêm con đây                                                                                                                                                                               Mở ra là con thấy ngay                                                                                                                                                                                         Con yêu mẹ bằng con dế"

0
20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

Đoạn thơ là thước phim kỉ niệm của người lính. Hình ảnh thơ được trình bày hiện thực, nhưng cô đọng và cảm xúc. Phép đối lập "áo anh", "quần tôi" không được dùng để thể hiện sự tương phản mà để nhấn mạnh sự hòa hợp của những người chiến sĩ cách mạng. Điều đáng chú ý là người lính luôn nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, từ "anh" luôn xuất hiện trước từ "tôi". Chính tình bạn đã sưởi ấm trái tim của những người lính để họ vẫn cười trong giá lạnh và vươn lên trên cái khổ cực, vất vả của thời chiến. Họ trao nhau những cái nắm tay đầy ấm áp động viên nhau vượt qua khó khăn. Ở những nơi khó khăn, thiếu thốn đủ điều như vậy, ta lại được chứng kiến tình người đích thực.